Lâm Gia Tân chĩa súng vào mặt tiến sĩ Chăm trong nước Print
Written by BBT Champaka.info   
Sunday, 30 June 2013 08:31
lam gia tan
Lâm Gia Tân

Lâm Gia Tân là con rể của Lưu Quang Sang, cựu dân biểu đã để lại một lý lịch đấu tranh vô cùng đen tối trong lịch sử cận đại của dân tộc Chăm, đã từng lôi kéo những thành viên trong gia đình (Bá Đình Lợi, Bá Văn Đông, Lâm Gia Tân, Lưu Quang Tuấn Huy, Lưu Văn Sáng)

vào chiến trường để bảo vệ một cách mù quáng chữ Chăm cải biến của Ban Biên Soạn hầu làm vừa lòng 2 nhân vật trong bè nhóm đó là Nguyễn Văn Tỷ, Quảng Đại Cẩn. Kể từ đó, tất cả những bài viết không đồng tình với Ban Biên Soạn hay có ý phản đối quan điểm của Nguyễn Văn Tỷ và Quảng Đại Cẩn đều có sự xuất hiện của “đội ngũ bút chiến” tung ra hàng loạt kể từ 2007 những bài chửi mắng, đe dọa, bôi bác để trù dập đối tượng thù địch và đổ lỗi hoàn toàn cho Ts. Po Dharma là người đầu đàn và Champaka.info là cơ quan thi hành chỉ thị.

 

 

Lâm Gia Tân là cây bút quá quen thuộc đối với độc giả Chăm, không phải là công tác viết bài nghiêm túc, mà là xử dụng văn chương vô cùng dơ bẩn để bôi bác Ts. Po Dharma về tội không đồng tình với chữ viết Chăm cải biến của Ban Biên Soạn. Bài viết của Lâm Gia Tân ngày 11-8-2010 nhằm mạ nhục Ts. Po Dharma là thí dụ điển hình.

 

Xem: Trả lời cho bài viết của Lâm Gia Tân về Po Dharma và Champaka

 

Thay đổi chiến dịch công kích

 

Tháng 5-2013 đánh dấu cho một khúc quanh mới trong xã hội Chăm, đó là chuyến công du của Quảng Đại Cẩn tại Hà Nội để phất cờ đã kích công khai các nhà khoa học và trí thức Chăm trong và ngoài nước không đồng tình với chữ Chăm cải biến của Ban Biên Soạn, lôi kéo cả “đội ngũ bút chiến” của Hà Nội viết hàng loạt bài có nội dung “vô văn hóa” nhằm bôi nhọ, phỉ báng và chà đạp lên thanh danh của một số trí thức Chăm trong và ngoài nước từ ngày 13-5-2013 cho đến ngày 9-6-2013 mà chúng tôi đã nêu ra trên web Champaka.info.

 

Xem: « Đội ngũ bút chiến » Hà Nội trở lại chiến trường chống trí thức Chăm

 

Sự hiện diện của Quảng Đại Cẩn vào tháng 5-2013 tại Hà Nội cũng là ngày đánh dấu cho sự thay đổi chiến dịch công kích của “đội ngũ bút chiến” không nhằm trù dập Ts. Po Dharma như mấy năm trước, nhưng chỉa súng trực tiếp vào các vị tiến sĩ và trí thức Chăm trong nước viết bài cho tác phẩm ““Ngôn ngữ Chăm, thực trạng & giải pháp” (2011), như Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẵn, Ts. Trương Văn Món, Ts. Bá Trung Phụ, Pts. Đàng Năng Hòa, Quảng Đại Tuyên, Sử Văn Ngọc, Thập Liên Trưởng, Đổng Văn Dinh, Bá Văn Quyến,, v.v.

