Trẻ em Chăm đuối sức vì phải học 3 thứ tiếng Print
Written by BBT Champaka.info   
Sunday, 12 January 2014 06:14
tre em 10

Ngày 12-1-2014, web Thanh Niên Online cho biết Ninh Thuận có 25 trường dạy tiếng Chăm ở cấp tiểu học với trên 8.000 học sinh. Trong đó phần lớn học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 đang học 3 thứ tiếng: Việt, Anh và Chăm (3 tiết/tuần) nên đuối sức. Theo ông Tô Mnh Tường, Hiu trưởng Trường tiu hc Thành Hi

(TP. Phan Rang-Tháp Chàm) trường có gn 50% (163/337) học sinh dân tc Chăm, phn ln nhng học sinh người Chăm hc các khi lp 3, 4, 5 đều t ra đui sc và cht lượng khó đạt theo yêu cu v chun kiến thc và k năng ca chương trình. Mi tun có 5 bui hc thì lp 4 và 5 phi hc mi bui 6 tiết, lp 3 có 3/5 bui 6 tiết.

 

 

Vi vic phi xếp thi khóa biu dy và hc 6 tiết mi bui, hiu trưởng tt c các trường tiu hc đều vi phm Quyết định s 16/2006 ngày 5.5.2006 ca B GD-ĐT cũng như Công văn 1378 ca S GD-ĐT v hướng dn thc hin nhim v năm hc 2012 - 2013 đối vi cp tiu hc. Nhng văn bn này quy định kế hoch dy hc và giáo dc đối vi lp mt bui/ngày: thi lượng ti đa 5 tiết/bui, ti thiu 5 bui/tun.

 

*

 

Theo chúng tôi, chương trình trẻ em học 3 thứ tiếng cũng thường xảy ra ở môt số quốc gia Đông Nam Á, như Singapor, Mã Lai. Tại hai quốc gia này, học sinh người Hoa phả học từ lớp mẫu giáo đến trung học ba thứ tiếng: Hoa, Mã Lai và Anh, nhưng khi ra trường họ nói và viết thông thạo cả 3 thứ tiếng. Đó là thí dụ quí giá mà VN nên học hỏi.

 

Riêng về trẻ em Chăm, khi học xong chương trình tiếng Chăm của Ban Biên Soạn ở cấp tiểu học, hầu hết các đứa trẻ này học cho có lệ, vì đọc không thông thạo chữ Chăm do thầy cô dạy trong trường lớp, so với trình độ tiếng Việt. Chính đó là vấn đề mà dân tộc Chăm cần nêu ra có chăng thầy cô chưa có đủ trình độ dạy tiếng Chăm hay sách giáo trình dạy tiếng Chăm không có giá trị cao về mặt khoa học giáo dục. Bên cạnh đó, các trẻ em này cũng không đọc được chữ Chăm do cha mẹ họ viết, vì chữ Chăm của Ban Biên Soạn có 3 ký tự mới trong bản chữ cái, hoàn toàn khác biệt với akhar thrah Chăm truyền thống.

 

Nhiều thông tin từ Việt Nam cho biết hầu hết các thầy cô dạy tiếng Chăm tại tỉnh Ninh Thuận cũng không đọc thông thạo chữ Chăm in trong sách giáo trình. Trước khi đến trường lớp, một số thầy cô phải luyện trước cách đọc chữ Chăm và một số thầy cô phải phiên âm bài giảng dạy bằng chữ La Tinh để cho dễ nhớ.

 

Thầy cô dạy tiếng Chăm không thông thạo chữ Chăm làm sao các con em Chăm giỏi tiếng Chăm được. Đậy là thí dụ điển hình: Một học sinh Chăm học hết cấp tiểu học đọc một trang tiếng Việt trong sách giáo trình chỉ cần 4 phút, trong khi đó họ đọc 1 trang tiếng Chăm trong sách giáo trình hơn 20 phút chưa xong và đôi khi còn phải đánh vần nữa. Người Chăm gọi đây là “bac akhar yau tuh aia di akaok ada” (học chữ như đổ nước trên đầu vịt).

 

PHIẾU KHẢO SÁT CHỮ VIẾT CHĂM

 

 
Phiếu này nhằm khảo sát về thực trạng và nhu cầu học chữ Chăm hiện nay để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học. Rất mong quý ông (bà) dành ít thời gian trả lời các câu hỏi.
 
Xin bấm vào: PHIẾU KHẢO SÁT CHỮ VIẾT CHĂM