Bút chiến Hà Nội trở lại chiến trường tẩy chay Ts. Po Dharma Print
Written by Nhóm bút chiến Hà Nội   
Monday, 20 February 2017 09:06
but chien 10

Ngày 13-2-2017, đội ngũ bút chiến của Hà Nội trở lại chiến trường tẩy chay Ts. Po Dharma, một thành viên của tổ chức Fulro lưu vong ở hải ngoại gần 50 năm qua, nhưng không bao giờ chấp nhận trở về Việt Nam qui hàng và làm tay sai cho chế độ. Chính vì nguyên nhân đó, Ts. Po Dharma đã trở thành đối tượng

thù địch của Hà Nội mà đội ngũ bút chiến cộng sản không ngừng đưa ra tẩy chay và khủng bố. Sau đây là nguyên văn bài viết của công an Việt Nam gởi cho bà con Chăm ngày 13-2-2017.

 

 

 

TIẾN SĨ PODHARMA LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG

TRONG BỐI CẢNH XÃ HÔI CHĂM HÔM NAY

 

Việc thay đổi thể chế chính trị ở Việt nam 1975, đã đưa đẩy một số người Chăm theo làng sóng tị nạn các nước trên thế giới như : Pháp, Gia Đại Nại, Mã lai, đăc biệc là Hoa kì . Theo thống kê chưa đầy đủ, người Chăm xuất thân từ Paduranga ( Phan rang , Phan rí ) ướt tính khoảng trên 3000 nghìn  người  , họ định cư nước thứ ba với danh nghĩa là công dân Việt nam , măc dù họ là dân tộc thiểu số . Đa số người Chăm đinh cư tại Hoa kì là thành phần  xuất thân sĩ quan quân lực VNCH và một số công chức đã tốt nghiệp QGHC , cựu dân biểu  theo diện ODP và HO .  Họ xuất thân  là thành phần trí thức hòa nhập và thích ứng nhanh hoàn cảnh xã hội Hoa kì . Với thân phận ở đất khách quê người , nên họ luôn tương trợ giúp đở lẫn nhau , sớm có cuộc sống ổn định ở nơi định cư mới và  luôn duy trì bảo tồn một số Lễ Hội như : Kate , Ra mư Wan  như ở Việt nam . Tuy nhiên , trong thời vừa qua,  nhân danh cơ quan ngôn luận với nhãn hiệu Champakainfo với tôn chỉ mục đích thông tin  đến cộng đồng Chăm được cho là biến cố vừa thật , vừa ảo , đã  gây bao  thảm trạng rạn nứt cộng đồng , đố kị nghi ngờ lẫn nhau giữa các Hội đoàn  , theo nhận định của nhiều người Chăm hải ngoại cho rằng ; Cha đẻ gây ra mất đoàn kết trầm trọng trong cộng đồng Chăm vừa được nêu trên chính  là Champakainfo , Tổng biên tập là  Adb Karim với sự cố vấn Pgs , Ts PoDharma

 

Sự kiện PoDharma tham dự ngày 18-12-2016,do  cựu dân biểu Lưu Quang Sang, thay mặt cho 18 nhân sĩ Chăm đứng ra tổ chức họp mặt tại Sasode nhằm đi tìm những giải pháp làm thế nào để dân tộc Chăm hải ngoại hôm nay chấp nhận cùng nhau sinh hoạt trong mái nhà Champa chung vào những thập niên sắp tới. Thật sự  PoDharma có muốn Chăm đoàn kết hay không ? Để rộng đường dư luận Chăm trong nước cũng như hải ngoại , tôi xin điểm lại việc làm của Podharma trong thời gian vừa qua , hầu để cộng đồng Chăm đánh giá lại một cách khách quan  về khái niệm đoàn kết theo chủ thuyết của Ts Podharma

 

1. Dự án Thành lập Văn phòng quốc tế Champa (International Office of Champa gọi tắt   IOC )

 