 

Khởi đầu chiến dịch công kích vào tháng 5-2013

 

Nhằm yểm trợ tinh thần cho Quảng Đại Cẩn sang Hà Nội để bảo vệ chữ Chăm cải biến của Ban Biên Soạn, Lưu Quang Sang nhờ Thạch Ngọc Xuân đăng bài viết của ông trên mạng Nguoicham.com ngày 11-6-2013 mang tựa đề: “Sự phát triển ngôn ngữ Chăm thời Dương Tấn Phát”. Nội dung của bài viết chỉ nhằm chứng minh rằng chữ Chăm truyền thống được giảng dạy vào thời Dương Tấn Phát là sự thật, nhưng “hôm nay ngôn ngữ chữ viết Chăm vẫn được sử dụng rộng rãi và chính thức đưa vào trường lớp một cách bài bản”. Hay nói một cách khác, phương pháp dạy chữ Chăm của Ban Biên Soạn dưới chế độ cộng sản có “bài bản” hơn so với thời Dương Tấn Phát. Chính đó là thông điệp của Lưu Quang Sang.

 

Chỉa súng vào mặt các tiến sĩ va trí thức Chăm trong nước

 

Năm ngày sau, tức là ngày 16-6-2013, Lâm Gia Tân nói gót cựu dân biểu Lưu Quang Sang, tức là “cha rể” của mình để tiếp tay cho Quảng Đại Cẩn và “đội ngũ bút chiến” của Hà Nội, bằng cách lên tiếng trên mạng web Nguoicham.com mang tựa đề: “Cải cách hay không cải cách Akhar Thrah”. Mục tiêu của bài viết không bàn về qui luật ngôn ngữ chữ viết Chăm mà chỉ nhằm chỉa súng vào mặt các vị tiến sĩ Chăm trong và ngoài nước qua phong cách hành văn vô cùng lố bịch, dơ bẩn và vô văn hóa, chưa từng xảy ra trong văn chương Chăm hiện đại. Đây là bản án của Lâm Gia Tân dành cho các vị tiến sĩ Chăm trong nước mà BBT Champa.info đưa ra phân tích. Sau đây là nội dung chính yếu của bài viết:

 

1). Lên án trí thức Chăm viết bài trong tác phẩm: Ngôn ngữ Chăm, thực trạng & giải pháp

 

Lâm Gia Tân viết: “Sự tranh cãi hay hay bút chiến giữa bảo tồn và gìn giữ Akhar Thrah (…) đã đến mức cao trào (…) qua các bài viết của những người bảo vệ cải cách Akhar Thrah như Quảng Đại Cẩn, Đạo Văn Chi, Quảng Văn Chung v.v…và đối lập lại là những bài viết (…) của Thành Phần, Phú Văn Hẵn, Đàng Năng Hòa, Quảng Đại Tuyên và Sử Văn Ngọc (…). Có lẻ ông Dharma tin tưởng vào lực lượng nhóm khoa bảng Việt Nam sẽ củng cố được niềm tin của giới trẻ Chăm và sẽ áp đảo được sự phản đối ngày một tăng cao của giới trí thức Chăm trong cũng như ngoài nước"

 

Đây là đoạn văn nhằm chê bai Thành Phần, Phú Văn Hẵn, Trương Văn Món, Bá Trung Phụ, Đàng Năng Hòa, Quảng Đại Tuyên, Sử Văn Ngọc, Thập Liên Trưởng, Đổng Văn Dinh, Bá Văn Quyến, v.v. mà Lâm Gia Tân cho đó là những người khoa bảng viết bài trong tác phẩm “Ngôn ngữ Chăm, thực trạng & giải pháp” xuất bản vào năm 2011, không có giá trị gì về mặt khoa học.

 

Theo chúng tôi, nội dung của “Ngôn ngữ Chăm, thực trạng & giải pháp” chỉ nhằm phân tích những sai lầm trong sách giáo trình về chữ Chăm cải biến của Ban Biên Soạn, chứ không phải gây bè phái chống Lưu Quang Sang, Nguyễn Văn Tỷ hay Quảng Đại Cẩn.

