Chế Mỹ Lan: Từ Công Phụng là nhạc sĩ Chăm bị “tẩy nảo” Print
Written by Dominique Nguyen   
Wednesday, 10 February 2016 09:06
cml 10
Chế Mỹ Lan

Từ Công Phụng là nhạc sĩ và ca sĩ Chăm có tiếng tâm trong làng văn nghệ Việt Nam và cũng là người đã từng đóng góp công lao rất nhiều trong phong trào đấu tranh  văn hoá Champa ở hải ngoại. Cũng vì trung thành với tinh thần đấu tranh này, Từ Công Phụng đã bỏ công lao và thì giờ quí báu để đến tham dự đêm Đại Nhạc Hội Champa váo tháng 11-2015 tại Hoa Kỳ do thanh niên thiện chí Champa thực hiện.  Thay vì cám ơn và tôn vinh sự hiện diện của Từ Công Phụng, Chế Mỹ Lan, cũng là nữ ca sĩ Chăm trong đêm Đại Nhạc Hội này, đã viết bài đăng tải trên mạng với bao ngôn từ vô cùng “phẫn nộ” và “vô văn hoá” để kết tội, phỉ báng và mạ nhục ca sĩ Từ Công Phụng mà chúng tôi xin tóm tắt và đưa ra phân tích sau đây:

 

  

Từ Công Phụng: nhạc sĩ Chăm “vô tri vô giác” và bị “tẩy nảo”

 

Chế Mỹ Lan viết rằng: 

 

Ông đang đứng trên sân khấu trước mặt hàng ngàn đứa con Chăm tha hương đến từ khắp mọi nơi (…).  Nhưng có ai ngờ, chúng ta về đây để nghe một nhạc sĩ lão thành Từ Công Phụng phát biểu trong những ngày cuối đời của ông một cách vô tri vô giác như thế này:

 

“ Người ta hỏi tôi con cháu của tôi có biết gì về lịch sử văn hóa Chàm không, tôi trả lời rằng tôi còn không biết huống hồ con cháu tôi biểt”.

 

Rồi ông [Từ Công Phụng] cười giòn tan khoái chí như một người đã bị tẩy nảo toàn phần (…)  Phải chăng ông đang cười cho sự nhục nhã của mình hay ông đang hãnh diện về sự vong thân của mình chăng?

 

Quan điểm của chúng tôi:

 

Người Chăm là tập thể vong quốc. Hầu hết người Chăm hôm nay chẳng còn biết gì về văn hoá Chăm của mình nữa. Đây là sự thật của lịch sử. Điều cần được nhắc đến, di sản lịch sử Champa là chủ đề nhạy cảm, không được phép giảng dạy trong các trường lớp tại Việt Nam.

 

cml 20

 

Mỗi người Chăm hôm nay, trong đó có Từ Công Phụng và Chế Mỹ Lan, chỉ đọc lóm, nghe lóm và học lóm về lịch sử Champa của mình, không ai biết nhiều hơn ai cả. Kể từ đó, Chế Mỹ Lan nên xem lại bản thân của mình đã biết gì về nguồn gốc văn hoá Chăm trước khi kết tội Từ Công Phụng là người Chăm “vô tri vô giác”, là nhân vật bị “tẩy nảo toàn phần”, không biết “nhục nhã” về thân phận “vong thân”. Đây là thái độ “kích động hận thù” của một phụ nữ Chăm nhằm quảng cáo lòng ái quốc của mình để mạ nhục Từ Công Phụng hơn là bài bình luận mang tính cách xây dựng và khách quan.

 

Từ Công Phụng: trí thức Chăm xuất thân từ gia đình “vong bản”

 

Chế Mỹ Lan viết:

 

Có lẽ đây là một điều vô cùng bất hạnh cho cả gia đình nhạc sĩ Từ Công Phụng.  Người ta thường nói; “Con hơn cha là nhà có phúc”. Nếu như cha đã vong bản và không biết gì về dân tộc của mình thì con phải tự tìm hiểu về dân tộc của mình chứ. (…) Hiện tượng này (…)  chỉ là sự sĩ nhục và bất hạnh cho riêng gia đình nhạc sĩ Từ Công Phụng.

