Hội Luận : Làm thế nào để dân tộc Chăm tồn tại trong thế kỷ 21 Print
Written by BBT Champaka.info   
Friday, 03 August 2012 06:17
logo 10

Lần đầu tiên trong lịch sử, trí thức Chăm tại hải ngoại quan tâm đến định mệnh sống còn  của dân tộc Chăm trong thế kỷ thứ 21. Để trả lời cho câu hỏi này, Hội Đồng Phát Triển Văn Hóa Xã Hội Champa đứng ra tổ chức vào ngày 1 tháng 9 năm 2012 tại hội trường Le Petit Trianon Theatre, 72 N. 5th Street, San Jose, CA 95112 (Hoa Kỳ), từ từ 2:00 giờ đến 5:30 giờ chiều, buổi Hội Luận Champa lần thứ II mang chủ đề:




Làm thế nào để dân tộc Chăm tồn tại trong thế kỷ 21

 

Gần 4 thập niên qua, dân tộc Chăm đang gánh chịu bao biến cố thăng trầm mà không ai có thể đo lường được thế nào là định mệnh sống còn của họ trong thế kỷ thứ 21 này.

Biến cố chính trị vào năm 1975 đã tàn phá trong chốc lác mọi giá trị truyền thống của dân tộc Chăm để thay vào đó một mô hình xã hội mới, không còn định nghĩa như là không gian liên đới giữa những thành viên tự nhận diện mình là dân tộc Chăm cùng chung một nguồn gốc lịch sử của vương quốc Champa nữa, mà là không gian liên đới với nhau qua mối liên hệ bàn bè, thân tộc, địa phương, tôn giáo và chủ thuyết chính trị. Kể từ đó, xã hội Chăm trở thành một tập thể tộc người không tổ chức, không có nhà lãnh đạo tinh thần và cũng không có viễn tượng tương lai rõ ràng. Chính đó là mối nguy cơ có thể đưa dân tộc Chăm vào con đường diệt vong, không phải vì súng đạn hay chính sách diệt chủng, mà là bị đồng hóa bởi sức ép của một tập thể khổng lồ hơn 85 triệu dân của dân tộc lớn nắm toàn quyền trong quốc gia Việt Nam đa chủng tộc.

Sự tan rã của giá trị truyền thống đã gây ra bao vết thương lở lói trong xã hội Chăm mà nguyên nhân chính yếu phát sinh từ những sự xung đột mang tính cách cá nhân liên quan đến khái niệm về bản sắc văn hóa và yếu tố lịch sử Champa, nảy sinh từ sự bất đồng quan điểm về ý thức hệ đoàn kết giữa các hội đoàn, kéo theo bao làn sóng chia rẽ trong nội bộ để rồi hôm nay dân tộc Chăm

 

• Không còn khả năng để định hướng tương lai cho sự sống còn của mình trong thế kỷ thứ 21 này.

 

• Không còn nghị lực để duy trì bản sắc dân tộc, bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử, thống nhất ngôn ngữ và chữ viết Chăm.

 

• Không còn niềm tin để xây dựng ý thức đoàn kết bằng cách chung vai sát cánh với nhau và chấp nhận chung sống với nhau trong một mái nhà chung Champa, một khi danh dự và quyền lợi của dân tộc này bị đe dọa

 

• Không còn thiết tha để đề ra những phương án hầu xây dựng thế hệ trẻ người Chăm, một lực lượng dân sự rất cần thiết cho sự phát triển xã hội.

 

• Không còn phương hướng để giải quyết nạn nghèo đói, kéo theo phong trào di dân của giới trẻ sang thành phố để rồi không ai có thể đo lường được thế nào là hậu quả của nó.

 

• Không còn giải pháp để bảo đảm cuộc sống an toàn trên địa bàn nông thôn đang lâm vào nạn cướp bóc hàng ngày.

 

Ai cũng thừa nhận xã hội Chăm hôm nay đang trải qua một cơn khủng hoảng. Tiếc rằng dân tộc Chăm không thể tự vùng lên để giải quyết cho sự sống còn của họ nếu không có sự tham gia của các tầng lớp đàn anh, giới trí thức, thế hệ thanh niên và các tổ chức hội đoàn vào các cuộc vận động đấu tranh nhằm đề ra những giải pháp thiết thực hầu cứu vớt dân tộc Chăm ra khỏi nguy cơ này. Chính đó là nguyên nhân giải thích cho sự ra đời của ngày Hội Luận Champa lần thứ II mang chủ đề : « Làm thế nào để dân tộc Chăm còn tồn tại trong thế kỷ 21” do Hội Đồng Phát Triển Văn Hóa Xã Hội Champa tổ chức, một cơ quan được hình thành qua sự biểu quyết của Đại Hội Champa 2007 nhằm kỷ niệm 175 vương quốc Champa bị xóa bỏ trên bản đồ.

Hội Luận Champa lần thứ II là diễn đàn nhằm đưa ra những quan điểm mang tính cách xây dựng và những giải pháp mang tính cách thiết thực hầu làm thế nào để dân tộc Chăm còn tồn tại trong thế kỷ 21 này.

 

Thư mời

 

thu moi