 

Ai cũng biết Lâm Gia Tân là con rể của Lưu Quang Sang và người thân của Quảng Đại Cẩn. Nhưng không phải vì thế mà Lâm Gia Tân lại hùa theo “cha rể” của mình và Quảng Đại Cẩn để chỉ trích một cách vô cớ những vị tiến sĩ và trí thức Chăm trong nước là những người khoa bảng, chỉ biết chạy theo Po Dharma.

 

Lâm Gia Tân đừng quên rằng Akhar Thran là di sản thiêng liêng của dân tộc Chăm, chứ không phải là tài sản riêng tư của ông Lưu Quang Sang, Nguyễn Văn Tỷ và Quảng Đại Cẩn. Chính vì thế, 3 nhân vật này không có quyền sửa đổi, chỉnh lý hay cải biến một cách tùy tiện. Đó là thông điệp của dân tộc Chăm mà Lâm Gia Tân phải đọc kỷ lại.

 

2). Kết tội tiến sĩ Chăm trong nước tự đánh bóng và triệt hạ người khác

 

Lâm Gia Tân viết: “Mik wa đọc giả Chăm đều rõ khả năng những ông khoa bảng Chăm, có ông sau khi thầy bệnh nặng và mất thì chẳng thấy tác phẩm mới nào mà cứ lôi những bài viết cũ mang ra quảng cáo và tự đánh bóng mình và càng triệt hạ người khác thậm tệ với những từ hạ cấp ngược lại phong cách của một vị thường tự hào và tự tôn là có học vị cao”

 

Không ai phủ nhận Lâm Gia Tân là “con rể” của cựu dân biểu Chăm đang hợp tác với Nguyễn Văn Tỷ và Quảng Đại Cẩn để bảo vệ Ban Biên Soạn. Nhưng Lâm Gia Tân không có quyền dựa vào tư thế của gia đình “cựu dân biểu” hay phe nhóm của Ban Biên Soạn để phỉ báng, mạ nhục các vị tiến sĩ Chăm trong nước.

 

Lâm Gia Tân kết tội Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẵn, Ts. Trương Văn Món, Ts. Bá Trung Phụ, Pts. Đàng Năng Hòa, v.v. chỉ là thành phần trí thức Chăm tự “quảng cáo, đánh bóng, tự hào và tự tôn (…) triệt hạ người khác ”, nhưng Lâm Gia Tân không nêu ra những bằng chứng cụ thể để chứng minh lời nói của mình. Chính đó mà chúng tôi cho rằng Lâm Gia Tân chỉ là thanh niên Chăm làm nghề đánh giặc mướn cho “cha rể” của mình, cho bè nhóm của Ban Biên Soạn và “đội ngũ bút chiến” của Hà Nội.

 

Lâm Gia Tân là trí thức Chăm có học chứ đâu phải là người vô học. Chính vì thế, Lâm Gia Tân không có quyền dùng những thuật ngữ tháo mạ và dơ bẩn để bôi nhọ trí thức Chăm trong nước một cách vô cớ như thế. Thực tế mà nói, người đang dùng văn chương bút chiến để “triệt hạ người khác” là Lâm Gia Tân chứ không phải Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẵn, Ts. Trương Văn Món, Ts. Bá Trung Phụ, Pts. Đàng Năng Hòa, v.v.

 

3). Ám chỉ cho Ts. Thành Phần: “sau một đêm ngũ đã có bằng tiến sĩ”

 

Trong bài viết, Lâm Gia Tân tuyên bố rằng: “Có ông, sau một đêm ngủ, sáng ra thức dậy thành Tiến sỹ”. Đây là câu ám chỉ cho Ts. Thành Phần.

 

Thành Phần có bằng phó tiến sĩ cũng như hàng ngàn phó tiến sĩ người Kinh trong nước. Sau khi duyệt xét, chính phủ Việt Nam quyết định tăng bằng cấp cho những phó tiến sĩ tại Việt Nam vào thời điểm đó thành Tiến Sĩ, trong đó có Thành Phần. Đây là học vị do nhà nước Việt Nam ban cho chứ không phải do Thành Phần đút lót.