 

Quan điểm của chúng tôi:

 

Ai cũng biết, Chế Mỹ Lan là phụ nữ Chăm chưa làm được việc gì cho xã hội này, ngoài việc lao động ở nước ngoài để kiếm sống cũng như bao người Chăm khác. Chính vì nguyên nhân đó, Chế Mỹ Lan không nên bày tỏ thái độ quá kiêu ngạo của mình bằng cách dùng những ngôn từ “không khiêm tốn” để dạy đời cho Từ Công Phụng một bài học về: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Chế Mỹ Lan nên chứng minh: Chế Mỹ Lan đã làm gì “hơn cha” của mình trước khi lên án Từ Công Phụng là người không biết “sĩ nhục” là gì.

 

Ai cũng biết, Chế Mỹ Lan là người Chăm đang sống tại quốc gia tự do dân chủ. Nhưng không phải vì thế, Chế Mỹ Lan có quyền lôi thân thân phụ của Từ Công Phụng là cụ Từ Công Xuân ra bình luận một cách “bất lương” trước quần chúng, bằng cách gán cho cụ Từ Công Xuân là người “vong bản”. Đây là thái độ chà đạp lên xương máu của người Chăm đã nằm xuống, vì dù sao đi nữa cụ Từ Công Xuân vẫn là bậc cha mẹ, đã từng giữ chức quận trưởng quận An Phước và dân biểu Chăm trong quốc hội Việt Nam, trong khi đó Chế Mỹ Lan chỉ biết hát vài câu tiếng Chăm và viết vài bài thơ bằng tiếng Việt có nội dung vớ vẩn kia mà.

 

Từ Công Phụng: người “đoạn tuyệt với cội nguồn dân tộc”

 

Chế Mỹ Lan viết rằng:

 

Đây là một hình ảnh, một con người Chăm “vong bản” đoạn tuyệt với cội nguồn văn hóa dân tộc và đang rất lấy làm hãnh diện về điều ấy thay vì cảm thấy xấu hổ và nhục nhã.

 

cml 20-2

 

Quan điểm của chúng tôi:

 

Nếu chúng tôi không lầm, Từ Công Phụng là nhân vật đã từng dấn thân vào phong trào đấu tranh để bảo vệ cho di sản Champa tại hải ngoài hơn 3 thập niên qua. Cũng vì trung thành với nghĩa vụ đối với dân tộc, Từ Công Phụng đã từng có mặt trong ngày lễ hội Kate Champa đầu tiên tại Paris  vào năm 1984; trong đêm văn nghệ Champa tại Kuala Lumpur-Mã Lai (1988); trong các buổi lễ Kate truyền thống do IOC-Champa tổ chức ở Hoa Kỳ từ năm 1989 đến 1995; trong Đại Hội Thanh Niên Champa tại đại học Davis, Sacamento (Hoa Kỳ) vào tháng 5-2016.

 

Điều đáng ghi nhớ nhất, đó là Từ Công Phụng không ngần ngại đến tham gia Đại Hội Champa 2007 tại San Jose (Hoa Kỳ) nhằm kỷ niệm 175 năm Champa bi xoá bỏ trên bản đồ, trong khi đó có nhiều trí thức Chăm không đến tham dự và Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa của Chế Mỹ Lan cũng không dám đứng ra bảo trợ cho ngày lịch sử này, vì sợ phật lòng chính quyền Việt Nam. Thế thì Hội Bảo Tồn Văn Hoá của Chế Mỹ Lan cũng là đám người “vong thân và vong bản” hay sao? Nên nhìn lại bản thân mình trước khi đưa Từ Công Phụng ra bàn bạc.

 

Nếu so với thành tích đấu tranh của Từ Công Phụng, Chế Mỹ Lan chỉ làm được một tập thơ tiếng Việt có nội dung vớ vẩn; Chế Mỹ Lan chỉ có công o bé chế độ cộng sản hầu được phép xuất bản tập thơ của mình tại Việt Nam. Nhưng không phài vì tập thơ này, Chế Mỹ Lan có quyền để kết tội Từ Công Phụng là người Chăm “vong bản”, là trí thức Chăm “đoạn tuyệt với cội nguồn văn hóa dân tộc”. Theo chúng tôi, đây chỉ là bản án có nội dung “liều lĩnh” của một phụ nữ Chăm làm thi sĩ dành cho ca sĩ Chăm là Từ Công Phụng; một tờ cáo trạng “bắt nạt” chưa từng xãy ra  trong lịch sử cận đại của xã hội Chăm. Vì phụ nữ Chăm không ai hành động một cách mù quáng như thế.

