Đại Hội Champa 2015: diễn đàn thanh niên về định mệnh của người Chăm Print
Written by BBT Champaka.info   
Tuesday, 14 April 2015 00:47
dai-hoi-15-10

Sau tám thế kỷ chiến tranh tương tàn chống lại chính sách Nam Tiến của Đại Việt, Champa là một vơng quốc hùng mạnh xưa kia chỉ để lại cho hậu thế hôm nay một chuổi di tích lịch sử điêu tàn và hoang phế nằm ngỗn ngang ở miền trung Việt Nam và một cộng đồng người Chăm khảong 100 ngàn người sống chui nhủi ở Ninh Thuận, Bình Thuận và Châu Đốc, cộng thêm hơn 400 ngàn người sống lưu lạc ở hải ngoại. Trong chỉ số của người Chăm còn sống xót, cộng đồng Chăm ở Việt Nam đã trở thành một chủ đề khúc mắc nhất mà các nhà lịch sử học thường đưa ra tranh luận chung quanh vấn đề: có chăng người Chăm ở Việt Nam sẽ bị diệt vong trong thế kỷ thứ 21 này, không phải do bơm đạn chiến tranh hay chính sách diệt chủng của chế độ nào, mà là “bị đồng hoá” hay “tự đồng hoá” mình để trở thành một dân tộc lai căng, vì không kháng cự nổi với sức ép không lổ của dân tộc lớn tập trung hơn 80 triệu người Kinh, nắm toàn quyền chính trị từ tổ chức trung ương đến hạ tầng cơ sở.

 

Để trả lời cho câu hỏi vừa nêu ra, dân tộc Chăm rất mong đợi kết quả của Đại Hội Champa 2015 với chủ đề: “Hồi sinh lại vấn đề Champa: Chuyển hướng từ quá khứ đến tương lai” (Regenerating Champa: Transitioning indentity from past to future) sẽ diễn ra tại đại học Davis của tiểu bang Cafifornia (Hoa Kỳ) vào ngày 24 tháng 5 năm 2015, do IOC-Champa tổ chức, với sự bảo trợ của:

 

• Viện Phát Triển Giáo Dục Đông Nam Á, đại học Davis

• Viện Nghiên Cứu Mỹ Á, đại học Davis

• Viện Nghiên Cứu Dân Bản Địa châu Mỹ, đại học Davis

• Hội Đồng Phát Triển Văn Hoá Xã Hội Champa có trụ sở ở Hoa Kỳ.

 

dai-hoi-15-20a
Bích chương đại hội 2015

 

Đại Hội Champa 2015 sẽ mỡ màng qua buổi lễ ra mắt tác phẩm “Vương quốc Champa: Địa dư, dân tộc và lịch ” của Gs. P-B. Lafont do Jay Scarborough chuyển ngữ sang tiếng Anh. Tác phẩm này đã xuất bản trước tiên bằng tiếng Pháp sau đó chuyển ngữ sang tiếng Việt và hôm nay dịch sang tiếng Anh dành cho những độc giả không chuyên về tiếng Pháp và Việt. Đây là tác phẩm quí giá nhằm giúp dân tộc Chăm nhất là thế hệ thanh niên Chăm trưởng thành ở xứ lạ quê người tiếp thu những gì đã xảy ra trong quá trình lịch sử của vương quốc Champa, từ ngày lập quốc vào thế kỷ thứ 2 cho đến ngày xụp đổ của quốc gia này vào 1832.

 

Đại Hội Champa 2015 đặt dưới sự điều hành của hai cô Julie Thi Underhill và Azizah Ahmad, với sự hổ trợ của cô Asma, Amina, bốn phụ nữ gốc Chăm xuất thân từ đại học Hoa Kỳ. Mọi chi phí về hội trường, trang thiết bị và buổi ăn trưa do Đại Học Davis đài thọ. Sự yểm trợ về tài chánh của đại học Davis cho ngày Đại Hội Champ 2015 là công trình đáng khích lệ mà các cô Julie Thi Underhill, Azizah Ahmad, Asma, Amina đã thành công thực hiện.

 

dai-hoi-15-20c
Lịch sử Champa bằng tiếng Anh

 

Mục tiêu: Diễn đàn thanh niên Chăm về định mệnh của dân tộc Chăm

 

Đại Hội Champa 2015 là là diễn đàn dành cho tầng lớp thanh niên và sinh viên Chăm, có cơ hội để trình bày và phân tích những gì đã xảy ra trong quá trình lịch sử Champa hầu rút ra kinh nghiệm để định hướng lại bước tiến về tương lai trong cuộc vận động đấu tranh để bảo vệ cho sự sống còn của dân tộc Chăm trong thế kỷ thứ 21 này. Những đề tài quan trọng mà Đại Hội Champa 2015 sẽ đưa ra điễn đàn, đó là:

 

• Xã hội Chăm đang trải qua một cơn khủng hoảng gần 4 thập niên qua, một xã hội không tổ chức và không nhà lãnh đạo tinh thần, trong đó mỗi thành viên người Chăm chỉ gắn bó với nhau qua chủ thuyết gia đình và phe nhóm trị, không còn niềm tin và nghị lực để nghĩ đến thế nào là định mệnh của dân tộc Chăm trong thế kỷ thứ 21 này. Chính đó là trọng tâm “vấn đề thứ nhất” mà thế hệ thanh niên Chăm có mặt trong ngày Đại Hội Champa 2015 sẽ mang lại một tia sáng mới hầu hàn gắn lại những vết thương đã cấu xé xã hội Chăm từ mấy năm qua.