 

Thay vì viết bài chúc tụng Thành Phần là người Chăm có Tiến Sĩ, Lâm Gia Tân lại núp dưới lá cờ “đội ngũ bút chiến” của Hà Nội tìm cách bôi nhọ người đồng tộc bằng cách gán cho Thành Phần là nhân vật: “sau một đêm ngủ, sáng ra thức dậy thành Tiến sỹ”, chỉ vì Thành Phần không đồng tình với chữ viết của Ban Biên Soạn. Đây là lời tuyên bố quá “lố bịch và vô văn hóa” của một thanh niên Chăm xuất thân từ một gia đình của “cựu dân biểu” người Chăm.

 

Theo chúng tôi, lời tuyên bố này có sự đồng tình của ông Lưu Quang Sang. Nếu không cựu dân biểu này không bao giờ chấp nhận để yên “con rể” của mình có hành động thóa mạ và thiếu giáo dục như thế đối với Ts. Thành Phần.  

 

4). Ám chỉ cho Ts. Trương Văn Món chỉ viết một luận án, nhưng đạt ba bằng cấp

 

Trong bài viết, Lâm Gia Tân tỏ vẽ hành động lố bịch để ám chỉ Trương Văn Món như sau:

“Có ông, luận văn tốt nghiệp cử nhân lấy làm nốt cho Phó TS rồi đến TS”

 

Trương Văn Món làm luận án phó tiến sĩ với chủ đề mối liên hệ Champa và Mã Lai và phát triển thêm chủ đề này trong luận án tiến sĩ. Đây là qui luật tự nhiên trong ngành nghiên cứu. Lâm Gia Tân chỉ là thanh niên Chăm làm nghề lao động chân tay tại Hoa Hỳ để kiếm sống nuôi gia đình và vợ con chứ đâu phải là giáo sư ở Đại Học mà đứng ra phán xét luận án của Trương Văn Món.

 

Chỉ vì không đồng tình với chữ Chăm cải biến của Ban Biên Soạn, Lâm Gia Tân đưa Trương Văn Món ra bãi chiến trường để hạ nhục và trù dập. Theo chúng tôi, đây là hành động hiềm thù “Chăm giết hại người Chăm”. Có chăng Lưu Quang Sang và Nguyễn Văn Tỷ hay Quảng Đại Cẩn là người đứng sau hậu trường để bày vẽ những chiến lược của trận chiến này?.

 

5). Ám chỉ cho Ts. Phú Văn Hẳn và Ts. Bá Trung Phụ làm luận văn sai kiến thức

 

Nhằm triệt hạ Ts. Phú Văn Hẳn và Ts. Bá Trung Phụ, Lâm Gia Tân viết: “Có ông, làm luận văn sai kiến thức và câu phức không chuẩn bị thầy mắng và bảo viết lại cả luận văn”.

 

Lâm Gia Tân là người chạy theo phu nhân sang Hoa Kỳ để tìm kế sinh nhai chứ đâu phải là đại diện cho Bộ Giáo Dục Việt Nam để kiểm tra bằng cấp thiên hạ làm “sai kiến thức” hay làm “đúng với kiến thức”. Dựa trên danh nghĩa gì, Lâm Gia Tân kết tội Ts. Phú Văn Hẳn và Ts. Bá Trung Phụ làm “luận văn sai kiến thức”?

 

Đây cũng là thể loại văn chương bút chiến nhằm triệt hạ Ts. Phú Văn Hẳn và Ts. Bá Trung Phụ cũng vì họ không đồng tình với quan điểm của Lưu Quang Sang, Nguyễn Văn Tỷ và Quảng Đại Cẩn về chữ viết Chăm của Ban Biên Soạn.

