Chăm,Tây Nguyên và Khmer Krom trên diễn đàn bản địa ở Pháp Print
Written by BBT Champaka.info   
Tuesday, 26 July 2016 08:38
aa 10

Hội Đồng Bản Địa Việt Nam là tổ chức tập trung 3 nhóm dân tộc đó là Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom, có trụ sở tại Hoa Kỳ. Đây là tổ chức có mục tiêu đấu tranh nhằm đòi Quyền Dân Tộc Bản Địa phù hợp với Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc ra đời vào năm 2007 mà Việt Nam là quốc gia thành viên đã ký vào hiến chương này.

 

Sau ngày kết thúc của diễn đàn Liên Hiệp Quốc về Quyền của Dân Tộc Bản Địa tại Geneva từ 11 đến 15-7-2016, phái đoàn của Hội Đồng Bản Địa Việt Nam đặt dưới sự hướng dẫn của Thach Tan Dara (Khmer Krom) cùng với 2 thành viên là Nay Rong (Tây Nguyên) và Po Dharma (Chăm) có chuyến công du tại Pháp để bàn về chương trình hợp tác đấu tranh với một số tổ chức của dân tộc Đông Dương có trụ sở ở quốc gia này.

 

Hiệp Ước Hợp Tác giữa

Hội Đồng Bản Địa Việt Nam và Khmer Campuchia

 

Sau một ngày thảo luận, Hội Đồng Bản Địa Việt Nam đã ký một Hiệp Ước Hợp Tác (Memorandum of Understanding) với tổ chức mang tên Khmer Chủ Quyền Đất Đai (Khmer M’Chas Srok) vào ngày 22-7-2016. Hiệp ước hợp tác này nhắm tiến đến mục tiêu như sau:


• Khmer Chủ Quyền Đất Đai (Khmer M’Chas Srok) là tổ chức có mục tiêu đấu tranh nhằm bảo vệ chủ quyền đất đai, cơ chế độc lập, nhân phẩm và tự do của người dân Khmer tại Campuchia

 

• Hội Đồng Dân Tộc Bản Địa Việt Nam (Council of Indigenous Peoples in Today’s Vietnam) là tổ chức hoạt động đòi quyền dân tộc bản địa phù hợp vớ Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc, trong đó bao gồm “quyền tự quyết” và “quyền tự quản” của dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom hiện có mặt tại Việt Nam hôm nay.

 

Lễ ký hiệp ước đã diễn ra tại trụ sở của tổ chức Khmer Campuchia (1 Avenue Beaurepaire, 94100 Saint Maur des Fossés, France), giữa bà Ts. Shakhonn Chak (chủ tịch Khmer M’Chas Srok) và Thach Tan Dara (chủ tịch Hội Đồng Bản Địa Việt Nam) trước 3 nhân chứng: Morton Klar (luật sư nhân quyền), Nay Rong (dân tộc Tây Nguyên) và Ts. Po Dharma (dân tộc Chăm).

 

Hiệp Ước HợpTác ký vào ngày 23-7-2016 là văn kiện pháp lý nhằm giúp hai tổ chức cùng nhau góp phần đắc lực vào cuộc vận động đấu tranh để đạt đến mục tiêu đã đề ra. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, dân tộc Chăm, Tây Nguyên, Khmer Krom và Khmer Campuchia ở hải ngoại đã chấp nhận những nguyên tắc chung hầu liên kết 4 dân tộc này trong cuộc đấu tranh nhằm ngăn chận sự bành trướng của Việt Nam trên lãnh thổ Campuchia và làm áp lực với chính quyền Hà Nội phải công nhận người Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom là thành phần dân tộc “bản địa” chứ không phải là nhóm “thiểu số”, tức là tập thể tộc người từ nước khác sang định cư trên lãnh thổ Việt Nam.

 

aa-20-1
aa-20-2
aa-20-3
aa-20-4

 


Hội Luận về chính sách bành trướng đất đai của Việt Nam

 

Nhân dịp sang Pháp ký hiệp ước hợp tác với dân tộc Khmer Campuchia, phái đoàn Hội Đồng Bản Địa Việt Nam có tham gia buổi Hội Luận về chính sách bành trướng đất đai của Việt Nam do Liên Hiệp Dân Chủ Khmer (Union pour la démocratie du peuple khmer) tổ chức tại Espace Langevin (31-33 Rue Albert 1er, 94600 Choisy-le-Roi, Pháp). Sáu đại biểu có mặt trên diễn đàn của hội luận là:

 

• Ts. Shakhonn Chak, chủ tịch tổ chức Khmer M’Chas Srok

• Ts. Khampheo Phiphak, Liên minh dân tộc Lao (Union for Lao Nation)

• Thach Tan Dara (Khmer Krom), chủ tịch Hội Đồng Bản Địa Việt Nam

• Nay Rong, phó chủ tịch Hội Đồng Bản Địa Việt Nam

• Ts. Po Dharma, thành viên Hội Đồng Bản Địa Việt Nam

• Morton Klar, luật sư quốc tế về nhân quyền

 

Mục tiêu của hội luận nhằm tập trung các dân tộc Đông Dương (Chăm, Tây Nguyên, Khmer Krom, Khmer Campuchia và Lào) để bàn về chính sách bành trướng đất đai của Viêt Nam trong quá trình lịch sử và nêu ra những giải pháp để ngân chận chính sách Nam Tiến của dân tộc Việt. Vấn đề đất đai của dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom bị nhà nước Việt Nam chiếm đoạt sau năm 1975 cũng là chủ đề đưa ra tranh luận. Theo Hội Đồng Bản Địa Việt Nam, dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom tiếp tục đấu tranh với bất cứ giá nào nhằm yêu cầu nhà nước Việt Nam phải hoàn trả lại cho 3 dân tộc này những tài sản và đất đai do mồ hôi nước mắt của họ tạo dựng. Nếu không hoàn trả, nhà nước Việt Nam phải đứng ra bồi thường một cách xứng đáng số lượng diện tích đất đai của Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom do chính quyền Hà Nội đã chiếm đoạt.

 

Trong buổi hội luân, Ts. Shakhonn Chak (chủ tịch tổ chức Khmer M’Chas Srok)

Ts. Khampheo Phiphak (thành viên của Liên Minh Dân Tộc Lào) không ngừng lên tiếng ủng hộ nguyện vọng của dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom, và rất hoan hô chính sách đấu tranh của Hội Đồng Bản Địa Việt Nam đã thành công đưa vấn đề bản địa lên diễn đàn của Liên Hiệp Quốc từ mấy năm qua.

 

aa-20-5
aa-20-6