Ts. Po Dharma gặp chính khách Chăm tại Campuchia Print
Written by BBT Champaka.info   
Thursday, 24 March 2016 02:17
campu 10
Po Dharma và Amad Yahya

Sau một tháng công tác tại Mã Lai, Ts. Po Dharma sang Campuchia ngày 17-3-2013 để tham dự phiên hợp về chương trình nghiên cứu Champa trong khu vực Đông Nam Á. Nhân dịp này, ông dành một ít thời gian để tiếp xúc với một số chính khách người Chăm tại xứ chùa tháp này, đó là Amad Yahya (Phó Bộ Trưởng Bộ Xã Hội, Cựu Chiến Binh và Thanh Niên)   và Halim Nguyễn Xưng (thuộc cơ quan thiện nguyện của Saudi Arabia).

 

 

Vai trò Chăm trong nội các chính phủ Campuchia

 

Campuchia là quốc gia tập trung một cộng đồng người Chăm đông đảo nhất trên thế giới, có vào khoảng 200 ngàn người, hiện sinh sống rải rác dọc theo sông Mekong và Tonle Sap. Đa số người Chăm ở Campuchia theo đạo Hồi chính thống (Islam) và số còn lại là Chăm Bani, vẫn còn giữ một số phong tục tập quán do cha ông để lại, như lễ múa Rija, lễ cúng rùa biển (mbuen nduk), v.v. Đa số người Chăm ở đây sống về nghề nông và chài lưới. Một số còn lại tập trung trong thành phố chuyên về nghề buôn bán.

 

Người Chăm ở xứ chùa tháp là cộng đồng thiểu số có truyền thống nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong nội các chính phủ của Campuchia. Trước năm 1975, thiếu tướng Les Kosem là người Chăm có quyền hành trong quân đội và cơ quan tình báo, rất thân cận với Quốc Vương Norodom Sihanouk và sau này là cánh tay phải của Thống Tướng Lon Nol, Tổng Thống Campuchia 1972-1975. Les Kosem cũng là nhà sáng lập phong trào Fulro đã từng gây bao tiếng vang trên bàn cờ chính trị ở Đông Dương vào năm 1964-1975. Và sau năm 1975, vai trò của dân tộc Chăm nằm trong chính quyền Campuchia càng gia tang gấp bội.

 

Campuchia là quốc gia chịu ảnh hưởng của Pháp về hệ thống tổ chức chính quyền. Tân nội các của chính phủ Campuchia khoá 2013-2018 gồm có 1 Thủ Tướng là Hun Sen; 9 Phó Thủ Tướng, 15 Bộ Trưởng Quốc Gia (Minister of State), 13 Bộ Trưởng trực thuộc văn phòng Thủ Tướng (Minister attached to the Prime Minister), 27 Bộ Trưởng (Minister) và 179 Phó Bộ Trưởng (Secretary of State) và Thứ Trưởng (Under Secretary of State).

 

Hội đồng nội các chính phủ của Campuchia khoá 2013-2018 tập trung nhiều nhân vật gốc Khmer, trong đó dân tộc Chăm chiếm giữ 2 chức Bộ Trưởng trực thuộc văn phòng Thủ Tướng, 5 Phó Bộ Trưởng và 9 Thứ Trưởng. Ba nhân vật người Chăm có tiếng nói quan trọng trong chính quyền Campuchia, đó là:

 

•  Othsman Hassan

Bộ Trưởng trực thuộc văn phòng Thủ Tưởng (Minister Attached to the Prime Minister)  kiêm Phó Bộ Trưởng Bộ Lao Động và Đào Tạo (Secretary of State, Ministry of Labor and Vocational Training). Othsman Hassan là nhân vật cố vấn cho Thủ Tướng Hun Sen về vai trò thương mại với các nước Trung Đông

 

campu osman

 

• Zakaria Adam

Bộ Trưởng trực thuộc văn phòng Thủ Tưởng ( Minister Attached to the Prime Minister). Zakaria Adam là ngưới cố vấn cho Thủ Tướng Hun Sen về vấn đề tôn giáo của người Chăm tại xứ chùa tháp

 

• Ahmad Yahya

Phó Bộ Trưởng Bộ Xã Hội, Cựu Chiến Binh và Thanh Niên  (Secretary of State - Ministry of Social Affaires, War Veterans  & Youth).

