Hội Luận Champa II: Quan điểm của độc giả Kathara.05 Print
Written by Kauthara.05   
Thursday, 30 August 2012 12:49
tusi 2 10
Tu sĩ Chăm

Theo thông báo về Hội luận Champa lần thứ II do Hội đồng phát triển văn hóa xã hội Champa (CSCD-Champa) sẽ tổ chức ngày 01/09/2012 tại San Jose, Califonia, Hoa kì.Tôi xin trình bày quan điểm của mình theo 6 chủ đề mà Ban tổ chức đề ra.

  

Vấn đề 1 : Định hướng tương lai cho sự sống còn

của dân tộc Chăm trong thế kỉ 21.

 

Vương quốc Champa đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới khoảng 180 năm, dân số chỉ còn từ 120 - 150 ngàn người (Việt Nam). Trong thế kỉ 21 này, nếu chúng ta không có phương hướng kế hoạch đấu tranh cho sự sống còn của dân tộc thì chắc chắn dân tộc Chăm sẽ bị đồng hóa biến thành dân tộc đa số ( Kinh). Chúng ta không còn nhận biết mình là dân tộc Chăm vì ngôn ngữ, phong tục tập quán đã bị mai một, quên lãng, đi vào quá khứ. Tôi nghĩ đó là lí do chính của ngày hội luận sắp tới.

 

Vì sao không quan tâm để định hướng tương lai cho sự sống còn của dân tộc?

 

Câu châm ngôn : “Mất nước là mất tất cả”, vì không có niềm tin vào quần chúng nhân dân. Mặc dù sự tồn tại của dân tộc Chăm dựa vào hai yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó yếu tố chủ quan là quan trọng nhất quyết định sự tồn tại của dân tộc, cần kết hợp với yếu tố thời cơ khách quan thì chúng ta có thể vượt qua bao thử thách khó khăn để tồn tại.

 

Chúng ta cần có niềm tin: dân tộc này sẽ bất diệt, vì truyền thống hơn 4 ngàn năm tồn tại và phát triển (2000 năm Trước CN và Sau CN). Chúng ta còn có ngôn ngữ, tập quán riêng, sự đoàn kết nội bộ. Dân tộc Chăm sẽ trường tồn mãi mãi nếu chúng ta có phương hướng đúng, có tổ chức có kế hoạch đấu tranh thích hợp thì sẽ tồn tại.

 

Vấn đề 2 : Duy trì bản sắc dân tộc, bảo tồn di sản văn hóa,

lịch sử, thống nhất ngôn ngữ chữ viết truyền thống của dân tộc

 

• Bảo tồn di sản văn hóa đòi hỏi phải có sự đầu tư, vốn liếng, trình độ kĩ thuật mà hiện nay chúng ta không có khả năng đáp ứng yêu cầu. Nhà nước Việt Nam đã đầu tư, trùng tu các Tháp Chăm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Về sau, họ sẽ nói rằng chính họ sẽ là người xây Tháp Chăm, như vậy di sản Tháp Chăm sẽ bị đổi ngôi.

 

• Các tháp có làng Chăm sinh sống thì có sự duy trì, bảo tồn di sản của quần chúng Chăm nhưng vẫn còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, tài chính, thiếu tồ chức chặt chẽ mà nguyên nhân là do các cấp chính quyền ở địa phương chưa có biện pháp hỗ trợ tích cực.

 

Hiện nay, người Chăm có xu hướng xây dựng “Kut” thật kiên cố, có nhà, có mái che rất đồ sộ tùy theo dòng họ, mà ít quan tâm đến vấn đề chung về tín ngưỡng, văn hóa của toàn xã hội Chăm.

 

• Về lịch sử. Chính quyền sở tại không cho học lịch sử Chăm vì là dân tộc mất nước. Một số trí thức Chăm muốn hiểu biết về lịch sử phải tham khảo từ nhiều nguồn.

 

• Về chữ viết. Do Ban biên soạn chữ Chăm có tầm nhìn hạn hẹp. Kết hợp với các học vị người Kinh tạo ra chữ viết Chăm theo kiểu riêng mình, nhằm làm mất gốc, không nêu lên được mối quan hệ với ngôn ngữ đa đảo (Malayo-polynesien), nên tạo ra những kiểu chữ không mang tính truyền thống, đi ngược với mục tiêu giáo dục : “Học chữ Chăm để phát huy chữ Chăm truyền thống”. BBC chữ Chăm tạo ra kiểu chữ Chăm nhưng không thể đọc văn bản cổ vì đi ngược với chữ Chăm truyền thống (Akhar thrah). Điều này Nhà nước VN cũng biết nhưng không chịu sửa chữa vì sự bảo thủ của một nhóm lợi ích (Người Chăm+Người Kinh).