 

Nhân danh một thanh niên Chăm chân chính, không ai hành động một cách “bỉ ổi” chống người đồng tộc như Lâm Gia Tân đã làm.

 

6). Chê bai tiến sĩ và trí thức Chăm trong nước không biết chữ Chăm

 

Lâm Gia Tân viết rằng: “Nay chẳng ông nào giỏi chữ viết Chăm mà hùa theo, cũng phô trương lập trường, quan điểm tự hủy thanh danh mình”.

 

Chữ Chăm truyền thống không có “paoh gak” và ký hiệu “traoh aw” phải có “dar tha”. Đây là qui luật của Akhar Thrah Chăm mà dân tộc Chăm hôm nay từ bậc tu sĩ, bô lão cho đến tầng lớp nông dân làm ruộng đều biết, ngoại trừ Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang, Quảng Đại Cẩn là 3 nhân vật công nhận chữ Chăm có “paoh gak”.

 

Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẵn, Ts. Trương Văn Món, Ts. Bá Trung Phụ, Pts. Đàng Năng Hòa, v.v. là thành phần trí thức Chăm. Họ có quyền bảo vệ qui luật Akhar Thrah do cha ông để lại. Thế thì tại sao Lâm Gia Tân lại kết tội cho họ là những người “hùa theo”, nhưng “hùa theo” ai? Đây là lời tuyên bố nhằm phỉ báng và mạ nhục người khác, không chinh phục ai cả.

 

7). Kết tội Ts. trong nước không tôn trọng pháp lệnh của Bộ Giáo Dục Việt Nam

 

Lâm Gia Tân viết: “Các ông là người của Bộ Đại Học và Giáo Dục Đào Tạo nhà nước Việt Nam lại phản đối giáo trình tiếng Chăm do Bộ này cho phép xuất bản, (…). Theo cá nhân tôi được biết, giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD-ĐT) là pháp lệnh (…) thế lại có những người Chăm khoa bảng ở Việt Nam không chuyên về ngôn ngữ Chăm yêu cầu phải thay đổi giáo trình chữ Chăm của BGD-ĐT. Mik wa đọc giả nghĩ sao???”

 

Tác phẩm “Ngôn ngữ Chăm, thực trạng & giải pháp” nhằm phản đối chữ viết Chăm cải biến của Ban Biên Soạn cũng do nhà nước Việt Nam cho phép xuất bản. Đây cũng là pháp lệnh. Thế thì tại sao Lâm Gia Tân không buộc Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang, Quảng Đại Cẩn phải làm theo “pháp lệnh” mà nhà nước Việt Nam đã ban cho tác phẩm “Ngôn ngữ Chăm, thực trạng & giải pháp” có nội dung phản đối Ban Biên Soạn.

 

Theo chúng tôi, lý luận của Lâm Gia Tân chỉ là luận điệu của “đội ngũ bút chiến” thường lập đi lập lại mà Lâm Gia Tân chép lại mà thôi.

 

8). Chê bai tiến sĩ Chăm trong nước chỉ biết “nói leo, nói theo”

 

Lâm Gia Tân viết: “Tiếc thay cho nhóm khoa bảng trong nước chưa đủ tầm, không tự đứng trên chính đôi chân của mình, “đi nói leo, nói theo” và muốn cùng chia lửa với ông Dharma mà tự đánh mất mình. Làm khoa học phải tư duy bằng cái đầu chứ không phải tư duy bằng con tim. Cái gì cũng có giá của nó”

 

Đây cũng là phong cách mạ nhục và phỉ báng vác vị tiến sĩ và nhà nghiên cứu Chăm trong nước thì đúng hơn.

 

Dân tộc Chăm dư biết Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẵn, Ts. Trương Văn Món, Ts. Bá Trung Phụ, Pts. Đàng Năng Hòa, v.v. là những người độc lập có tầm hiểu biết chứ không phải là người không có “cái đầu” như Lâm Gia Tân lý luận. Nếu họ không đồng tình với Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang, Quảng Đại Cẩn về chữ Chăm lai căng của Ban Biên Soạn là vì họ có lý trí để suy xét chứ không phải họ không có cái “đầu” để rồi theo Po Dharma như Lâm Gia Tân nêu ra.

