Chế Linh trả lời cho Hội Luận Champa II Print
Written by BBT Champaka.info   
Thursday, 09 August 2012 07:29
che linh 9 copy
Chế Linh

Vào tháng 10 năm 2010, Chế Linh viết email gởi cho bà con Chăm chính thức công nhận xã hội Chăm đang trải qua cơn khủng hoảng và kêu gọi bà con Chăm nên ngồi lại để “giải quyết các vấn đề hầu hàn gắn lại vết thương”. 

 

Ngày 20-11-2010, Chế Linh tiếp tục kêu gọi bà con Chăm: “Thưa quý vị, (...) Qua những vụ việc đã xãy ra, nghiệm thấy thật oan uổng, thật phí phạm lẫn bất lợi cho dân tộc ta. Vì thế, tôi khẩn thiết kêu gọi quý vị hãy cùng tìm giải pháp hầu chấm dứt mọi sự tranh cãi và rất cần đến sự rộng lượng thông cảm để cùng tha thứ cho nhau trên mọi gốc độ, vì ta cùng Đồng Tộc Chăm Hẩm Hiu. Đây là ý kiến của tôi: Nếu có những điều gì không bằng lòng hay có những điều nghịch ý nhau (…) Chúng ta cứ thẳng thắn trao đổi với nhau (,,,) đó là giải pháp tốt nhứt”.

 

Gần đây, ngày 8 -8-2012 Chế Linh lại viết email thông báo với bà con Chăm rằng ông sẽ không có mặt trong ngày Hội Luận Champa II do Hội Đồng Phát Triển Văn Hóa Xã Hội Champa tổ chức vào ngày 1-9-2012 tại San Jose, Hoa Ky.

 

bieu ngu

 

Qua hai nội dung email của Chế Linh gởi cho bà con Chăm, độc giả càng thấy rõ là Chế Linh tự mâu thuẫn với chính mình (email kêu gọi đoàn kết và email thông báo không tham gia sinh hoạt đoàn kết cộng đồng Chăm). Có chăng, ca sĩ Chế Linh là một nhân vật không biết giữ lời hứa với bà con Chăm và không giữ lời thề trước bàn thờ của tổ tiên mình!

 

Đây là bức thư của Chế Linh gởi cho ban tổ chức Hội Luận Champa II, nhưng nội dung không mang tính cách xây dựng, thanh ra BBT Champaka.info không đưa ra để bàn luận.  Format Pdf, xin bấm vào đây để xem chi tiết. 

 

Bài đọc thêm: 

Ðại Hội 2007: Hiện tượng ca sĩ Chế Linh

Phỏng vấn Po Dharma về Chế Linh

Trả lời cho quan điểm đoàn kết của Chế Linh

Chế Linh trở lại chiến trường xã hội người Chăm 2009

Nội dung 19 email của Chế Linh nhằm tẩy chay một số trí thức Chăm

Ba năm sau, Chế Linh giải thích về Đại Hội Champa 2007

Chế Linh quay lưng với di sản lịch sử Champa