IOC-Champa có mặt trên diễn đàn LHQ về quyền dân tộc thiểu số Print
Written by BBT Champaka.info   
Saturday, 30 November 2013 01:38
ioc 10
Phái đoàn IOC-Champa tại LHQ

Theo nguồn tin từ Hoa Kỳ cho biết, hàng năm, tổ chức IOC-Champa thường gởi một phái đoàn đến Geneva (Thuỵ Sĩ) để tham dự diễn đàn của Liên Hiệp Quốc về Dân Tộc Thiểu Số. Năm nay, phái đoàn IOC-Champa đặt dưới sự hướng dẩn của 3 phụ nữ Chăm trẻ xuất thân từ đại học Hoa Kỳ: Khaleelah Po Rome, Azizah Ahmah và Julie Thi Underhill đã tham gia diễn đàn của LHQ về: “Quyền Tự Do Tôn Giáo và Tín Ngưỡng của Dân Tộc Thiểu Số” được tổ chức tại Geneva vào ngày 27-28 tháng 11 năm 2013.

 

 

 

Cô Azizah Ahmah là thanh nữ Chăm lớn lên trong gia đình nề nếp mà thân phụ của cô là ông Haji Ahmad, vị đã từng tham gia trong các cuộc hoạt động xã hội tại Sacramento. Vào tháng 7 vừa qua, cô Azizah đã đại diện cho IOC-Champa cùng với đại diện của các phái đoàn tôn giáo khác đến dự cuộc họp về sự đàn áp tôn giáo tại VN với ông Daniel Baer, Thứ Trưởng của Bộ Ngoại Giao tại Hoa Thịnh Đốn. Hiện nay, cô phục vụ Cơ Quan Luật Sư Á-đông tại Hoa Thịnh Đốn.

 

Cô Khaleelah Po Rome là con gái của ông Musa Porome, Chủ Tịch của tổ chức IOC-Champa. Cô Khaleelah đã từng giữ chức đại diện cho IOC-Champa tham gia Ngày Vận Động Nhân Quyền cho Việt Nam vào tháng 6 vừa qua. Cô đã từng tham gia vào hoạt động Nhân Quyền, mang tiếng nói của dân tộc Chăm tại Hạ Viện và Thượng Viện Hoa Kỳ.

 

Cô Julie Thi Underhill cũng là một cô gái Chăm lai Pháp hiện là giảng viên tại trường UC Berkeley, một trường Đại Học rất nổi tiếng tại California. Cô là thí sinh Tiến Sĩ đang chuẩn bị luận án về lịch sử và giai thoại Chăm. Cô Julie đã từng đại diện cho IOC-Champa tham dự Hội Nghị Dân Tộc Thiểu Số vào năm 2011 và đây là lần thứ hai.

 

Ngoài việc yểm trợ quảng bá văn hoá Chămpa, tổ chức IOC-Champa còn tham gia các hoạt động nhân quyền và bảo vệ quyền lợi của Dân Tộc Thiểu Số Chăm và các dân tộc thiểu số trên thế giới nói chung.

 

02 khaleelah-speech
Cô Khaleelah Po Rome, đại diện phái đoàn IOC-Champa đang đọc diễn văn tại LHQ

 

Sau đây là bản chuyễn ngữ sang tiếng Việt  diễn văn của tổ chức IOC-Champa được trình bày trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc về Dân Tộc Thiểu Số kỳ 6 tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 27-28/11/2013:

 

Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc về:

Quyền Tự Do Tôn Giáo và Tín Ngưỡng của Dân Tộc Thiểu Số

ngày 27-28 tháng 11 năm 2013

tại Geneva, Thuỵ Sĩ

 

 

Kính thưa Bà Chủ Toạ.

Kính thưa quý vị Đại Biểu.

 

Tổ chức IOC-Champa là cơ quan phi chính phủ có mục đích bảo vệ quyền lợi và bảo tồn di sản dân tộc Champa.

 

Nước Việt Nam gồm có khoảng 54 dân tộc ít người, trong đó có dân tộc Chăm, tức là hậu duệ của Vương Quốc Champa, dân số còn khoảng 130.000 người hiện đang sinh sống tại Việt Nam.

 

Sau khi Sài Gòn thất thủ vào năm 1975, chính quyền Hà Nội xây dựng một thể chế chủ nghĩa xã hội trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ai cũng biết chủ nghĩa cộng sản và tôn giáo là hai đối tượng thù địch. Đối với chủ nghĩa xã hội, tôn giáo chỉ có mục tiêu ru ngủ quần chúng, cần được loại ra khỏi đời sống hằng ngày.

 

Theo Hiến pháp, Cộng Hoà Xã Hội Việt Nam lúc nào cũng “tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và thờ phượng của dân tộc ít người”, nhưng thực tế thì lại khác hẳn. Chính quyền Việt Nam đã không ngừng vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của dân tộc thiểu số tại miền Cao Nguyên, của nhóm Cao Đài, dân tộc ít người Khmer krom, Hmong và đã tửng bỏ tù hàng ngàn người dân tộc thiểu số theo đạo này.

 

Dân tộc Chăm là cộng đồng theo tín ngưỡng Bàlamôn và Hồi Giáo cũng bị gặp bao khó khăn về quyền tự do tín ngưỡng mặc dù không bị đàn áp như dân tộc ít người khác. Họ không có quyền xây chùa chiền hay nơi thờ phượng theo đà phát triển dân số. Chính quyền Việt Nam đã tịch thu những đền tháp Chăm linh thiêng, biến những nơi đó thành trung tâm du lịch nhằm thu hoạch lợi tức kinh tế, một hành vi hoàn toàn không phù hợp với truyền thống của dân tộc Chăm bản địa.

 

Vì thế, Văn phòng IOC-Champa yêu cầu chính quyền Việt Nam có những chính sách thiết thực nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của dân tộc Chăm:

 

1). Cho phép dân tộc Chăm có quyền tự quyết và tự quản mọi hệ thống tổ chức văn hoá và tôn giáo và quyền phát triển tôn giáo với đà tiến hoá xã hội.

 

2). Cho phép dân tộc Chăm quyền tự do tín ngưỡng đúng với truyền thống của họ và quyền phát triển tín ngưỡng tôn giáo theo phong tục tập quán của họ.

 

3). Chấm dứt mọi chính sách nhằm biến đền tháp thiêng liêng Champa thành trung tâm du lịch thương mại để thu hoạch lợi nhuận. Chính sách này đã làm đảo lộn hệ thống tâm linh và nơi thờ phương thiêng liêng của người Chăm. Vì rằng, đền tháp Chăm là di sản sản văn hóa chung của Việt Nam nhưng là nơi thờ phượng thiêng liêng của dân bản địa Chăm.

 

4). Cho phép dân tộc Chăm xây cất chùa chiền để đáp ứng với sự phát triển dân số.

 

5). Chính quyền Việt Nam phải “tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và thờ phượng của dân tộc ít người” được ghi rỏ trong Hiến Pháp.

 

6). Chính quyền Việt Nam nên có những chính sách rõ ràng nhằm ngăn chận sự kỳ thị tôn giáo, nâng cao sự hoà đồng giữa các tín ngưỡng trong nước.

 

7). Huỷ bỏ dự án lò hạt nhân Ninh Thuận vì khói phóng xạ là mối đe doạ trực tiếp đến sự sống còn của người Chăm.

 

Cám ơn Bà Chủ Toạ và tất cả các vị Đại Biểu.

 

khaleelahaziahjulie-atunbuilding
Trái sang phải: Khaleelah Po Rome, Azizah Ahmah và Julie Thi Underhill