 

Kết tội cho tiến sĩ và trí thức Chăm trong nước là những kẻ không có cái “đầu” là phong cách lý luận quá lỗ mãng mà dân tộc Chăm không bao giờ chấp nhận.

 

9). Lên án tiến sĩ chăm trong nước “kết bè tạo phái trù dập” người khác.

 

Lâm Gia Tân viết rằng: “Được nâng đỡ có học vị, học hàm là để nghiên cứu văn hóa Chăm chứ không phải để kết bè tạo phái trù dập và triệt hạ những người không cùng lập trường quan điểm.

 

Nhân danh nhà nghiên cứu, các vị tiến sĩ Chăm trong nước nghĩa vụ và bổn phận bảo tồn Akhar Thrah Chăm truyền thống do cha ông để lại. Nếu cho rằng các tiến sĩ Chăm trong nước “kết bè tạo phái trù dập” Lưu Quang Sang, Nguyễn Văn Tỷ và Quảng đại Cẩn về tội cải biến chữ Chăm thì đúng ơn. Và sự “trù dập” này sẽ tiếp diễn trong tương lai nếu Lưu Quang Sang, Nguyễn Văn Tỷ và Quảng đại Cẩn không trả lại cho dân tộc Chăm, Akhar Thrah truyền thống của họ. Đây là thông điệp của dân tộc Chăm mà Lâm Gia Tân phải đọc lại cho kỷ.

 

10). Kết tội Ts. Chăm trong nước có cái nhìn thiển cận, cảm tính và không khoa học.

 

Lâm Gia Tân viết: “Được nâng đỡ có học vị, học hàm (…) các vị không dựa trên nền tảng kiến thức sâu rộng (connaissance générale) nên có cái nhìn thiển cận, không trông xa thấy được rộng mà làm việc theo ý riêng tư, cảm tính và không khoa học”.

 

Ai cũng biết, Lâm Gia Tân học hành cũng chưa tới đâu và tầm hiểu biết về văn hóa Chăm cũng chưa đạt tiêu chuẩn. Chính vì thế Lâm Gia Tân không nên đứng ra chê bai người khác như Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẵn, Ts. Trương Văn Món, Ts. Bá Trung Phụ, Pts. Đàng Năng Hòa, v.v là những nhà nghiên cứu có “cái nhìn thiển cận, theo ý riêng tư, cảm tính và không khoa học”.

 

Đây là phong cách lý luận của một thanh niên Chăm thiếu tư cách để “triệt hạ” người khác không đồng tình với bè nhóm của Lâm Gia Tân hơn là bài phân tích nghiêm túc về xã hội Chăm.

 

11). Phản đối trí thức Chăm trong nước hưởng ơn mưa móc Po Dharma

 

Lâm Gia Tân viết: “nhiều người Chăm, trí thức Chăm kể cả những người thuộc nhóm khoa bảng ở Việt Nam đều tin từ bấy lâu nay, hưởng ơn mưa móc của ông Dharma, viết bài viết sách phụ họa”

 

Đây cũng là văn chương phỉ báng, bịa ra cốt chuyện để lên án người khác. Vì rằng những vị tiến sĩ Chăm trong nước như như Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẵn, Ts. Trương Văn Món, Ts. Bá Trung Phụ, Pts. Đàng Năng Hòa, v.v, ai cũng có nghề nghiệp, có đường hướng đấu tranh để bảo vệ Akhar Thrah Chăm do cha ông để lại, chứ không có người nào đang hưởng ơn mưa móc của Po Dharma để bảo vệ di sản văn hóa này như Lâm Gia Tân nêu ra.