 

Những giải pháp :

 

Cần thỏa hiệp với Nhà nước Việt Nam để có một kiểu chữ thống nhất. Chúng ta cần có các công trình như:

 

• Xây dựng từ điển Chăm-Việt để không còn vay mượn tiếng Việt, phổ biến sách dạy và học chữ Chăm, văn hóa và lịch sử Chăm, tổ chức các lớp dạy chữ Chăm, múa chăm, sử dụng nhạc cụ Chăm, sản xuất bàn phím dành riêng cho tiếng Chăm.

 

• Đặc biệt, sáng tác bài hát bằng tiếng Chăm, các đĩa karaoke bằng tiếng Chăm là phương tiện hữu hiệu nhất để phổ biến ngôn ngữ Chăm.

 

• Chúng ta nên có những tổ chức liên kết với Trung Quốc, vì Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc nên có thể nhờ Trung Quốc giúp phát triển ngôn ngữ Chăm. Nếu quốc gia nào trên thế giới có lòng hào hiệp, đầu tư, nghiên cứu phát triền ngôn ngữ Chăm thì ta cần phải biết phối kết hợp để thúc đẩy sự phát triển văn hóa Chăm.

 

Vấn đề 3: Xây dựng ý thức đoàn kết nội bộ.

 

Sự đấu tranh vì dân chủ nhân quyền cho Việt Nam đã hình thành rất nhiều Đảng, Hội Đoàn trong nước cũng như ngoài nước, nhưng đã có sự thống nhất chưa? Ngay tại Mỹ, tờ báo nguoi Viet được xem là cái loa của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm mục đích thực hiện nghị định 36/CP (Chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài). Mặc dù Ban biên tập cũng có những biên tập viên nổi tiếng như Ngô Nhân Dụng hay là sự hoạt động nửa vời của Đảng Việt Tân.

 

Đối với cộng đồng người Chăm chúng ta cũng thế, trong nước thì có nhóm Tagalau, BBS chữ Chăm… Ngoải nước có Champaka, Hội bảo tồn văn hóa Chăm tại Mỹ, Thành Đài… cũng không thể thống nhất với nhau được. Chúng ta cần phân biệt dâu là tổ chức chân chính, dâu là tổ chức chống phá. Chỉ có Champaka là chân chính, đã từng vach rõ, nêu đích danh những thành phần chống đối.

 

Cần có chủ trương: “Thống nhất trong sự đa dạng”

 

Chúng ta cần kêu gọi các hội đoàn cần phải có kế hoạch, những định hướng để giúp đỡ dân tộc Chăm vượt qua những thử thách, khó khăn để trường tồn. Người dân Chăm qua đó sẽ lựa chọn được những Hội đoàn nào có chủ trương đúng, khả thi thì quần chúng nhân dân sẽ ủng hộ

 

Vấn đề 4 : Xây dựng thế hệ trẻ người Chăm

 

Thanh niên ở Nông thôn và sinh viên phải gia nhập Đoàn TNCS HCM, họ được đào tạo uốn nắn tư tưởng để trở thành con người xã hội chủ nghĩa ảo tưởng, mặc dù chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới đã sụp đổ. Trung Quốc sở dĩ còn nêu cao Chủ nghĩa Cộng Sản chỉ vì quyền lợi riêng, muốn độc Đảng toàn trị để Trung Quốc thống nhất và nhằm mục đích thôn tín các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Việt Nam theo Cộng Sản vì thế phải theo Tàu Cộng, chống Mỹ. Chủ nghĩa Cộng Sản đã sụp đổ, Tàu cộng đã xâm chiếm biển và hải đảo nhưng họ vẫn không thay đổi.

 

Chúng ta không tập hợp được thanh niên vì ngay cả lực lượng đối lập trong ngoài nước ở Việt Nam cũng chưa tập hợp được (nhìn qua các cuộc biểu tình trong nước). Chúng ta chỉ nên đầu tư cho thế hệ trẻ thông qua các bậc phụ huynh để giáo dục thế hệ trẻ có năng lực, có trình độ kĩ thuật, để tạo được công ăn việc làm, nuôi sống bản thân, ổn định gia đình.

 

Vấn đề xây dựng lực lượng trẻ còn tùy thuộc rất nhiều vào chế độ chính trị ở Việt Nam: có dân chủ- nhân quyền hay không? Còn chế độ độc tài toàn trị thì không cho phép lập Hội, Đoàn riêng.

