Sự ra đời chính phủ Chăm lưu vong của Thành Đài Print
Written by BBT Harak Champaka   
Tuesday, 20 March 2012 03:16
luu vong
Hiệu kỳ chính phủ Chăm lưu vong

Qua các email gởi cho cộng đồng Chăm, Thành Ðài lúc nào cũng tự tôn mình là người Chăm duy nhất có đủ khả năng để triển khai những dự án xã hội, chuyên về mô hình tổ chức dân sự và sẽ đưa vấn đề dân tộc Chăm lên diễn đàn quốc tế. Ðể đánh dấu cho cuộc phiên lưu mạo hiểm trong nghề làm chính trị, Thành Ðài gởi cho bà con Chăm lần đầu tiên vào năm 2002 một dự án thành lập Hội Liên Hiệp Quốc Tế Phục Hưng Dân Tộc Chăm, tiếp đó là sự ra đời của hàng loạt tổ chức mà Thành Ðài trưng bày trong email: Liên Hiệp Phục Hưng Dân Tộc Chăm, Liên Ðoàn Dân Tộc Chăm Campuchia, Viện Bảo Tàng Champa tại Campuchia, Ðại Học Champa tại Campuchia, Liên Ðoàn Champa Quốc Tế, Hội Ðồng Champa Thế Giới, Quỹ Di Sản Văn Hóa Champa, Ngoại Giao Dân Sự Bắc Âu-Ðông Nam Á, Hội Ðồng Kiều Bào Chăm Hải Ngoại, Trung Tâm Văn Hóa Chăm tại Campuchia, Quỹ Phát Triển Cộng Ðồng Chăm ở khu vực sông Mekong.

Vào tháng 3 năm 2009 dân tộc Chăm không thể bỏ qua một biến cố vô cùng trọng đại, đó là ngày 18-3-2009, Ts. Thành Ðài, một người Chăm duy nhất sinh sống tại Thụy Ðiển, quyết định hình thành “Chính Phủ Chăm Lưu Vong”.

Ðứng trên phương diện pháp lý, Thành Ðài hay bất cứ ai đều có quyền thành lập “Chính Phủ Chăm Lưu Vong” tại các nước tự do dân chủ. Nhưng trọng tâm của vấn đề không phải là thành lập một chính phủ mà là phải trả lời cho câu hỏi: trong bối cảnh chính trị và xã hội Chăm hôm nay, Thành Ðài có nên thành lập một “Chính Phủ Chăm Lưu Vong” hay không và ai là thành phần trí thức Chăm tại hải ngoại tham gia trong nội các của chính phủ lưu vong này.

Ai cũng biết, “Chính Phủ Chăm Lưu Vong” hoàn toàn do Thành Ðài và phu nhân là Ðào Thị Thanh Hương sáng tác. Nhưng nói đến “Chính Phủ Chăm Lưu Vong” dù là chính phủ “Ma” đi nữa, thì người ta hiểu ngay đây không phải là mô hình của một hội đoàn, mà là một tổ chức chính trị nhằm phục hưng lại vương quốc Champa nằm trên lãnh thổ lịch sử của dân tộc này, đó là miền trung Việt Nam, mặc dù Thành Ðài đã tốn công giải thích rằng đây không phải là mật trận đấu tranh chính trị nhằm đòi chủ quyền trên lãnh thổ Champa và đối tượng của “Chính Phủ Chăm Lưu Vong” này không phải là đồng bào Chăm ở Việt Nam mà là người Chăm sinh sống ở nước ngoài.

 

(Nguồn tư liệu : Harak Champaka số 40, ngày 11-3-2010)

 

 

Bài liên quan :

Thanh Hương tẩy chay Po Dharma và Musa Porome
Adb. Karim : Ðôi lời với bà Thanh Hương
Trả lời cho bài viết của Thành Thanh Hậu
Musa trả lời cho Thành Ðài
Quan điểm của Dominique Nguyen về thái độ của Thành Đài
Ðại hội 2007: Thư trả lời cho Thành Ðài và Chế Linh
Thành Đài : Một hiện tượng trí thức Chăm tại Hải ngoại
Vấn đề chính phủ Chăm lưu vong của Thành Ðài
Thành Đài khai tử Chính Phủ Chăm Lưu Vong
Ðoàn đại biểu về các vấn đề dân tộc Chăm của Thành Đài
Chuyến công du của Thành Ðài tại Thái Lan ?
Thành Ðài trở lại chiến trường hạ bệ Musa Porome
Thành Ðài : Thành viên Champaka chỉ là những người thất học