 

Từ Công Phụng: ca sĩ thua những thằng sỏ lá và lưu manh

 

Chế Mỹ Lan viết:

 

Không biết nhạc sĩ Từ Công Phụng có nghe câu: Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách (…). Nhà triết học Samuel Johnson đã nói, “Lòng ái quốc là nơi ẩn náo cuối cùng của một tên xỏ lá.”  Dẫu một tên xỏ lá lưu manh (…) họ còn biết đau đớn cho dân tộc của mình huống hồ gì một người đã từng tự hào mình là người trí thức lão thành như ông [Từ Cộng Phụng], chẵng lẽ còn thua một tên sỏ lá lưu manh bần cùng hay sao?

 

Quan điểm của chúng tôi:

 

Dù sao đi nữa, Từ Công Phụng cũng là người nằm trong thế hệ bậc cha mẹ của Chế Mỹ Lan và cũng là nhân vật chưa làm chuyện gì gây tổn thương đến danh dự của dân tộc. Đọc qua đoạn này, chúng tôi đánh giá rằng Chế Mỹ Lan chỉ là phụ nữ Chăm lợi dụng ngòi bút của mình để triệt hạ Từ Công Phụng theo phong cách của những người “chụp mũ” hơn là bài viết nhằm đối thoại với trí thức Chăm trong nghĩa rộng của nó.

 

Từ Công Phụng: khiếp sợ trước cộng đồng người Việt

 

Chế Mỹ Lan viết:

 

Mặc dầu đất nước Champa đã đi vào lịch sử (…) nhưng lịch sử và Vương Quốc Champa (…) vẫn còn nằm trong kho tàn tiến trình lịch sử của nhân loại (…) Vậy thử hỏi tại sao một trí thức Từ Công Phụng phát biểu rằng:

 

“Tôi không thích nhắc lại lịch sử bởi vì tôi nghĩ nhắc lại lịch sử chỉ khơi lại hận thù”?   (…)  Làm người phải nên biết mình là ai và mình từ đâu đến.  Đây là điều tối thiểu nhất mỗi người trong chúng ta ai cũng phải biết.  Chứ vong thân chẵng biết mình là ai thì quá ư tội nghiệp.

 

Quan điểm của chúng tôi:

 

Từ Công Phụng là người có ý thức cao về nguồn gốc của mình. Chính vì nguyên nhân đó, Từ Công Phụng dám đến tham gia cả Đại Hội kỷ niệm 175 năm Champa mất nước. Nhưng bàn đến lịch sử Champa trước cộng đồng người Việt có mặt trong Đại Nhạc Hội là vấn đề nhạy cảm có thể gây ra mối hận thù dân tộc Chăm-Việt. Chính vì nguyên nhân đó,Từ Công Phụng từ chối nói đến lịch sử trước mặt quần chúng Việt Nam trong dịp này. Đây là hành động đáng khen ngợi và hoan hô trong việc giao tế, chứ không phải là phong cách cúi lạy người Việt trong hội trường như Chế Mỹ Lan nêu ra.

 

Cũng vì vấn đề tế nhị và nhạy cảm đó, Chế Mỹ Lan cũng không giám nói một lời gì về lịch sử Champa trước cán bộ cộng sản trong những lúc Chế Mỹ Lan về Việt Nam thăm nhà. Phải xem lại bản thân mình trước khi lên án Từ Công Phụng.

 

Từ Công Phụng: nhạc sĩ vô danh tiểu tốt

 

Chế Mỹ Lan viết:

 

Nói về danh từ nhạc sĩ hay thi sĩ là nói về những người có tâm hồn cảm xúc trước sự đau đớn khổ ái của một dân tộc.  Một Châu Kỳ, nhạc sĩ Việt Nam (…) còn xúc động cho dân tộc Champa (…).Từ Công Phụng tự hào và hãnh diện về những nhạc tình của ông, nhưng nều so sánh ông và những nhạc sĩ ấy thì ông chẵng là gì cả.

