Kate 2015: Hoan hô Việt Nam có chính sách bảo tồn đền tháp Champa Print
Written by BBT Champaka   
Thursday, 15 October 2015 07:18
kate01a

Kate là lễ tục của cộng đồng Chăm Balamon thường diễn ra hàng năm vào ngày 1 tháng 7 Chăm lịch , nay trở thành lễ hội lớn nhất của dân tộc Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, nơi tập trung hàng ngàn người cả Chăm Balamon lẫn Chăm Bani, chưa  nói đến khách du lịch, để cùng nhau chúc mừng mùa Kate.

 

Kate có mục tiêu dâng hiến những lễ vật cho thần linh Champa, cả thần Ahier và thần Awal, có công đem lại mưa thuận gió hoà và đời sống an bình cho bà con Chăm, chứ không phải là ngày kỷ niệm bậc tiền nhân hay chiến sĩ Champa đã hy sinh vì đất nước như một số trí thức Chăm ở hải ngoại hiểu lầm.  Khởi đầu cho lễ tục Kate, là buổi lễ do các bậc tu sĩ Chăm Balamon chủ trì trên đền tháp, ngày sau là Kate trong làng và sau đó là Kate trong gia đình Chăm Balamon. Trong ngày Kate, Chăm Bani cũng thường lên cúng trên đền tháp nếu ai có hứa với thần linh, nhưng Chăm Bani không tổ chức Kate trong thôn làng hay trong gia đình của họ.

 

Cũng như những năm khác, Kate 2015 cũng là lễ hội rất linh đình. Nhưng Kate 2015 có nhiều sự thay đổi đáng chú ý,  đó là nhà nước Việt Nam có chính sách quan tâm hơn đến đền tháp Champa, được xem như trung tâm tín ngưỡng thiêng liêng của dân Chăm, nhưng đã trở thành di sản văn hoá của quốc gia Việt Nam. Để bảo tồn bản sắc linh thiêng của đền tháp Chăm, nhà nước Việt Nam đã  đưa ra một số quyết định viết trên bản cấm như:

 

• Cấm đừng ngồi trên đền tháp

• Không mặc váy, quần ngắn vào tháp

 

Theo chúng tôi, đây là sự quyết định vô cùng quí giá mà nhà nước Việt Nam đã dành cho dân tộc Chăm hầu bảo vệ tính trang nghiêm và linh thiêng của đền tháp. Nhưng bên cạnh đó, nhà nước Việt Nam cũng nên xét lại một số sinh hoạt văn hoá thường dùng đền tháp Champa làm nơi  hoạt cảnh cho các màng văn nghệ trần truồn loã thể mang tên là vũ Apsara của dân tộc Chăm do nhà đạo diễn Đặng Hùng chế biến. Vì đây là màng vũ phản văn hoá không phù hợp với truyền thống, vì dân tộc Chăm không có màn vũ này.

 

Hy vọng rằng trong tương lai, nhà nước Việt Nam sẽ có những tấm bản khác ngân cấm

 

•  Vũ Apsara trần truồn trên đền tháp

• Đốt nhan trước thần linh trong đền tháp

• Treo hình tượng Phật giáo trên đầu thần linh

 

Những bản cấm này chỉ nhằm tôn trọng di sản tinh thần của một dân tộc, rất phù hợp với chủ trương của đảng và nhà nước đối với hệ thống tín ngưỡng dân tộc bản địa tại Việt Nam hôm nay.

 

kate01
kate02
kate03
Đây là màn vũ vô văn hoá, không thể múa trước đền tháp Chăm
kate04
Đây là vũ khiêu dâm, không nên đưa vào văn nghệ tryền thống Chăm
kate05
Nhà nước VN cấm mắc váy này trong đền Chăm rất là hợp lý
kate06
Quang cảnh Kate 2015
kate07
Tu sĩ Chăm Balamon trong ngày Kate 2015
kate08
Quang cản Kate 2015