Người Chăm là dân tộc bản địa hay dân tộc thiểu số? Print
Written by BBT Champaka.info   
Sunday, 15 April 2012 09:42
un ban dia 10
Bản tuyên ngôn dân tộc bản địa

Dân tộc bản địa (indigenous peoples) và dân tộc thiểu số (minorities) là hai khái niệm pháp lý hoàn toàn khác nhau, được sử dụng chính thức trong các văn bản của Liên Hợp Quốc.

Quyền dân tộc bản địa là công ước quốc tế phức tạp nhất đã diễn ra tại Liên Hiệp Quốc. Sau 20 năm thương thuyết gay go, Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua bản Tuyên Ngôn về quyền của các dân tộc bản địa (the Declaration on the Rights of the Indigenous Peoples) tại New York vào ngày 3 tháng 9 năm 2007. Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp Quốc đã ký tên vào bản Tuyên Ngôn này.

Theo khái niệm của Liên Hiệp Quốc, dân tộc bản địa là tập thể tộc người đã có mặt trên dải đất của họ đang sinh sống từ lâu đời. Dựa vào qui ước này, dân tộc Chăm và dân tộc Tây Nguyên ở miền trung Việt Nam là thành phần dân tộc bản địa. Vì họ đã có mặt tại miền trung Việt Nam từ hàng trăm thế kỷ qua, trong khi đó sự hiện diện của dân tộc Kinh trên lãnh thổ miền trung chỉ xảy ra sau thế kỷ thứ 10 qua các cuộc Nam Tiến nhằm chiếm đóng vương quốc Champa từng giai đoạn vào năm 1069, 1306, 1471, 1611, 1653 và 1832, tức là năm đánh dấu vương quốc Champa bị xóa bỏ trên bản đồ.

Dân tộc thiểu số là nhóm công dân của quốc gia có chủ quyền đến định cư tại một nước khác và được chính quyền công nhận họ như nhóm người có qui chế cư trú thường trực hay công dân của quốc gia này. Người Hoa, Thái, Lào, Ấn Ðộ, v.v. tại Việt Nam hôm nay là thành phần dân tộc thiểu số so với dân số của người Kinh, vì họ là thần dân của một quốc gia khác sang định cư tại Việt Nam.

Ðó là hai khái niệm rõ ràng về dân tộc bản địa và dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, hai khái niệm này thường được sử dụng một cách nhầm lẫn ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, do tính chất nhạy cảm từ các góc độ chính trị, lịch sử, kinh tế, tôn giáo, chủng tộc, sắc tộc và xã hội. Mặc dù đã ký vào bản Tuyên Ngôn về quyền của các dân tộc bản địa (the Declaration on the Rights of the Indigenous Peoples), nhưng một số quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam lại phủ nhận sự hiện diện của dân tộc bản địa trên lãnh thổ của họ nhưng lại chấp nhận qui chế dân tộc thiểu số trên văn kiện chính thức của các quốc gia này.

Trong quá trình lịch sử thế giới, người dân bản địa phải chịu nhiều thống khổ và bất hạnh nhất bởi nhóm thực dân từ bên ngoài thường dùng quyền lực để xâm chiếm đất đai của họ. Kể từ đó, họ thường bị xua đuổi, truy bức và trở thành công dân ngoại lệ trong quốc gia mà họ đang sinh sống. Dân tộc Chăm là thành phần nằm trong nhóm người bất hạnh này.

Liên quan đến vấn đề đất đai của dân tộc bản địa, bản Tuyên Ngôn về quyền dân tộc bản địa của Liên Hiệp Quốc có 3 điều quan trọng nhất:

 

Ðiều 3

Các dân tộc bản địa có quyền tự quyết. Theo quyền đó, họ được tự do quyết định vị thế chính trị và tự do theo đuổi sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của họ.

