Thạch Ngọc Xuân không nên phổ biến bài viết lai căng của Q. Ð. Cẩn Print
Written by BBT Champaka   
Thursday, 26 January 2012 03:04
xuan 10
Thạch Ngọc Xuân

Akhar Thrah là chữ viết Chăm truyền thống mà vương quốc Champa đã sử dụng như chữ viết phổ thông kể từ thời vua Po Romé. Dưới thời đệ nhị Cộng Hòa, nhà nước Việt Nam cũng thành lập Ban Biên Soạn để soạn sách giáo trình dạy tiếng Chăm. Ông Thành Phú Bá hiện định cư tại Hoa Kỳ là người trong nằm trong tổ chức này. Mục tiêu của Ban Biên Soạn của thời đệ nhị Cộng Hòa là bảo tồn ngôn ngữ chữ viết Chăm truyền thống chứ không phải chế biến những qui tắc lai căng để tàn phá di sản này.

Sau năm 1975, nhà nước Việt Nam giao trách nhiệm cho một số người Chăm trong đó có Nguyễn Văn Tỷ, Lộ Minh Trại, Quảng Ðại Cẩn để soạn sách giáo trình giảng dạy tiếng Chăm cho con em người Chăm trong trường lớp. Vì không nắm vững lịch sử ngôn ngữ chữ viết Chăm, Nguyễn Văn Tỷ, Lộ Minh Trại, Quảng Ðại Cẩn tự tiện chỉnh lý Akhar Thrah Chăm thành một loại chữ viết Chăm lai căng hoàn toàn đi ngược lại với chữ viết Chăm truyền thống, gây ra bao xáo trộn trong hệ thống chữ Chăm hôm nay.

Cũng vì đấu tranh để thống nhất lại ngôn ngữ chữ viết Chăm mà Hội Thảo Kuala Lumpur ra đời vào năm 2006, tập trung nhiều trí thức và nhà khoa học biết đọc và viết tiếng Chăm rất thông thạo như Thành Phú Bá, Lưu Quang Sang, Quảng Văn Ðại, Ts. Po Dharma,Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Pts. Trương Văn Món, Lộ Trung Cân, Dominique Nguyễn, v.v. Hội thảo này có sự hiện diện của ông Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại.

Sau ngày Hội Thảo, tất cả đại biểu đã đưa ra kết luận rằng chữ viết Chăm của Ban Biên Soạn là chữ viết biến chế không phù hợp với chữ Chăm truyền thống. Chính vì thế, các đại biểu đã ký vào biên bản yêu cầu ông Nguyễn Văn Tỷ, Lộ Minh Trại phải tìm mọi biện pháp để thống nhất lại ngôn ngữ chữ viết Chăm. Ban tổ chức Hội Thảo đã gởi đến chính phủ Việt Nam tất cả bài phát biểu và biên bản của Hội Thảo này trong đó có chữ ký của Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại.

Hôm nay, bà con Chăm lại nhận thư ngỏ của Thành Ngọc Xuân yêu cầu phải chú tâm đến bài viết của ông Quảng Ðại Cẩn nhằm quảng cáo cho chữ viết Chăm lai căng của Ban Biên Soạn.

Thành Ngọc Xuân là thanh niên Chăm mà dân tộc Chăm rất trọng nể qua các công tác cộng đồng rất là tích cực. Tiếc rằng, Thành Ngọc Xuân không phải là người chuyên về ngôn ngữ chữ viết Chăm. Chính đó là câu hỏi mà trí thức và nhà nghiên cứu Chăm cần biết đâu là nguyên nhân đã đưa đẩy Thành Ngọc Xuân đứng ra quảng cáo cho chữ viết Chăm lai căng do Quảng Ðại Cẩn chế tạo ra mà Thành Ngọc Xuân cho đó là “di sản của tổ tiên Chăm”. Thêm vào đó, Thành Ngọc Xuân là thành viên của Hội Văn Hóa Truyền Thống Champa. Với chức năng này, Thành Ngọc Xuân không nên chuyển tải bài viết của Quảng Ðại Cẩn có nội dung tàn phá di sản ngôn ngữ chữ viết của dân tộc Champa.

Thành Ngọc Xuân nên đọc lại Kỷ Yếu Hội Thảo Kuala Lumpur 2006 về ngôn ngữ chữ viết Chăm và tác phẩm của Sakaya mang tựa đề: Văn Hóa Chăm, nghiên cứu và phê bình (Nhà Xuất Bản Phụ Nữ, 2010) để biết thế nào là quan điểm của nhà khoa học về chữ viết lai căng của Ban Biên Soạn trước khi đứng quảng cáo cho bài viết của Quảng Ðại Cẩn.

Một khi đứng ra tôn vinh bài viết của Quảng Ðại Cẩn, Thành Ngọc Xuân vô tình xem hàng ngàn tu sĩ (Basaih, Acar), các bô lão, nhà nghiên cứu và trí thức Chăm hôm nay đang sử dụng ngôn ngữ chữ viết Chăm truyền thống, như Thành Phú Bá, Lưu Quang Sang, Quảng Văn Ðại, Ts. Po Dharma,Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Pts. Trương Văn Món, Lộ Trung Cân, Dominique Nguyễn, v.v. đã ký vào biên bản của Hội Thảo Kuala Lumpur là những người ngu dốt, không biết gì về tiếng mẹ đẻ của họ.

 

Ðây là nguyên văn Lời Giới Thiệu của Thành Ngọc Xuân gởi cho bà con Chăm ngày 18-10-2011

 

Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến quí bà con chămpa. “Bài viết Về ngôn ngữ chữ Chăm”.

Sau nhiều tháng nghiên cứu và tổng hợp, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Quảng Ðại Cẩn đã cho công bố Chữ chăm “AKHAR THARH” của Ban Biên Soạn Sách đang dạy và học trong nhà trường là DI SẢN CỦA TỔ TIÊN.

Ðây là bài viết Chính thức về vấn đề chữ Chăm, để giải tỏa nhiều điều ngộ nhận đáng tiếc lâu nay trong cộng đồng chăm của chúng ta. Trong bài về “AKHAR THARH ' này.

Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Quảng Ðại Cẩn đã tổng hợp ý kiến đóng góp từ các bậc trưởng thượng, thân hào nhân sĩ, các trí thức Chăm trong và ngoài nước. Những người luôn quan tâm trăn trở đến sự tồn vong của ngôn ngữ chữ chăm, cùng với kinh nghiệm và kiến thức chuyên ngành - Ngôn Ngữ Học Ứng Dụng của Tiến sĩ Quảng đại Cẩn.

Chúng tôi xin giới thiệu đến mikwa và cộng đồng chăm bức tranh chân thực về chữ Chăm “AKHAR THARH” chămpa của chúng ta, như là món quà nhân mùa lễ hội katê 2011.

Rất mong sự quan tâm của quí bà con chămpa và Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Quảng đại Cẩn sẽ rất vui mừng nhận mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc để cùng có cách nhìn Chữ Chăm chuẩn xác và chân thật hơn, để cùng nhau giữ gìn và phát huy DI SẢN CỦA TỔ TIÊN.

 

Thân Chào

 

Thạch Ngọc Xuân

TB - Mọi sự đóng góp ý kiến xin mail về. This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it

This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it