 

Giải pháp :

 

Có thể xây dựng kết nối facebook để có thể phổ biến những hướng dẫn, nhằm thực hiện xây dựng thế hệ trẻ trong từng thời kì.

 

Để đào tạo nguồn nhân lực cần có kế hoạch gây quỹ học bổng cho sinh viên Chăm

 

Vấn đề 5: Định hướng để giải quyết nạn nghèo đói

 

Nếu chỉ sống ở nông thôn, phát triển kinh tế rất hạn chế, chủ yếu là nông nghiệp nên không thể tự cung tự cấp được vì số ruộng đất rất ít ỏi. Do đó, cần phải làm nhiều nghề: nghề truyền thống (làm gốm, dệt thổ cẩm), nghề buôn bán ở Tây Nguyên, làm công nhân ở các thành phố lớn. Trong phong trào di dân này, cũng có các hậu quả không mong muốn, nhưng nhìn chung vẫn đảm bảo cuộc sống.

 

Chúng ta: “Không nên chủ trương là không di dân, mà di dân làm sao để tránh không bị đồng hóa”. Chẳng hạn như người Chăm di cư sang Mỹ, chúng ta cần chú ý đừng để Mỹ hóa: Không biết tiếng Chăm, quên mất gốc.

 

Một vấn đề quan trọng cần dự báo: Việt Nam sẽ xây dựng lò hạt nhân tại Ninh Thuận, cụ thể sẽ xây dựng từ năm 2014. Trong thời gian vận hành lò hạt nhân, nếu có sự cố, rò rỉ phóng xạ hạt nhân thì tính mạng và tài sản của người Chăm ở Ninh Thuận sẽ ra sao? Sản xuất lương thực thực phẩm có còn giá trị không? Mức thu nhập của người dân ra sao? Vấn đề định cư hay di cư cũng cần phải đặt ra. Chúng ta cần phải có tính toán trước về chuyển đổi ngành nghề, chuyển đổi địa bàn dân cư.

           

Vấn đề 6: Chống nạn cướp bóc hàng ngày ở nông thôn.

 

Nguồn gốc của tình trạng cướp bóc đang diễn ra hằng ngày là sự tham ô, tham nhũng của các cấp mà địa phương nào cũng có, do đó mà một số người đã lợi dụng “nước đục thả câu”.

 

Vấn nạn cướp bóc đang diễn ra khắp trong cả nước vì tình trạng kinh tế suy giảm, do đó địa bàn nông thôn cũng không tránh khỏi.

 

Cần tuyên truyền ý thức tự lực, tự cường, thực hiện nhân đạo, giáo dục cái thiện tránh cái ác của từng gia đình mới có thể ngăn chặn được.

 

Giải pháp :

 

Có thể trong mỗi dòng họ nên tổ chức tuyên truyền chống cướp bóc để dòng họ được thơm danh, làng xóm được yên bình.

 

Mỗi dòng họ cần kết hợp với chinh quyền địa phương để tham gia phòng chống cướp bóc thì làng xóm mới được yên ổn

 

Kết luận

 

Định hướng tương lai cho sự sống còn của dân tộc Chăm trong thế kỷ 21, Vấn đề đặt ra:

 

• Tổ chức nào là sẽ là người định hướng, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế văn hóa xã hội Chăm

• Tổ chức nào sẽ là người đôn đốc, thực hiện những mục tiêu đã đề ra

 

Tôi cho rằng : “ Xã hội Chăm là một xã hội không có lãnh đạo, có tổ chức nhưng rất yếu kém”, nhưng nếu chúng ta chỉ trông chờ vào Nhà nước VN định hướng phòng chống đồng hóa, thì chắc chắn chúng ta không thoát khỏi sự đồng hóa. Do đó chúng ta cần có những tổ chức độc lập để xác định mục tiêu, phương hướng và đấu tranh cho sự tồn tại của dân tộc. Hiện nay chưa có Hội Đoàn nào đảm nhận công việc này mà chỉ có Hội đồng Phát triển Văn hóa Xã hội Chăm( CSCD-Champa) ở Hoa Kỳ đặt ra mà thôi. Do đó chúng ta cũng cần kêu gọi các Hội Đoàn trong nước cũng như ngoài nước, chung tay góp sức đưa ra các định hướng, mục tiêu,cũng như các kế hoạch khả thi, phù hợp luật pháp của nhà nước VN

 

VN ngày 29/8/2012

Kauthara.05

This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it m