- Đây là dự án do PoDharma  đề xuất  tại  cộng đồng Champa  hải ngoại , nhằm để tạo mái nhà chung mang tên IOC – Champa . Sau mấy tháng hoạt động , tổ chức IOC được pháp luật Hoa kì cộng nhận vào ngày 2.9.1989 mang số :Corporation # 1621909. Và chính thức ra mắt vào ngày 30 tháng 8 năm 1990 tại Center for Southeast Asia Studies của Đại học  Berkeley, California, Hoa Ky . Trong những ngày đầu mới thành lập , tổ chức này thu hút hầu hết người Chăm tại hải ngoại không phân biệc tôn giáo , tín ngưỡng , họ rất tích cực hưởng ứng tham gia , hầu để bàn thân phận cho dân tộc Champa định cư ở đất khách quê người với chủ thuyết :” Dân tộc Champa là một tập thể vong quốc chứ không vong thân “. Hơn nữa tổ chức này còn thu hút cả các dân tộc Tây nguyên đều tham gia rất tích cực cùng chung mục tiêu nhằm khôi phục lại tên gọi Champa , mang nhãn hiệu“ Fulro Champa “, đây là một tổ chức đã từng hiện  hữu tại Tây nguyên và Cambudia vào giữa thập niên 60 . Đó chính là nguyên nhân chính yếu, làm cho PoDharma phải bỏ công sức hi sinh bằng mọi giá để bảo vệ để tổ chức này tồn tại nhằm đáp ứng tham vọng chính trị viễn vong cá nhân , để trở thành một lãnh tụ của dân tộc champa , mặc dù ông luôn tự nhận mình chỉ là thành viên của IOC , còn lãnh đạo tổ chức này giao phó cho ông Từ công Thu với chức vụ chủ tịch  mang tính chất biểu tượng .PoDharma với vai trò là vị Kiến trúc sư thiết kế bản đồ cho tổ chức IOC định hướng hướng trong tương lai, nhưng ông ta là con người không có năng khiếu làm chánh trị nên  đã bộc lộ nhiều điểm yếu mưu đồ chính trị cá nhân  của  PoDharma  đứng trên quyền lợi chung  tổ chức IOC . Từ đó các dân tộc Tây nguyên phát hiện ý đồ chánh trị của PoDharma , ho đã lên án tẩy chay IOC và tuyên bố li khai khỏi tổ chức này, tiếp đến làng sóng phản đối IOC người Chăm Châu đốc , Chăm Cambuadia và Chăm Phan rí nhanh hóng rời khỏi tổ chức IOC , thành lập Hội đoàn riêng . Tổ chức IOC co cụm lại chỉ còn đa số  thành viên là Chăm Phan rang , vì mang danh xưng là  Văn phòng quốc tế Champa , tên gọi không thể phù họp cho tổ chức IOC trong lúc này  , nhiều người Chăm góp ý với PoDharma là nên thay đổi tên gọi tổ chức IOC thành Ban đại diện cộng đồng Champa  và tập trung duy trì bảo tồn văn hóa dân tộc Champa , chứ không nên lập nhiều dự án chánh trị viễn tưởng không phù họp cho cộng đồng Chăm trong lúc này . Theo ghi nhận nhiều người Chăm cho rằng : Nếu PoDhram là người sáng suốt , biết làm chính trị , sẽ lĩnh hội ý kiến đóng góp để cho IOC tồn tại dù nó có trái quan điểm của ông chẳng nữa  nhưng PoDharma đã bỏ lở cơ hội hiếm hoi này gạt tấc cả ý kiến từ các bậc trí thức cao niên Chăm , đương phương duy trì mục tiêu  tên gọi IOC tức là tổ chức nhân danh toàn bộ người Chăm thế giới , trong khi đó đa số người Chăm đã rút khỏi IOC . Đến nay IOC chỉ tồn tại một cái  bóng không hình , chỉ còn lại vài người Chăm Islam là thành viên .Đây là  thất bại bước đầu cho dư án chính trị của PoDharma , điều đó cũng nhắc nhở ông nhắc nhở rằng ; Làm chánh trị phải biết người biết ta , không nên tư cao , tự đại , đặc lợi ít cộng đồng trên lợi ít ý đồ cá nhân

