Không biết đọc chữ Chăm, Ysa Cosiem lại dở trò bàn về Akhar Thrah Print
Written by Abdul Karim (Lộ Trung Cân)   
Sunday, 31 July 2016 05:37
cosiem 716-10
Ysa Cosiem

Ysa Cosiem, người không biết đọc chữ Chăm (Akhar Thrah), nhưng đã dám thành lập và điều phối nhóm “Akhar Thrah và Các Vấn Đề Liên Quan” trên Facebook thì đủ thấy cái gồng mình cũng như sự “tào lao” của nó. Thật ra, “Akhar Thrah và Các Vấn Đề Liên Quan” của Ysa Cosiem chỉ là công cụ để bảo vệ ngôn ngữ cải biên sai lầm của Ban Biên Soạn và cũng để xuyên tạc, chống lại những ai đang cố gắng bảo vệ di sản ngôn ngữ viết Akhar Thrah Chăm có từ thời Po Rome, tức là ngôn ngữ chính thức của nhà nước Champa, là hiện thân của nền văn hoá và văn học Chăm.

 

Không biết đọc chữ Chăm, nhưng Ysa Cosiem dám phát ngôn bừa bãi (ndem balik balak) về Akhar Thrah như sau:

 

“(…) Tôi chưa tin là AT [Akhar Thrah] ông bà để lại đã hoàn chỉnh vì cách đây vài tháng trên diển đàn này có đăng chuyện đá tảng thứ hai tìm thấy ở Cambodia có 6 câu AT [Akhar Thrah] Chăm khắc trên đó. Vậy mà đến nay cũng chưa ai đồng thuận vì có ba hay bốn người dịch khác nhau. Những người dịch đó toàn là những người giỏi AT TT [Akhar Thrah truyền thống]. Họ còn nói khác nhau thì làm sau mà thuyết phục người đọc/học là AT [Akhar Thrah] từ thời Porome đã hoàn chỉnh?”

 

“Một bằng chứng nữa là CPK [Champaka] nói có cả chục ngàn văn bản của Hoàng Gia Chăm Panduranga mà đến nay hơn cả chục năm chưa có được mấy văn bản dịch và phân tích hẳn hoi cho đồng bào Chăm tiếp thu. Nói họ không có chi phí làm việc đó thì ko đúng vì những người đó luôn đặt vấn đề tinh thần dân tộc và văn hóa Chăm trên quyền lợi cá nhân, thế chỉ còn lý do khác là họ chưa ai đồng ý với các dịch thuật còn tranh cải, vì AT [Akhar Thrah] xưa có nhiều sai xót, nhiều bất qui tắc, khó hiểu nên mỗi người một ý và kết quả là hơn vài chục năm nay các tài liệu đó vẫn còn đóng băng trong thư viện EFEO. “

 

cosiem 716-20

 

Để trả lời cho câu hỏi trên, Ysa Cosiem nên đọc kỷ quan điểm của tôi:

 

1. Sự tranh cải hay dịch khác nhau trong dịch thuật là chuyện thường tình (ngay cả trong tiếng Việt, hay bất kỳ một ngôn ngữ nào), vì nó còn lệ thuộc vào trình độ và phương pháp dịch thuật của mỗi người, thí dụ, như trong Ariya «Nai Mai Mang Makah», cách dịch của tôi khác với Inrasara. Như vậy, không có nghĩa là Akhar Thrah của tổ tiên trong “Nai Mai Mang Makah” là không hoàn chỉnh. Một bài tiếng Chăm của Ban Biên Soạn khi dịch ra tiếng Việt thì cũng chín người mười ý, chứ đâu phải lúc nào cũng giống nhau 100%.

 

Thêm nữa, văn viết trên bia ký ở Cambodia chữ mờ, khó nhận diện, và đơn thuần không chỉ có ngôn ngữ Chăm mà còn có cả ngôn ngữ Khmer và Malay. Như vậy, việc đưa ra ý khác nhau để tìm sự hoàn chỉnh khi đọc bia ký ở Cambodia là chuyện bình thường. Và việc này là dựa vào trình độ và nhận thức, chứ không bất nguồn từ ngôn ngữ của tổ tiên có hoàn chỉnh hay không.

 

Cũng như hôm nay, Ysa Cosiem chưa đọc được hay chưa nhận diện ra Akhar Thrah. Đây là do trình độ của Ysa Cosiem còn hạn chế, chứ không phải là vì Akhar Thrah không hoàn chỉnh.

 

2. Vấn đề tài liệu Hoàng Gia

 

Akhar Thrah trong tài liệu hoàng gia Champa là ngôn ngữ phổ thông của nhà nước Champa, nên có thể nói nó hoàn chỉnh hơn bất kỳ Akhar Thrah nào hiện nay.

 

Akhar Thrah thời Po Rome có cấu trúc ngắn gọn, rõ ràng nên rất dễ học. Những ai đã từng trải qua các loại Akhar Thrah, có thể tuyên bố rằng : Akhar Thrah từ thời Po Rome là rất tuyệt. Chỉ có những người không hiểu hay không biết đọc Akhar Thrah Chăm như Ysa Cosiem, mới có những tuyên bố “tào lao” về nó.

 

Còn việc nghiên cứu về văn bản hoàng gia Champa có ra đời sớm hay muộn là việc không liên quan gì đến ngôn ngữ của tổ tiên để lại có hoàn chỉnh hay không, mà là công tác riêng của các nhà nghiên cứu. Lý luận như vậy đã cho thấy, Ysa Cosiem cũng đã vấp phải những cái sai, vì suy đoán “nhảm”.

 

Còn bảo, sao không phổ biến văn bản hoàng gia Champa ngay cho người Chăm đọc, thì việc này còn tuỳ thuộc vào cơ quan hay nhà nghiên cứu. Cũng như, tài sản riêng tư của Ysa, thì Ysa muốn đưa cho mọi người lúc nào là tuỳ Ysa, chứ có ai dám đòi hỏi.

 

Tóm lại, không biết đọc chữ Chăm và không hiểu rõ vấn đề của ngôn ngữ viết akhar thrah Chăm, lại suy đoán “nhảm” để tuyên bố “bừa”. Sai lầm này có thể được coi là nghiêm trọng, bởi nó chính là hành động xuyên tạc di sản ngôn ngữ Akhar Thrah mà cha ông ta để lại.