 

ban dia-21
 Bản dịch sang tiếng Việt

Ðiều 4

Trong khi thực hiện quyền tự quyết, các dân tộc bản địa có quyền tự trị hay tự quản trong những vấn đề liên quan đến các công việc nội bộ và địa phương của họ, cũng như những cách thức và phương tiện để hỗ trợ về tài chính việc thực hiện những chức năng tự trị của họ.

Dựa vào điều 3 và 4 của bản Tuyên Ngôn này, dân tộc Chăm hôm nay có quyền đòi quyền tự quyết và quyền tự trị của họ. Nhưng đây không phải là vấn đề thời sự để bàn đến, vì không có người Chăm nào trong nước hay ngoài nước đứng ra đòi quyền tự quyết hay tự trị, ngoại trừ ông Thành Ðài muốn thành lập Chính Phủ Chăm Lưu Vong.

 

Ðiều 28

Các dân tộc bản địa có quyền được bồi hoàn, theo cách thức mà trong đó có quyền được hoàn trả, hoặc khi không thể hoàn trả thì được đền bù công bằng, thỏa đáng đối với những đất đai, lãnh thổ và tài nguyên thuộc quyền sở hữu của họ theo truyền thống hoặc họ đa sinh sống hay sử dụng, và bị tịch thu, chiếm dụng hoặc gây hư hại mà không có sự đồng thuận tự nguyện và thông báo trước.

Dựa vào điều 28 của bản Tuyên Ngôn này, dân tộc Chăm có quyền đòi nhà nước Việt Nam phải “hoàn trả” lại những đất đai của người Chăm bị tịch thu sau năm 1975. Nếu vì lý do gì đó mà nhà nước Việt Nam không “hoàn trả” lại, thì nhà nước Việt Nam phải "đền bù" một cách công bằng, thỏa đáng đối với những đất đai, lãnh thổ và tài nguyên thuộc quyền sở hữu của người chăm.

Ðây là hai nguyện vọng mà dân tộc Chăm hôm nay không ngừng mong ước nhà nước Việt Nam đi tìm những giải pháp thích đáng để giải quyết vấn đề đất đai của họ.

Khu vực đất đai mà người Chăm đang mong chờ sự hoàn trả hay bồi thường không phải lãnh thổ xưa kia của vương quốc Champa ở miền trung Việt Nam, mà là khu vực lãnh thổ dành riêng cho dân tộc Chăm trong hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận do vua Thiệu Trị ban hành vào năm 1841 và được triều đình Huế thi hành cho đến triều vua Bảo Ðại. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, khu vực lãnh thổ dành riêng cho dân tộc Chăm trở thành hai khu vực tự trị đặt dưới sự quản lý của hai quận Chăm, đó là quận An Phước và Phan Lý Cham.

*

Người dân bản địa, nhất là dân tộc Chăm, là nhóm người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong các nhóm dân cư. Và quyền của họ thường bị bỏ quên mặc dù họ đã đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của xã hội ngày hôm nay. Họ chỉ là công dân ngoại lệ tại một số quốc gia có chủ quyền và thường bị gạt ra ngoài lề của công cuộc phát triển chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa trong quốc gia đó. Họ bị phân biệt, miệt thị, bóc lột và đang sống trong bối cảnh nghèo đói và khốn cùng.

Nhằm giúp độc giả có khái niệm thêm về quyền của dân tộc bản địa và dân tộc thiểu số, chúng tôi xin đăng lại bản dịch tiếng Việt hai văn kiện cơ bản của Liên Hợp Quốc do tổ chức UNIFEM (Quỷ phát triển phụ nữ Liên Hiệp Quốc) thực hiện và được ấn hành bởi Canadian International Development Agency (Cơ quan phát triển cuốc tế Gia Nã Ðại). Xin bấm vào đây để xem chi tiết:

 

Tuyên ngôn tiếng Việt,

Tuyên ngôn tiếng Anh.

 

un ban dia
Tuyên Ngôn về quyền của các dân tộc bản địa