 

2. Dự án ngôn ngữ chữ viết Chăm 2006

 

Sau năm 1975, Tập thể  bô lão trí  thức Chăm  vùng Phan rang , Phan rí có gởi bức tâm thư thỉnh cầu đến chính quyền Tỉnh Thuận hải  cho thành lập BBSSCC  . Ngày 15.12.1978  chính quyền tỉnh Thuận Hải có văn thư phúp đáp chấp thuận theo nguyện vọng của công đồng Chăm và  ban hành  Quyết định số 104/QĐ-UB ngày 15/3/1978, thành lập BBSSCC  trực thuộc Ty giáo dục Tỉnh Thuận hải , có chức và nhiệm vụ biên soạn , ấn loạt sách và chỉ đọa công tác tiếng Chăm trong trường tiểu học trong toàn tỉnh , nhằm cho  việc bảo tồn và phát huy ngôn ngữ chữ viết Chăm . Đây là sự kiện đáng ghi nhớ , lần đầu tiên trong lịch sử cận đại Việt nam , Akharthah Chăm được  Chính quyền CSVN   cộng nhận được truyền bá  giảng dạy ở trường tiểu học có đồng bào Chăm sinh sống . Ngay  thời gian đầu mới thành lập. BBSSCC đã trưng cầu tổ chức nhiều cuộc Hội thảo chuyên về ngôn ngữ chữ viết Chăm , tập trung hầu hết các bô lão trí thức hàng đầu uyên thâm về chữ Chăm như ; Lâm Gia Tịnh, Lâm Nài, Bạch Thanh Chạy, Qua Đình Bồi, , Đàng Năng Quạ, Châu Văn Kên, Châu Văn Đỉnh, Quảng Đại Hồng , hầu bàn cho thân phận akhar thah Chăm được  nhà nước vừa cho phép giảng dạy ở các trường tiểu học.

 

