Inrasara: biểu tượng cho thế lực văn hoá ly khai chống Fulro Print
Written by Sam Ri   
Wednesday, 27 July 2016 07:21
a 1-10

Trên facebook ngày 2-7-2016, tác giả Sam Ri có đưa ra quan điểm về nhà thơ Inrasara và một số thành viên nằm trong gia đình của ông. Trong bài quan điểm này, Sam Ri chứng minh rằng Inrasra chỉ là biểu tượng cho “thế lực văn hoá lý khai” hầu làm hài lòng cho chế độ cộng sản, bằng cách thúc dục Thuận Thị Trụ (phu nhân của Inrasara), làm tay sai cho đội ngũ công an Việt Nam để lên án và bội nhọ những người Chăm đồng đội trong tác phẩm mang tên “Fulro, tập đoàn phản động”. Đây là hành động mua danh bán nước, lợi dụng uy quyền của chế độ cộng sản để dập tan những trí thứ Chăm yêu nước; tẩy chay cơ quan ngôn luận Champaka và phá tan những phong trào đấu tranh đòi Quyền dân tộc Chăm bản địa. Sau đây là nguyên văn bài viết của Sam Ri

 

 

MẶT TRÁI CỦA THẾ LỰC VĂN HÓA LY KHAI

By

Sam Ri

 

Inrasara là biểu tượng cho một thế lực văn hóa ly khai với tư tưởng Fulro trong thời điểm Fulro đã tan rã. Mầm móng của thế lực này bắt nguồn từ bà Thuận Thị Trụ, vợ của ông Inrasara.

 

Khi trở về hợp tác với chính quyền Cộng sản, bà Thuận Thị Trụ đã bêu xấu đồng đội của mình không tiếc lời. Trong thời điểm Fulro đã tan ra thì việc bà Thuận Thị Trụ trở lại hợp tác với chính quyền Cộng sản là có thể chấp nhận. Tuy nhiên công an cộng sản không đến nỗi bắt bà phải bêu xấu đồng đội của mình đến như vậy.

 

Vì vậy việc bà Thuận Thị Trụ cung cấp những thông tin không hay cho nhóm công an cộng sản viết cuốn "Fulro: Tập đoàn tội phạm" là hành động không thể chấp nhận được.

 

Nhờ hành động ly khai trên bà Thuận Thị Trụ và ông Inrasara cùng với thế lực văn hóa ly khai này được chính quyền cộng sản ưu đãi trong một thời gian khá dài. Về sau do bị cộng sản bạc đãi, họ đã tìm đến lý tưởng của tàn dư Việt Nam Cộng Hòa.

 

Vì thế lực văn hóa này đã quay lưng với cộng sản nên họ thường lo sợ bị cộng sản chụp mũ một cách vô cơ, một biểu hiện của sự nhu nhược.

 

Một chuyện hài hước là các con của Inrasara sống trong một gia đình "thau amal" (chó săn), từ ám chỉ cho kẻ phản gián trong tiếng Chăm nên các con của Inrasara nghĩ tất cả ai cũng là "chó săn". Đó là nhận định của Tào Lao (Ngô Thanh Tú), một người theo tư tưởng tư bản chủ nghĩa, có mối quan hệ lâu dài với các con của Inrasara. Vì vậy nếu bạn bị các con của Inrasara nghi ngờ là "chó săn" thì bạn cũng đừng ngạc nhiên.

 

a 1-202

 

Thế lực văn hóa này đã tạo ra hệ lụy không nhỏ đối với xã hội Chăm. Tư tưởng không coi trọng bằng cấp, tuy nó phù hợp với một số điều kiện nhất định nhưng nếu tư tưởng này không được kiểm soát đúng chừng mực thì nó tác động không tốt cho sinh viên, khiến sinh viên sao lãng việc học. Đặc biệt Inrasara đã vô tình tạo điều kiện cho tầng lớp thanh niên lười học, ăn chơi lêu lỏng lộng hành, giả mạo làm "nhà văn hóa" làm xáo trộn đội ngũ trí thức. Tầng lớp thanh niên này rất thích thể hiện bề ngoài "bản sắc văn hóa" của mình kể cả Inra Jaka (Phú Tuệ Năng). Inra Jaka không viết được một bài nghiên cứu nào, không viết được một bài xã luận nào có giá trị. Làm thơ thì anh ta lại làm bằng tiếng Việt như trẻ con mới tập tễnh; trong khi bên ngoài thì Inra Jaka lúc nào cũng nói tiếng Chăm và mặc trang phục Chăm để biểu diễn tỏ ra là "một nhà văn hóa" nhằm đánh lừa giới trẻ thiếu kinh nghiệm.

 

Bản thân Inrasara cũng không có khả năng nghiên cứu khoa học. Ông chỉ là nhà lý luận văn học. Năm 2014 hai cha con Inrasara và Inra Jaka lên thuyết giảng về tôn giáo Bàni cho đại học Hoa Sen một cách hài hước. Ông cho rằng "Người Bàni thờ rất nhiều vị thần Bà La Môn và ngược lại người Bà La Môn cũng thờ Allah", đây là nhận định sai căn bản về tôn giáo Champa. Ông chỉ là nhà lý luận văn học và là nhà thơ, chỉ có vậy. Các phạm trù văn hóa khác thì ông cần khiêm tốn hơn để không phải đưa ra những nhận định sai lầm khiến người ta hiểu sai về nền văn hóa Chăm.

 

Điểm yếu của nhóm nhà văn này là họ không có khả năng sử dụng tiếng Chăm để sáng tác thơ văn. Các "bài thơ tiếng Chăm" của Inrasara thực chất là bản dịch từ tiếng Việt. Inrasara không có khả năng làm thơ tiếng Chăm mặc dù ông giỏi tiếng Chăm. Vì đây chỉ là bản dịch nên ông đã chế ra rất nhiều từ kỳ quặc, vì rất nhiều từ trong tiếng Việt không có nghĩa trong tiếng Chăm và bản dịch thơ của ông cũng không thể có nhịp thơ phù hợp được. Các nhà văn khác như Trà Vigia, Jalau Anưk, Tuệ Nguyên, Đồng Chuông Tử, Kiều Maily cũng tương tự. Họ không biết làm thơ bằng tiếng Chăm. Đó là sự thất bại của nhóm nhà văn này mà tôi đã từng đề cập là "sự thất bại của thế hệ đi trước".

 

Tuy nhiên cộng sản vẫn cho phép nhóm nhà văn này tồn tại để chống lại Champaka. Họ vẫn còn giá trị đối với cộng sản.

 

Những bài liên quan đến Inrasara:

Thi sĩ Inrasara nối gót bà Thuận Thị Trụ để bôi nhọ Fulro
Inrasara : từ loạn luân trong dòng tộc đến loạn luân về ngôn ngữ

 

a-1-20 1