Nữ thần Champa bị đánh cắp 16-7-2013 : Bia Than Can hay Than Cih ? Print
Written by Administrator   
Wednesday, 17 July 2013 04:21
10

Ngày 16-7-2013, web Gulpataom.com loan tin rằng vào khoảng 6 giờ sáng ngày 16-7-2013, người trông coi di tích tháp phát hiện pho tượng Bia Than Can trong tháp Po Rome đã biến mất. Bia Than Can là vợ thứ của vua Po Rome (1627-1651), một triều đại gốc dân tộc Churu nằm quyền hành lâu nhất, từ năm 1627 cho đến vua Cei Brei (1783-1786), tức là Po Ceng chạy sang Campuchia lánh nạn.

 

Trước đó, sáng ngày 15/7/2013 bà con và chức sắc Chăm ở thôn Hậu Sanh-Ninh Phước-Ninh Thuận đã tiến hành làm lễ mở cửa tháp Po Rome theo phong tục. Sau khi xong phần nghi lễ, cửa tháp được đóng lại vào buổi chiều hôm đó thì pho tượng vẫn còn. Đến sáng ngày 16-7-2013 người trông coi ngôi tháp mở lại cửa tháp thì phát hiện pho tượng Bia Than Can đã biến mất không rõ nguyên nhân.

 

Tháp Po Rome xây dựng vào thế kỷ XVII, được xếp hạng di tích cấp quốc gia và hiện đang được Bảo tàng Ninh Thuận quản lý. Bên trong tháp Po Rome có tượng Po Rome, được tôn thờ qua hình tượng Mukhalinga, tức là Linga có khuôn mặt. Bên cạnh Ngài là tượng nữ thần mà người Chăm gọi là hoàng hậu Bia Than Can. Bên ngoài tháp Po Rome còn có tượng hoàng hậu Bia Than Cih, gốc dân tộc Chăm.

 

Bia Than Can là người vợ thứ của vua Po Rome. Tất cả bài viết từ năm 1905 dưới thời Pháp thuộc cho đến 1975 đều cho rằng tượng nằm bên cạnh Po Rome trong Kalan (đền chính) là Bia Than Can, gốc người Kaho hay E-đê. Sau năm 1975, những nhà viết lách trên báo chí Việt Nam thường nhằm lẫn giữa Bia Than Can (gốc Kaho hay Eđê) với Bia Than Cih (gốc Chăm) nằm bên ngoài tháp.

 

Câu chuyện các pho tượng trên tháp Po Rome (Ninh Thuận) bị mất cắp đã từng diễn ra dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa sau năm 1975 :

 

• Năm 1982, vương miện Po Rome bằng vàng ròng bị đánh cắp ngay tại ngôi miếu nằm trong làng Hậu Sanh.

 

• Ngày 20-7-1991, tượng hoàng hậu Bia Than Cih nằm bên ngoài tháp Po Rome bị cắt đôi ngang lưng và mất đi phần đầu.

 

• Ngày 6-10-1994, bọn trộm cạy cửa tháp Po Rome vào dịp Kate để đánh cắp tượng thứ hậu Bia Than Can đem chôn kín gần góc đài liệt sĩ huyện Ninh Phước. Hôm sau, Bia Than Can mới được quay trở về ráp nối với thân mình còn dính lại ở bệ tượng.

 

• Ngày 11-3-1993 pho tượng của Bia Than Can trong tháp Po Rome bị đánh cấp một lần nữa. Năm 1994, nghệ sĩ điêu khắc người Chăm là Thành Văn Sưởng được bảo tàng Ninh Thuận yêu cầu phục chế lại tượng Bia Than Can và đưa trở lại tháp để người Chăm thờ phượng.

 

• Ngày 16-7-2013, tượng Bia Than Can bị mất cắp một lần nữa, dù pho tượng này chỉ là đồ giả do Thành Văn Sưởng thiết kế lại.

 

Pho tượng bị đánh cắp là thứ hậu Bia Than Can

hay hoàng hậu Bia Than Cih ?

 

Ngày 16-7-2013, mạng web Gulpataom.com cho biết: « Tượng Thứ hậu Bia Than Can trong tháp Po Rome bỗng dưng biến mất ». Ngày 17-7-2013, web Inrasara.com loan tin ngược lại : « Hàng mã… Bia Than Cih bị mất ». Thế thì pho tượng bị đánh cắp là Bia Than Can hay Bia Than Cih ?

 

Trong bài viết, Inrasara cho rằng: “Hôm qua, mt tin động tri: tượng Bia Than Cih trong lòng tháp Po Rome-Ninh Thun b đánh cp. Kt ni,  đây ch là tượng sao li để đặt vào ch cũ ca hoàng hu người Êđê này bên cnh vua Rome… Du sao, câu chuyn tượng gi b mt này cũng rt đáng lên tiếng cnh báo tht”.

Nếu Inrasara cho rằng tượng nữ thần gốc Eđê trong tháp Po Rome bị đánh cấp ngày 16-7-2013, thì tượng này phải là pho tượng mang tên là Bia Than Can chứ không phải là Bia Than Cih như Inrasara đã nhầm lẫn. Tại sao một nhà văn và chuyên gia nghiên cứu về Chăm không nắm vững nguồn gốc lịch sử phu nhân của vua Po Rome, một di sản văn hóa của dân tộc Chăm?