 

cml 20-4a

 

Quan điểm của chúng tôi:

 

Đọc qua đoạn này, độc giả đánh giá ngay Chế Mỹ Lan chỉ muốn làm nghề dạy đời về phương pháp yêu dân tộc “tự phong” thì đúng hơn. Không có đạo luật nào qui định cho những nhạc sĩ, thi sĩ hay văn sĩ người Chăm phải nhắc đến chữ “Chăm” hay “Champa” trong tác phẩm của mình.

 

Theo chúng tôi, thà không nhắc đến hai thuật ngữ này, còn hơn quảng cáo rùm beng từ  “Chăm” và “Champa” trong tác phẩm của mình, nhưng chính tác giả này không dám ra trực diện đấu tranh một khi danh dự, quyền lợi và di sản Champa bị đe doạ. 

 

Trước khi lôi tên Từ Công Phụng ra bàn bạc trước quần chúng về long yêu nước, Chế Mỹ Lan nên xem lại những gì Chế Mỹ Lan đã viết về dân tộc Chăm trong tập thơ “Dấu chân về nguồn” xuất bản tại Việt Nam năm 2013 và những gì mà Chế Mỹ Lan “đã làm”cho dân tộc Chăm.

 

Từ Công Phụng: nhạc sĩ không có tế bào yêu nước

 

Chế Mỹ Lan viết:

 

Nhạc sĩ Phạm Duy biết yêu nước, yêu tiếng mẹ từ khi mới ra đời.  Còn Nhạc sĩ Từ Công Phụng đã sắp đến lúc gần đất xa trời vẫn không biết gì về dân tộc mình (…) Hình như trong Từ Công Phụng chỉ có tế bào yêu đương đôi lứa chứ không có tế bào yêu nước?  Những đền xưa tháp đổ phiêu tán khắp nơi vẫn không làm run động trái tim của người nhạc sĩ này.  Ông không biết thổn thức cho dân tộc mình thay vì thường vay khóc mướn cho cuộc tình Yuen vớ vẫn.

 

Quan điểm của chúng tôi:

 

Người biết hát tiếng Chăm hay sáng tác nhạc bằng tiếng Chăm không phải là yếu tố để định nghĩa lòng thương yêu dân tộc Chăm.

 

Chế Mỹ Lan đừng quên rằng có nhiều người Chăm biết nói tiếng Chăm, biết đọc chữ Chăm và biết hát tiếng Chăm nhưng lại làm tay sai cho đối tượng thù địch để chống lại di sản văn hoá Chăm do cha ông để lại. Chính đó là vấn đề thiết yếu mà Chế Mỹ Lan nên đưa ra phân tích.

 

Và hôm nay cũng có nhiều ca sĩ, thi sĩ và nhạc sĩ Chăm huyên hoang ca ngợi bản thân mình có “tế bào” yêu nước, nhưng không dám hành động một chút gì cho dân tộc và đất nước. Hát tiếng Chăm và đấu tranh cho dân tộc Chăm là hai vấn đề khác nhau. Xã hội Chăm không cần ai hát cho dân tộc Chăm, mà là hành động để bảo vệ cho dân tộc này. Đó là chủ đề quan trọng mà Chế Mỹ Lan nên đi tìm câu trả lời.  

 

Theo chúng tôi, Chế Mỹ Lan nên xem lại trong bản thân mình có “tế bào yêu nước” hay không trước khi lên án Từ Công Phụng. Những người thường tự cho mình có “tế bào yêu nước” đôi khi cũng có phản bội lại đất nước mình.

 

cml 20-5a

 

Không nên dùng từ hoa mỹ để ca tụng Từ Công Phụng

 

Chế Mỹ Lan viết:

 

Đây là Đại Nhạc Hội Champa chứ không phải là đêm liveshow của nhạc sĩ Từ Công Phụng dành cho những ca khúc Việt Nam vô bổ không liên quan gì đến văn hóa Chăm (…) Chúng ta có đáng tốn công sức dành những từ hoa mỹ ca ngợi người này không?  Một nhạc sĩ Từ Công Phụngchẵng biết gì về dân tộc mình nhưng lại được tôn vinh ca tụng hoa mỹ vô bổ quá đi mất (…)

 

Quan điểm của chúng tôi:

 

Đây chỉ là văn chương ganh tị và hiềm thù giữa hai người Chăm  làm nghề ca hát trong đêm Đại Nhạc Hội 2015,  chứ không phải là bài phân tích nghiêm túc về xã hội Chăm nữa.