 

• Thanh niên Chăm hôm nay là thế hệ không còn đóng vai trò “rường cột nước nhà” nữa, một tập thể đang sống theo phe nhóm, không liên kết với nhau qua ý thức hệ dân tộc cùng chung một dòng máu của lịch sử, để cùng nhau xây dựng mái nhà Champa chung, góp phần vào cuộc vận động đấu tranh chung, một khi danh dự, quyền lợi và di sản văn hoá Chăm bị đe doạ. Chính đó là trọng tâm “vấn đề thứ hai” mà thế hệ thanh niên Chăm có mặt trong ngày Đại Hội Champa 2015 sẽ mang lại một vài niềm tin mới về vai trò và trách nhiệm của mình đối với dân tộc và quê hương đổ nát trong thế kỷ thứ 21 này.

 

• Dân tộc Chăm hôm nay là tập thể vô sản, nghèo đói và bần cùng, vì tài sản và đất đại của họ bị chiếm đoạt sau năm 1975. Sự nghèo đói đó đã biến giới trẻ Chăm trở thành một thế hệ tiêu cực, không phương tiện để tiến thân trong nền giáo dục hay tiếp cận với nền kỷ thuật tân tiến hiện đại, không đủ tiềm năng để góp phần vào tầng lớp dân sự hầu lãnh đạo, chỉ huy và lèo lái xã hội Chăm theo kịp đà tiến của nền văn minh đang diễn ra trong thế kỷ thứ 21 này. Chính đó là trọng tâm “vấn đề thứ ba” mà giới thanh niên Chăm có mặt trong ngày Đại Hội Champa 2015 sẽ mang lại một hướng đi mới cho dân tộc Chăm hôm nay.

 

• Là công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhưng người Chăm hôm nay chỉ là người dân ngoại lệ, không có quyền gì trên định mệnh của mình. Đền tháp Chăm bị bao vây để trở thành trung tâm thu tiền khách du lịch. Hệ thống tổ chức xã hội và gia đình Chăm truyền thống hoàn toàn bị xụp đổ. Ý thức hệ đạo đức, phong tục tập quán Chăm hoàn toàn bị tan rã. Thôn xóm Chăm đang lâm vào tình trạng bất ổn vì nạn trộm cướp. Ngay cả ngôn ngữ chữ viết Chăm, một di sản văn hoá do cha ông để lại, cũng bị chỉnh lý, sửa đổi để trở thành chữ viết lai căng mất gốc, v.v. Chính đó là trọng tâm “vấn đề thứ tư” mà tầng lớp thanh niên Chăm có mặt trong ngày Đại Hội Champa 2015 sẽ nêu ra một giải pháp mới để cứu vớt dân tộc Chăm hôm nay.

 

dai hoi 15-20b
Trái sang phải: Khaleelah Po Rome, Azizah Ahmah và Julie Thi Underhill

 

*

Đại Hội Champa 2015 là diễn đàn dành cho thanh niên Chăm có cơ hội để trình bày quan điểm của mình về định mệnh của dân tộc Chăm trong thế kỷ thứ 21. Nhưng liệu rằng các thanh niên Chăm tại hải ngoại hôm nay, như thanh niên của Hội Văn Hoá Truyền Thống Champa, Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa, Thanh Niên Chăm Palei Ram, v.v. sẽ có mặt trong ngày Đại Hội Champa 2015 hay không? Sự hiện diện của họ là yếu tố quyết định để chứng minh rằng “thanh niên là rường cột nước nhà”, là thế hệ tiếp nối, có tư tưởng độc lập, sẳn sàng xoá bỏ mọi chủ thuyết gia đình và phe nhóm, để cùng nhau xây dựng mái nhà chung của Thanh niên Champa hầu lãnh trọng trách trước lịch sử trong các cuộc vận động đấu tranh bảo vệ danh dự, quyền lợi va di sản văn hoá Champa trong thế kỷ thứ 21 này.

 

Sự hiện điện đông đảo của thanh niên Chăm trong ngày Đại Hội Champa 2015 là biến cố lịch sử nhằm chứng minh rắng dân tộc Chăm là những kẻ “vong quốc” nhưng không phải là những người “vong thân”. Vì rằng, nguyên vọng chung của dân tộc Chăm hôm nay chỉ mong muốn các tầng lớp thanh niên Chăm chấp nhận sống với nhau trong một mái nhà Champa chung để làm một chút gì cho quê hương đổ nát. Tiếc rằng, nguyện vọng này không nằm trong bàn tay của dân tộc Chăm nữa mà là tuỳ thuộc vào ý thức hệ đoàn kết dân tộc của những tầng lớp thanh niên Chăm đang lưu vong tại hải ngoại hôm nay.