 

Ahmad Yahya là người Chăm Campuchia, một thành viên của tổ chức Fulro đã từng sống lưu vong tại Hoa Kỳ sau 1975. Ông là nhân vật có tinh thần quốc gia cao độ, không ngừng đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của dân tộc Chăm trên thế giới và cũng là người đồng hành với Ts. Po Dharma trong phong trào đấu tranh văn hoá Champa tại hải ngoại kể từ năm 1988.

 

Năm 1981, Ahmad Yahya tham gia lực lượng giải phóng Campuchia ra khỏi ách thống trị của Khmer Đỏ, mang tên là  FUNCINPEC do hoàng tử Norodom Ranariddh (con của vua Norodom Sihanouk) thành lập. Sau ngày giải phóng, Ahmad Yahya là dân biểu nằm trong quốc hội Campuchia và kiêm chức Phó Bộ Trưởng  Lao Động vào những năm 1998-2006. Sau ngày sụp đổ của tổ chức FUNCINPEC, Amad Yahya gia nhập Đảng Nhân Dân Campuchia (PPC) của Thủ Tướng Hun Sen và giữ chức Phó Bộ Trưởng Bộ Xã Hội, Cựu Chiến Binh và Thanh Niên trong niên khóa 2013-2018.

 

Bên cạnh những nhà lãnh đạo trong nội các của chính phủ, dân tộc Chăm ở Campuchia còn có một đài phát thanh riêng nói bằng tiếng Chăm và một lực lượng sinh viên hùng mạnh xuất thân từ đại học tư thục mang tên là  Norton University có Campus ở Phnom-Penh. Năm 2016, có khoảng 300 sinh viên Chăm tốt nghiệp từ đại học này do Phó Bộ Trưởng Amad Yahya tài trợ. Năm 2016, lễ cấp bằng tốt nghiệp của đại học Norton University đã diễn ra vào ngày 17-3-2016 tại thủ đô Nam Vang đặc dưới sự khai mạc của Thủ Tướng Hun Sen.

 

Xin bấm vào đây để xem:

 

• Lễ cấp bằng tốt nghiệp của University Norton of Cambodia vào ngày 17-3-2016

https://www.youtube.com/watch?v=i9wz10UKsPE

 

• Sinh hoạt của cựu học sinh Chăm từ Đại Học Norton với Amad Yahya:

https://www.youtube.com/watch?v=zq14XkcwtGQ

 

campu sinh vien

 

Ts. Po Dharma bàn gì với Amad Yahya?

 

Nhân dịp chuyến công du tại Campuchia, Ts. Po Dharma đã gặp lại người bạn thân là Ahmad Yahya với tư cách là người đồng tộc để trao đổi một số vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế, xã hội và văn hoá của dân tộc Chăm hôm nay và nhất là chương trình tổ chức “Lễ kỷ niệm 185 năm Champa bị xoá bỏ trên bản đồ” sẽ diễn ra vào năm 2017.

 

Cũng cần nên nhắc lại, “Lễ kỷ niệm 175 năm Champa bị xoá bỏ trên bản đồ” đã diễn ra vào năm 2006 tại Hoa Kỳ có sự tham dự của Amad Yahya.

 

Sau hai lần gặp gở và thảo luận tại thủ đô Nam Vang, Ts. Po Dharma cho biết rằng Ahmad Yahya đã chấp nhận trên qui tắc “Lễ kỷ niệm 185 năm (1832-2017)  Champa bị xoá bỏ trên bản đồ” sẽ diễn ra ở Campuchia vào nằm 2017 kèm theo một ngày “Hội Luận” mang chủ đề “Tương lai  kinh tế, xã hội và tôn giáo Champa trong thế kỷ thứ 21”. Ts. Po Dharma là người mang trách nhiệm để hình thành dự án này.

 

Cũng cần nhấn mạnh ở đây “Kỷ niệm Champa bị xoá bỏ trên bản đồ” không mang ý đồ phục hưng vương quốc và đòi quyền Champa độc lập, mà là một lễ hội mang màu sắc lịch sử nhằm tưởng niệm những bậc tiền nhân có công xây dựng vương quốc Champa, một quốc gia đã từng đóng góp nhiều yếu tố làm tăng thêm vẽ đẹp cho vườn hoa văn hoá và lịch sử của đất nước Việt Nam đa chủng tộc.