 

nguyen van ty 4 copy sang 10 copy can 10
Nguyễn Văn Tỷ Lưu Quang Sang Quảng Đại Cẩn

Ba nhân vật Chăm đang bảo vệ cho chữ viết cải biến lai căng

của Ban Biên Soạn

 

Thói quen của thanh niên Chăm “lố bịch và vô văn hóa”

 

Chúng tôi không ngạc nhiên cho lắm khi đọc qua bản án có nội dung dơ bẩn và quá lỗ mãng mà Lâm Gia Tân đã dành cho các vị tiến sĩ và nhà nghiên cứu Chăm trong nước. Vì rằng Lâm Gia Tân đã từng nằm trong đội ngũ bút chiến dùng những thuật ngữ “lưu manh và vô văn hóa” để sỉ nhục, phỉ báng Ts. Po Dharma vào năm 2010 mà chúng tôi xin trích lại:

 

• Ts. Po Dharma là kẻ “ngây ngô và không một chút am hiểu về chính trị (…) thiếu suy luận với tâm trạng không được bình tĩnh (...) là người có tâm thức không ổn định (…) không đủ kiến thức để bàn luận và phê bình ở tất cả mọi lĩnh vực văn hóa Champa”

 

• Ts. Po Dharma là một nhân vật “làm khoa học mà không biết suy luận mà cứ trích các bài viết của người khác thì không bao giờ có những phát hiện mới, sáng tạo hay phát minh bao giờ!!!!” (…) không hiểu tầm quan trọng của sự suy diễn (...)

 

• Ts. Po Dharma “nói tiếng Pháp có giọng người Châu Phi” khi lấy được bằng Tiến Sĩ, Po Dharma tự đặt tên cho mình là Po mà Lâm Gia Tân cho đó “là hành động phạm thượng với thần Yang người Chăm”, là người không lương thiện về tội “cạo sửa trong tờ khai của một sinh viên người Việt sang Pháp du học để lấy tiền học bổng nhiều hơn của Cộng Hòa Pháp”

 

• Ts. Po Dhrma là nhâ vật không làm gì cho dân tộc Chăm: “Mik wa nhìn lại xem từ trước cho đến nay anh Dharma đã làm được những gì cụ thể về đoàn kết và xây dựng cho cộng đồng người Chăm trong nước cũng như hải ngoại”, là vị tiến sĩ “đã dùng những từ đao to búa lớn để áp đảo, chụp mũ đối phương (...) mạnh dạng phê bình từ bài viết của nhiều người trên nhiều lĩnh vực kể cả phê phán người khác mà không tự xét lại mình”

 

• Ts. Po Dharma không có tầm hiểu biết về “vấn đề ngữ nghĩa”. Chính vì thế Po Dharma mới đưa ra một định nghĩa khôi hài: “Xã hội là không gian liên đới”. Nghe đến định nghĩa này, Lâm Gia Tân muốn buồn nôn ói mửa để rồi Lâm Gia Tân phải thốt ra lời nói vô cùng thô bỉ:   “Hỡi ơi Mik wa!!!!! Không gian liên đới giữa con chó với con mèo hay con trâu với con bò ???? “.

 

• Tôi đã “lột trần” sự thật về anh Dharma giữa Mik wa và lịch sự chừa lại cái quần nhưng anh không biết xấu hổ mà còn muốn tôi “lột truồng luôn” thì mới thừa nhận. Có lẻ anh không còn biết đến xấu hổ. Nhưng chỉ phải tội là anh bạn xấu số của tôi phải lãnh đủ và chắc chắn gặp phải rắc rối.

 

Kết luận

 

Những gì Lâm Gia Tân nêu ra trong bài viết chỉ là bản án của “đội ngũ bút chiến” dành cho các vị tiến sĩ và nhà nghiên cứu Chăm trong nước không đồng tình với chữ viết Chăm cải biến của Ban Biên Soạn. Lâm Gia Tân đọc tiếng Chăm chưa rành và viết tiếng Chăm còn sai chính tả, thế thì đâu là nguyên nhân đã đưa đẩy Lâm Gia Tân phải ra chiến trường chà đạp lên thanh danh của các tiến sĩ Chăm trong và ngoài nước một cách “vô văn hóa” như thế?