 

Phu nhân của Từ Công Phụng: đàn bà nói sàm nhảm

 

Chế Mỹ Lan viết:

 

Phu nhân của Từ Công Phụng nói sàm nhảm nhí trên đêm Đại Nhạc Hội. Ban Tổ Chức phải cần nên xem lại sự chọn lọc những người xứng đáng để lên phát biểu trong một ngày trọng đại này (…) Con cháu Champa không học được điều gì từ phu nhân của nhạc sĩ Từ Công Phụng ạ! (…) Lần sau đừng mở quạt lớn quá vô tình khơi ngọn gió thổi “rác” lên sân khấu tội nghiệp con cháu Chăm phải quét dọn (…). Theo tôi, Đại Hội Champa thành công hơn nhiều nếu cắt đi phần nhạc sĩ Từ Công Phụng.

 

cml 20-3a

 

Quan điểm của chúng tôi

 

Chúng tôi không ngạc nhiên cho lắm khi đọc qua đoạn này. Hết mạ nhục ca sĩ Từ Công Phụng, chửi bới thân phụ của Từ Công Phụng là cụ Từ Công Xuân, nay Chế Mỹ Lan lại ra mặt chửi luôn phu nhân Từ Công Phụng. Đây là hành động “xấc xược” không biểu tượng cho phong cách cư xử của người phụ nữ Chăm trong xã hội hôm nay.

 

Tẩy chay ca sĩ Việt Nam trong Đại Nhạc Hội Champa

 

Chế Mỹ Lan viết:

 

Ban Tổ Chức hãy xem lại rằng có nên mướn những Ca Sĩ Yuen đến trong đêm Đại Nhạc Hội Champa không? Tại sao phải bỏ tiền ra để trả cho những ca sĩ nghiệp dư Yuen để hát những ca khúc Việt Nam trong đêm Đại Nhạc Hội mang tên Champa là sao? Tại sao những ca sĩ Chăm phải bỏ thời gian và tiền vé máy bay đến và còn ủng hộ tiển để trả cho những ca sĩ nghiệp dư Yuen?  Quí vị không thấy nực cười lắm sao?  Trong khi ca sĩ Chăm đến hát phải tự mua vé máy bay còn đóng tiền để trả cho Yoen nghiệp dư là sao nhĩ!  Ban Tổ Chức nghĩ sao về điều này ạ!

 

Quan điểm của chúng tôi:

 

Chế Mỹ Lan là thành viên trong nhóm thiện chí chủ trương tổ chức Đại Nhạc Hội và cũng là ca sĩ trong đêm văn nghệ này. Bích chương Đại Nhạc Hội đã đăng tải hơn cả tháng trước ngày văn nghệ, tại sao Chế Mỹ Lan không yêu cầu Ban Tổ Chức xoá bỏ đi chương trình ca sĩ Việt Nam trong đêm Đại Nhạc Hội Champa, nhưng lại than phiền sau ngày ngày văn nghệ. Điều này có thể làm cho độc giả hiểu lầm rằng Ban Tổ Chức Đại Nhạc Hội Champa cũng không hiểu biết gì về bản sắc văn hoá Champa, thành ra phải mời ca sĩ Việt Nam lên diễn tuồng trên sân khấu dành cho nghệ thuật ca hát Champa.

 

Kết luận

 

Chế Mỹ Lan là phụ nữ Chăm gốc Bình Thuận hiện định cư ở Hoa Kỳ, một nhân vật có tiếng tâm trong cộng đồng Chăm ở hải ngoại, không phải vì những công trình đấu tranh cho dân tộc Chăm mất nước, mà là phát xuất từ phong cách quá tự cao và tự đại về lòng ái quốc của mình để rồi từ đó Chế Mỹ Lan thường dùng những ngôn từ “vô văn hoá” để càn quét những trí thức Chăm không cùng quan điểm với mình. Đây chỉ là hiện tượng mang tính cách cá nhân của Chế Mỹ Lan, chứ không phải là bản chất chung của người phụ nữ Chăm hôm nay.

 

cml 10-1

 

 

 

 

 

Dominique Nguyen