Sau khi thảo luận   các bô lão trí thức Chăm  đều thừa nhận rằng : Akhar thrah Chăm là chữ viết đầu tiên được phát hiện  trên bia kí Porome (1627-1651)   và trở thành hệ thống chữ viết phổ thông mà  người Chăm  thường dùng trong các văn bản hành chánh, văn chương, tôn giáo, phong tục tập quán v.v, là di sản thiêng liêng của dân tộc  . Akhar tharah Chăm là loại chữ viết bất qui tất , một cách viết có thể nhiều cách đọc, tùy theo ngữ cảnh trong đoạn văn , buộc người đọc phải học thuộc . Vì  trướt năm 1975 Akhar tharah Chăm không  được chánh quyền VNCH cho phép dạy trong trường lớp , họ chỉ học tư phát  theo  một nhóm người học theo kiểu người biết chữ dạy cho người mù chữ , nên mỗi người có cách học khác nhau  mà người Chăm hay mắc phải đó là : mỗi người đọc theo cách phát âm riêng của mình , khá tùy tiện .Tựu chung là họ qui định lại qui luật chính tả theo logit khoa học ngôn ngữ  nhằm giúp người học  tiếp thu nhận biết nhanh hơn về ngôn ngữ Chăm. Vào năm 1990  PoDharma  có  chuyến  viếng thăm Việt nam theo phái đoàn khoa học của Đại học Pháp , nhân danh nhà khoa học gốc người Chăm đăc trách về chương trình Champa học của (EFEO ) ông có đến thăm cơ quan BBSSCC , chính từ cửu miệng ông ta cảm ơn tập thể anhem BBSSCC đã có công  biên soạn in  ấn loạt sách tiếng Chăm và duy trì giảng dạy tiếng Chăm nhằm bảo tồn ngôn ngữ chữ viết Chăm , đây cũng là dự án của ông nằm trong chương trình nghiên cứu khoa học (EFEO ) và trên diễn đàn ( Harak Champa 28)  ông tỏ lòng cảm ơn  đến Chánh phủ CSVN đã ân huệ  cho phép giảng dạy chữ Chăm ở vùng đồng bào Chăm,mà trước đó Chánh quyền VNCH tuyệt đối nghiêm cấm không cho giảng dạy chữ Chăm . Năm 1994 Hội thảo quốc tế do  UNESCO tổ chức tại Hà nội , đề tài ngôn ngữ chữ viết Chăm được đưa lên bàn nghi sự , một số nhà khoa học hỏi ý kiến Podharma  lien quan đến ngôn ngữ chữ viết Chăm, ông ta đã từ chối giải trình , vì đề tài không liên quan chuyên môn của PoDharma , chuyên môn của ông chỉ chuyên về Sử học . Chuyện đơn giản là vậy? Gần  mười năm sau , tức là vào năm 2001 , Ông có mời các trí thức Chăm sang thăm Mã lai để bàn về ngôn ngữ chữ viết Chăm . Theo ông Nguyễn Văn Tỷ cho biết ; PoDharm có phàn nàn rằng ; Ngôn ngữ chữ viết Chăm là một dự án mà ông đã cam kết đăng kí giảng dạy tại Trường Đại học Sabonne , ông hứa sẽ xin tài trợ ngân sách  từ sứ quán Pháp  , để tổ chức Hội thảo quốc tế bàn về ngôn ngữ chữ viết Chăm tại Malaysia . Cũng theo ông Lộ Minh  Trại , Hội thảo chỉ làm theo kịch bản của PoDharma , mặc dù có rất nhiều ý kiến từ đại biểu trong Hội thảo . Nhưng  PoDharma bấc chấp tấc cả , vẫn giữ lập trường như kịch bản đã soạn sẳn . Theo nhiều đại biểu dư Hội thảo cho rằng ;  Hội thảo quốc tế chỉ là bình phong , nó chủ yếu  phục vụ  của ý  đồ tham vọng của PoDharma , chứ không có gì gọi là dân chủ để bàn về Ngôn ngữ chữ viết Chăm , như Champaka loan tin . Đây cũng chính là lý do , Nghị quyết Hội thảo gởi cho Bộ GD &ĐT Việt nam , bị bác bỏ .

 

3 . Dự án Đại Hội Champa 2007

 

Như đã phân tích ở phần trên . Dự án IOC là một dự án chính trị đầu tay của PoDharma  đã thất bại thảm hại  để lại hậu quả bi đát cho cộng đồng Chăm , kéo thêm làng sóng đố kị đã kích lẫn nhau giữa người đồng tộc Chăm . Đây là nguyên nhân chính đã gây ra mất đoàn kết trầm trọng ở cộng đồng Chăm , mà bấy lâu  nay Champaka đã từng rêu rao do vụ con heo quay bên bàn tiệc Lễ Hội Kate 1996  do IOC  tổ chức . Theo cựu dân biểu Lưu Quang Sang , ông luôn xem PoDharma là người học trò và là người em tinh thần mà ông luôn dành tình cảm đặc biệc cho Dharma , mặc dù trướt đó PoDharm lợi dụng diễn đàn Champaka đã  công kích ông thậm tệ  . Sự kiện trên là một bài học  để PoDharma đúc kết kinh nghiệm để hoạch các dự án chính trị tương lai  bù đắp lại những gì ông đã mất mát  cả uy tín và công sức . Một tia sáng đã mở ra cho PoDharma  giá như ông biết chớp láy cơ hội thời cơ quí hiếm này . Vào năm 2005 , các vị trí thức cao niên Chăm gôm các ông ; Chế Linh , Từ Công Thu , Lưu Quang Sang , Dương Tấn Sở có sáng kiến hình thành Trại hè  thanh niên Champa lần 1 tại i Los Angeles . Cuộc gặp gở này tập trung hầu như người Chăm các vùng ở Hoa kì hầu để hàn gắn vết thương khủng khoảng  10 năm do PoDharm gây ra . Tháng 7 năm 2006 đánh dấu cho sự ra đời Trại hè thanh niên Champa lần II do nhóm thanh niên Champa  Sacramento tổ chức tập trung hầu hết các nhân vật lãnh đạo các hội đoàn như : IOC , HBTVHTT Champa  , HBTVH Champa . Đây là  cuộc hội ngộ hàng  gắn giúp cộng đồng Chăm đoàn kết sau 10 năm xa cách , để tới  hinh thành dự án  Đại hội Champa2007  . Sau khi Trai hè Thanh niên Champa kết thúc , đã quyết định chính thức hình thành  Ban tổ chức Đại hội Champa lần I  2007 bao gồm các ông : Chế Linh Trưởng ban tổ chức , Từ Công Thu và Lưu Quang Sang phó ban tổ chức , Lưu Quang Sáng và Từ Công Nhượng Thư kí .  Ban tổ chức quyết đinh giao PoDharma đảm trách chương trình hồ sơ Đai hội Champa 2007 , dư thảo văn kiện trình Đại hội  , chủ đề Đại hội  . Thông thường kinh nghiệm để tổ chức thành công một Đại hội nhân danh tổ chức hay một Hội đoàn , phải tập trung cả  trí tuệ  , Nghị quyết Đại hội  phải được sự đồng thuận chung trong cộng đồng ,phải phù hợp hoàn cảnh thực tế , phải đăc lợi ít chung và định hướng đúng đắn  cho cộng đồng , đây là yếu tố tấc yếu góp phần thành công Đại hội .Đối với  PoDharma  thì  ông hoàn toàn  làm ngượt lại .