 

Lâm Gia Tân và Lưu Quang Sang hiện đang sống trong một mái nhà tại Hoa Kỳ. Ngày 11-6-2013 Lưu Quang Sang đăng bài viết để bảo vệ cho Ban Biên Soạn. Năm ngày sau (16-6-2013), Lâm Gia Tân viết bài cũng nhằm bảo vệ cho Ban Biên Soạn và “dập trù” các vị tiến sĩ Chăm. Thế thì ai là người đứng sau hậu trường để điểu khiển chiến trường của Lâm Gia Tân?

 

Chúng tôi không ngạc nhiên cho lắm về bàn tay và mưu trí của Lưu Quang Sang. Ông ta là cựu dân biểu, một người đại diện “cho dân” nhưng lại “mị dân”, đã từng vân động Bá Đình Lợi (anh rể), Bá Văn Đông (em rể), Lâm Gia Tân (con rể) Lưu Quang Tuấn Huy (cháu ruột), Lưu Quang Sáng (con ruột) làm nghề “bút chiến” chống lại những ai không theo Ban Biên Soạn, nhất là Ts. Po Dharma và mạng web Champaka.info. Hôm nay Lưu Quang Sang lôi kéo thêm Lâm Gia Tân (con rể) vào chiến trường là vấn đề quá tự nhiện. Nhưng việc đáng trách nhất là Lâm Gia Tân dùng bao thuật ngữ “quá lỗ mãng và vô văn hóa” để bôi bác trí thức Chăm trong và ngoài nước, mặc dù những vị tiến sĩ này không ăn lương đồng bào Chăm và chưa làm gì làm tổn thương đế danh dự, quyền lợi và di sản văn hóa Chăm. Đây là hiện tượng tang thương và bi đát nhất đang diễn ra trong không gian của xã hội Chăm hôm nay mà dân tộc Chăm nên xem đó là bài học đáng ghi nhớ.

 

luu-quang-sang ba dinh loi b-v-dong
Lưu Quang Sang Bá Đình Lợi Bá Văn Đông

 

lam gia tan huy 1 sang 10-1
Lâm Gia Tân Lưu Quang Tuấn Huy Lưu Quang Sáng

 Đây là 6 thành viên nằm trong gia đình của cựu dân biểu

Lưu Quang Sang làm nghề bút chiến

 

Những bài có liên quan:

 

Cựu dân biểu Lưu Quang Sang phủ nhận lễ ra mắt Lịch Sử Champa

Quảng Đại Cẩn: Hiện tượng của một vị Pts. người Chăm

Trả lời cho bài viết của Ts. Q. Đ. Cẩn về qui luật chữ viết Chăm

30 năm khủng hoảng ngôn ngữ và chữ viết Chăm

 

Trả lời cho bài viết của Lâm Gia Tân về Po Dharma và Champaka

Lâm Gia Tân vu khống Po Dharma tham nhũng tiền của Thành Phần

 D. Nguyen trả lời cho thái độ của Lâm Gia Tân

Hiện tượng Bá Văn Ðông trong bối cảnh xã hội Chăm

L. Q. Sáng: Po Dharma là “Giáo Chủ Điếc” và Musa là “Chiến Binh Mù”

Musa góp ý với Lưu Quang Sáng về xã hội Chăm

 

T. N. Xuân không nên làm thuê cho « đội ngũ bút chiến » của Hà Nội !

Tổ chức người Chăm trước « đội ngũ bút chiến » của Hà Nội

Sự ra đời tổ chức nặc danh của Nguyễn Văn Tỷ

Những hoạt động của tổ chức nặc danh Nguyễn Văn Tỷ

Tổ chức nặc danh số 24 của Nguyễn Văn Tỷ lại xuất hiện 2010