Dân tộc bản địa: Khmer Nam Bộ yêu cầu VN phải thả tù nhân Print
Written by BBT Champaka.info   
Thursday, 31 October 2013 22:26
10
(Ph. RFA)

Dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Nam Bộ là 3 nhóm dân tộc bản địa có mặt tại miền nam Việt Nam trước ngày Nam Tiến của dân tộc Việt. Hôm nay, họ là công dân chính thức của quốc gia Việt Nam đa chủng tộc, nhưng họ bị xếp vào nhóm người dân tộc thiểu số hay dân tộc ít người, tức là nhóm người từ nước ngoài sang định cư ở Việt Nam.

Chính đó là nguyên nhân giải thích cho sự ra đời của Hội Đồng Dân Tộc Bản Địa Việt Nam vào năm 2012 có trụ sở tại Hoa Kỳ, tập trung 3 thành phần: dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Nam Bộ nhằm đấu tranh đòi quyền dân tộc bản địa phù hợp với Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc về “Quyền của dân tộc bản địa” mà Việt Nam là quốc gia thành viên ký vào qui ước quốc tế này.

 

Ngày 31-10-2013, Quốc Việt, thông tín viên vủa đài Á Châu Tự Do đưa tin cho rằng Hiệp Hội Khmer Nam Bộ yêu cầu chính quyền Campuchia phải can thiệp với nhà nước Việt Nam để thả những tù nhân người Khmer còn giam giữ trong ngục tù Việt nam hôm nay.

Theo Quốc Việt, Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia đã có cuộc gặp với đại diện của Hiệp hội Khmer Krom đang hoạt động tại xứ chùa Tháp vào sáng ngày 31-10- 2013 để nghe báo cáo về việc chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền đối với người Khmer Krom đang sống ở miền Nam Việt Nam.

VN gia tăng đàn áp Khmer Nam Bộ

Đại diện của 12 tổ chức bảo vệ nhân quyền Khmer Krom ở Campuchia đồng loạt lên tiếng và bày tỏ quan ngại về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trước Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia sau khi chính phủ Việt Nam gia tăng đàn áp cộng đồng dân tộc bản địa Khmer ở tỉnh Sóc Trăng.

Cuộc gặp gở này nhằm yêu cầu Bộ Ngoại giao Campuchia can thiệp chính phủ Việt Nam thả các nhà sư và dân Khmer Krom bị tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng xét xử vừa qua; yêu cầu Campuchia can thiệp chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền người Khmer Krom;

Hiệp Hội Khmer Nam Bộ cho rằng chính phủ Việt Nam đã và đang vi phạm nhân quyền trắng trợn vì lúc sư sãi Khmer Krom bày tỏ ý kiến, tín ngưỡng và đòi mở lớp dạy chữ Khmer nhưng bị Việt Nam cáo buộc câu kết với thế lực phản động ở nước ngoài nhằm chống phá chính quyền Việt Nam. Việc cáo buộc sư sãi vi phạm pháp luật và trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền Việt Nam là thiếu cơ sỡ. Đây là hành động khống chế tinh thần để dân tộc Khmer Krom không còn đấu tranh bảo vệ bản sắc, tín ngưỡng và văn hóa dân tộc bản địa.

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia là ông Ouch Borith cho biết: “Chính sách của chính phủ là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi đã ghi nhận và xem xét báo cáo của họ. Chúng tôi sẽ thực hiện đúng theo khả năng, theo luật pháp và quan hệ Ngoại giao giữa hai nước.”