 

4 . Hành trình  đấu tranh dân tộc bản địa

 

- Năm 2007  đánh dấu  LHQ  thông qua tuyên ngôn   về quyền các dân tộc bản địa thế giới (Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết 61/295 ngày 13 tháng 9 năm 2007).Đây là thông tin mới mẻ  khá mơ hồ đối người Chăm, nó ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia , dân tộc . Nên chúng ta cần phải có cái nhìn khach quan đảm bảo nhiều yếu tố .Là người Chăm sống hai chế độ VNCH và CSVN , bản thân tôi cố gắng phân tích một cách trung thực về bản chất về quyền dân tộc bản địa .  Người Chăm suy nghĩ và nhận định gì về Dân tộc bản đia . Tôi đã có cuộc thăm dò hầu hết các tầng lớp tri thức cao niên Chăm về nhu cầu tiếp thu về quyền dân tộc bản địa cụ thể như sau :

 

1 .Tầng lớp các vị chức sắc tôn giáo Chăm :Đa số họ không có nhu cầu và không biết gì quyền dân tộc bản địa

 

2.Tầng lớp trí thức cán bộ công chức : 90% họ không có nhu cầu về quy chế dân tộc bản địa

 

3.Tầng  lớp thanh niên , sinh viên : 20% họ muốn có quy chế dân tộc bản địa

 

4.Tầng lớp nông dân : Họ không có nhu cầu quy chế dân tộc bản địa

 

Để minh chứng điều này , chuyến công du Việt nam của Bà Tiến sĩ  Pratibha Mehta  viên chức đặc trách về về Dân tộc bản địa của Liên hiệp Quốccó về các làng Chăm Ninh, Bình thuận khảo sát nhu cầu tiếp thu về quyền dân tộc bản địa, đa số người Chăm đã trả lời với bà Pratibha Mehta rằng là ; họ không có nhu cầu về quy chế dân tộc bản địa  . Đó là nhận định chung về dân tộc bản địa .