 

campu yahya

 

Cũng theo Ts. Po Dharma, “Hội Luận Champa” nhân ngày “Kỷ niệm 185 năm Champa bị xoá bỏ trên bản đồ” là dự án vô cùng quan trọng nhằm biểu dương tinh thần đoàn kết của dân tộc Chăm trên thế giới và cũng là nơi hội tụ của tất cả các hội đoàn của dân tộc Chăm từ Âu Châu, Mỹ Châu và Á Châu đến tham dự.

 

Trước thực trạng của xã hội Chăm hôm nay, Ts. Po Dharma cho rằng đây cũng là dự án khó khăn nhất, vì chương trình này hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý thức hệ đoàn kết của các nhà lãnh đạo người Chăm và tầng lớp thanh niên Chăm trên thế giới có chấp nhận bỏ qua những buồn phiền trong quá khứ để định hướng lại một “tương lai mới” cho dân tộc này, tức là tương lai của một công đồng Champa ở hải ngoại có một hệ thống tổ chức vừa nghiêm túc vừa chặt chẻ và có nhà lãnh đạo tinh thần, một nhân vật xứng đáng để đại diện cho dân tộc Chăm trên diễn đàn quốc tế, hầu bảo vệ quyền lợi chung của dân tộc này. 

 

Cuộc gặp gở với Halim Nguyễn Xưng

 

Halim Nguyễn Xưng là người Chăm thôn Phước Nhơn (Palei Pa-mblap) tốt nghiệp từ trường đại học Hồi Giáo ở Saudi Arabia, đã từng phục vụ trong chương trình thiện nguyện giúp đỡ Chăm Hồi Giáo ở Hoa Kỳ. Hôm nay, Halim Nguyễn Xưng trở về Campuchia để điều hành chương trình an sinh xã hội dành cho bà con Chăm ở miền xa miền xuôi tại quốc gia này. Mục tiêu của chương trình nhằm mang lại cho bà con Chăm sinh sống tại nông thôn xa lánh thị thành để họ có nguồn nước uống và nhà vệ sinh.

 

campu gieng nuoc

 

Theo Halim Nguyen Xưng, với nguồn tài trợ từ nhiều cơ quan và những nhà mạnh thường quân,  trung tâm thiện nguyện của ông đã xây dựng hàng trăm cái giếng để lấy nước uống và nhà vệ sinh cho những gia đình Chăm sống tại thôn quê hẻo lánh. Chỉ cần hảo tâm 250 đola, Halim Nguyen Xưng có thể xây dựng một cái giếng và một nhà vệ sinh cho một gia đình người Chăm nghèo ở Campuchia. Đây là công trình bổ ích nhằm bày tỏ lòng thiện cảm và tinh thần thương thân tương ái với người Chăm cùng đồng tộc quá nghèo có mặt tại xứ chùa tháp này.

 

campu cau tieu

 

Nhân dịp này, Ts. Po Dharma đã giúp quỉ 600 đola đê xây một cái giếng và hai cái nhà vệ sinh dành cho hai gia đình Chăm ở khu vực Orusey, thuôc tỉnh Kampong Chanang, Campuchia. 

 

Vấn đề tổ chức Bangsachapa của Ts. Thành Đài

 

Nhân cuộc công du này, nhiều người Chăm ở Campuchia có hỏi Ts. Po Dharma về chương trình cấp thẻ “chứng minh nhân dân Bangsachampa” cho người Chăm ở Campuchia do Ts. Thành Đài thực hiện.

 

Với tư cách là nhà nghiên cứu, Ts. Po Dharma cho biết người Chăm ở Campuchia có quyền làm thẻ chứng minh nhân dân riêng mang tên là “nhân dân Bangsachampa” do Ts. Thành Đài ban hành. Nhưng vấn đề quan trọng ở đây không phải là cấp thẻ chứng minh nhân dân Bangsachampa cho người Chăm  mà là nêu ra câu hỏi “thẻ chứng minh nhân dân Bangsachampa” có giá trị hay không đối với luật pháp Campuchia?

 

campu thanh dai

 

Theo Phó Bộ Trưởng Amad Yahya, thẻ “chứng minh nhân dân Bangsachampa” do Ts. Thành Đài ban hành chỉ là chuyện ngoài lề của xã hội, vì chính quyền Campuchia không bao giờ công nhận thẻ “chứng minh nhân dân” này.

 

Hình ảnh phụ hoạ

 

campu nha la
campu nha la 2
campu nha la 3
campu buoi com