Inrasara không có thì giờ để biết Bia Than Cih là ai, nhưng Inrasara bỏ ra hàng ngàn giờ để viết câu chuyện Chân dung cát và  Hàng mã kí c, mà tác giả gọi là “ngôn t văn chương” để chê bai vua Po Rome và vợ con của Ngài qua lối hành văn “ thiếu văn hóa”, một thể loại văn chương chỉ xảy ra duy nhất trong Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Vì rằng tại quốc gia tân tiến có chủ quyền, luật pháp trừng trị vô cùng khắc khe những ai, nhân danh nhà viết thơ hay viết văn, dùng ngòi bút của mình để chê bai lịch sử mà không nêu ra những bằng chứng cụ thể.

Po Rome, dù sao cũng là vị vua Champa. Chính vì thế, Inrasara không có quyền dựa vào quyền lực nhà nước Việt Nam để chà đạp lên thanh danh của những nhân vật lịch sử Champa một cách dã mang và vô tội vạ. Thế thì khẩu hiệu “không ai có thể hát thay chúng ta” mà Inrasara đưa ra, chỉ là chủ thuyết lừa gạt độc giả thì đúng hơn.

* * 

Ngày 13-7-2013, Champaka.info có đăng bài bình luận về thực trạng đạo đức xã hội suy đồi, một « căn bệnh giả dối nặng nhất, chí tử nhất, toàn diện nhất » đang hoành hành trong xã hội Việt Nam khiến người ta không còn thật sự tin vào bất cứ điều gì nữa. Đánh cấp pho tượng Bia Than Can, nữ thần Champa vào ngày 16-7-2013 chỉ là sự nối tiếp trong hàng ngàn biến cố trộm cắp hôm nay.

Việt Nam là quốc gia nổi tiếng về lực lượng công an hùng mạnh và "đội ngũ bút chiến" tinh xảo có mục tiêu để theo dõi và trù dập những ai không đồng tình với đảng và nhà nước, chứ không phải bảo vệ an ninh và tài sản cho quần chúng. Kể từ đó, trộm cấp hay tàn phá đền tháp Champa không phải là vấn đề ưu tiên của tổ chức công an.

 

5- po rome
Nữ thần Bia Than Can (bên trái) bị đánh cấp ngày 16-7-2013

 

Phụ lục

Dù là bài tin tức, nhưng Inrasara cũng tìm cách miệt thị cho bằng được vua chúa Champa

 

Inrasara: Hàng mã… Bia Than Cih bị mất

Inrasara.com 17-7-2013

 

Hôm qua, mt tin động tri: tượng Bia Than Cih trong lòng tháp Po Rome – Ninh Thun b đánh cp. Kt ni,  đây ch là tượng sao li để đặt vào ch cũ ca hoàng hu người Êđê này bên cnh vua Rome… Du sao, câu chuyn tượng gi b mt này cũng rt đáng lên tiếng cnh báo tht.

Để hiu thân phn hoàng hu này, xin trích đon Hàng mã kí c, 2011 (nh, đây là ngôn t văn chương):

Ông (Ppo Rome) là v vua văn võ song toàn cui cùng. Nhưng tương kế tu kế, ch gì Chúa Sãi Nguyn Phúc Nguyên chu cho không biếu không con gái cưng! Sau khi tin Ngc Khoa phá nát ni b triu đình địch, Chúa Sãi xua quân xâm chiếm Champa, giết chết Ppo Rome.

Ông chết, con cái dòng máu Malaysia vi vã lên thuyn v quê ngoi. Bia Than Cih v c không chu lên giàn ha, tượng bà b cho nm nhà ngoài, riêng tượng Bia Than Can được dng ngay trong lòng tháp, cnh ông chng – m áp. m áp cho đến cui thế k hai mươi, bn trm cy ca cp đi ngay trong đêm linh thánh Katê 6-10-1994. Trước đó, ngày 20-7-1991, v c ông b ct đôi ngang phn dưới bng, bng đi. Bà báo mng cho hay mình đang nm cô đơn lnh lo ti góc đài lit sĩ huyn Ninh Phước, cách tháp tám cây s đường chim bay. Thế là hôm sau bà mi được quay tr v ráp ni vi thân mình còn dính li b tượng, để ri cui rt cũng đã theo ni tham sân si ca loài người bit tích vào ngày 11-3-1993. Riêng tượng BiaUt nm chng khu ngoài đồng trng chng ai ngó ngàng ti. Chăm ghét b bà làm cho nước h mt, đã hành x thế. Ha sĩ Đàng Năng Th bng con mt nhà ngh cho đấy là bc b hư trong quá trình đục đẽo, được mang chôn giu trong rng. Rng b phá khiến tượng l thiên là chuyn ca sau này. Bi nó cùng phong cách tượng Bia Than Can. Chăm oán Ppo Rome, mi ln la con cháu c réo tên ông ra mà ra. Như mt cách giáo dc bn tr. Oán thì oán, nhưng th c th.

Lch s là m vô trt t h ln. Nó không trôi êm , phng lng mà luôn dch biến bt ng và b/ được k đầy sai bit.

Định mnh ca v vua mt nước càng thê thm hơn. Trước tiên là ca chính ngôi tháp bng đá b đập v hi đầu thp niên năm mươi ca thế k trước được thay bng ca g. Cùng năm tháng đó, tượng Shiva ca chính din biến tiêu vô tăm tích. Đau hơn na là s c 1982, vương min ngài vi hơn hai cân by vàng ròng b hai tên Chàm gian chính hiu đánh cp ngay ti ngôi miếu nm trong làng Hu Sanh. Ppo Rome đã phi chu cnh đơn chiếc trong lòng tháp lnh. Vương min không còn, mt bà v được ông cưng chiu nht phn bi ông, ba bà v b mt, c châu thân ngài cũng b đục st mũi, m trán. Ri còn gì na, ngày mai? Mt thân phn ti nghip, như tháp mang tên ngài n mt v đẹp suy tàn ti nghip.