Đó là nhận định chung của người Chăm Việt nam . Còn đối PoDharma nghĩ sao về Dân tộc bản địa ? Nhân danh Tổng biên tập , Tập san Champaka PoDharma trả lời bài viết của Mai Thanh Thanh Truyết \"Chiến lược TQ nhằm biến Tây Nguyên thành Tây Tạng 2\"cho  rằng ;. Sau 1975, dân tộc Chăm đã trở thành một tập thể vô sản, không còn đất đai để canh tác, đang lâm vào cảnh nghèo đói khốn cùng; một tập thể xã hội có nền dân trí vô cùng thấp kém; một cộng đồng tập trung hơn 100,000 người, nhưng không thể tìm được một khối dân sự có đủ khả năng để điều hành một đơn vị hành chánh cấp Huyện, thế thì người Chăm đòi tự trị để làm gì? Nhân tiện đây, tôi cũng xin cho ông biết rằng, giả sử nhà nước Việt Nam hôm nay quyết định ban cho dân tộc Chăm một ân huệ nhằm tái lập lại vương quốc Champa tự trị hay độc lập, riêng cá nhân tôi, tôi không bao giờ chấp nhận để tiếp thu qui chế này. Thế thì đâu là dữ kiện mà ông dựa vào đó để kết luận rằng tôi đang cổ xúy người Chăm đòi phục hưng vương quốc Champa.Đó là nguyên văn câu nói của PoDharma  . Điều này chứng tỏ là PoDharma cũng không có nhu cầu tiếp thu qui chế Dân tộc bản địa dành cho dân tộc Chăm . Thế thì tại sao lâu nay ông ta cứ vận động Chăm đấu tranh đòi Chánh phủ CSVN cộng nhận cho dân tộc Chăm hưởng qui chế này ? Đó là một điều bí ẩn không có người Chăm nào hiểu được ý đồ của vị Tiến sĩ  lắm tài nhiều tậc này  !  PoDharma  dư biết rằng , hành trình đấu tranh cho dân tộc bản địa là một hành trình gian nan vất vả , có thể kéo dài vài trăm năm mới có đủ điều kiện chín mùi , điển hình hai dân tộc ở Mã lai và Đài Loan . Cũng vì tham vọng chính trị một cách ảo tưởng , biết là người Chăm không đủ điều  kiện để tiếp nhận qui chế  Dân tộc bản địa . Nhưng PoDharma tiếp tục theo đuổi mục tiêu chính trị của mình  đã liê n kết hai dân tộc Khome Krom và dân tộc Thượng , thành lập Hội đồng tối cao dân tộc bản địa Việt nam , rồi  phong  cho hai ông Thach Da Ra ( Khomr Krom ) và Ông NayRong ( Thượng )   làm lãnh tụ Hội đồng Bản địa . Trong khi hai ông ngoại tộc này không có uy tín gì trong cộng đồng Khome Krom và Thượng , mà  được PoDharma mời về làm lãnh tụ của Hội đồng dân tộc bản địa VN và xem hai ông này như một chính khách trong ngày họp mặc 4.9.2016 do IOC tổ chức . . Có chăng PoDharma  đưa người Chăm lên diễn hài múa rối chính trị trên diễn đàn LHQ về Quyền dân tộc bản địa . Đây là một viêc  khôi hài chưa từng xảy ra trong lịch sử  người Chăm

 

Kết luận

 

- Tóm lại  PoDharmalà con người rất tham vọng chính trị , cũng chỉ vì muốn trở thành một lãnh tụ Chăm , ông bất chấp tấc cả cho dù việc đó có trái qui luật  chăng đi nữa . Khi cần người Chăm , ông sẽ ca ngợi vô bờ bến và  phong họ đủ thứ chức vị , khi không cần ông sẽ quay lưng  cho Champakachê trách cộng đồng và thậm chí gây ra sự cắn xé lẫn nhau trong nội  bộ cộng đồng Chăm hải ngoại, dù người đó là ai đi nữa , kể cả người thầy của ông . Việc làm của PoDharma luôn luôn đều có một đích và tư lơi riêng cá nhân . Nói cho cùng , cộng đồng Chăm hải ngoại cũng đã mắc mưu nhiều lần ý đồ Po Dharma, và các hoạt động do Po Dharma tổ chức tại hải ngoại cũng đã không có tí gì ảnh hưởng/tác động tích cực nào đến cộng đồng dân tộc Chăm tại VN, thậm chí còn gây phiền hà và làm phức tạp tiêu cực /xáo trộn cho đời cộng đồng Chăm trong nước là sự thật bấy lâu nay.