Việt Nam thôi miên người Chăm để ủng hộ lò hạt nhân Ninh Thuận Print
Written by Wa Marat, độc giả trong nước   
Wednesday, 28 August 2013 07:48
10
Tu sĩ Chăm và lò hạt nhân

Ngày 27-8-2013, BBT Champaka.info nhận được bài viết của Wa Marat, độc giả Chăm trong nước nhằm nêu ra quan điểm của mình về chính sách tuyên truyền lò hạt nhân của nhà nước Việt Nam bằng cách mời những thành phần tu sĩ, nông dân Chăm thăm quan lò hạt nhân Đà Lạt sau đó đứng ra góp ý trong hội thảo về hạt nhân tổ chức vào ngày 23-24 tháng 8 năm 2013, trong khi đó những nhà khoa học Chăm  như Pgs. Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Trương Văn Món, Pts. Đàng Năng Hòa, v.v. không có mặt trong hội trường và cũng không ai mời đến góp ý về lò hạt nhân Ninh Thuận. Chính đó là nguên nhân giải thích tại sao Wa Marat cho đây chỉ là “Tuyên truyền cho Điện Hạt Nhân bằng cách che mắt đồng bào Chăm” Đây là nguyên văn bài viết của Wa Marat:

 

Tuyên truyền cho Điện Hạt Nhân bằng cách che mắt đồng bào Chăm

Wa Marat

 

Ngày 24/8/2013 Diễn đàn Năng Lượng Việt Nam có đưa tin: "Để những người có uy tín trong đồng bào dân tộc hiểu rõ hơn về điện hạt nhân, trong 2 ngày 23 - 24/8, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức cho 130 đại biểu - những người có uy tín của cộng đồng 35 dân tộc anh em trong 125 thôn của tỉnh Ninh Thuận đến thăm lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt"


Đọc những dòng trên ta thấy rằng giới hữu trách của Nhà nước Việt Nam hoàn toàn có trình độ hiểu biết quá thấp kém và thể hiện sự thiếu trách nhiệm, thiếu ý thức khi so sánh Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt với nhà máy điện hạt nhân trong tương lai sắp xây dựng của Nhà nước Việt Nam. Có sự so sánh nào tương xứng khi họ lấy công suất nhiệt 0,5 MW của Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt khi so sánh với sự an toàn của 2 nhà máy hạt nhân công suất 4000 MW mà tập đoàn Rosatom sẽ khởi công xây dựng vào 2014 tới đây.

 

Khi mà các nước phát triển trên thế giới có thể gọi là "cường quốc điện hạt nhân" như Nhật Bản hay Đức đều tuyên bố đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân thì Việt Nam một nước với trình độ nhân lực hạt nhân, trình độ quản lý thuộc hàng yếu kém lại đang ráo riết chuẩn bị cho phương án xây 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận vào năm 2014 tới đây. Rõ ràng Đảng và Nhà nước Việt Nam đang thử mức độ nguy hiểm bằng chính nhân mạng của những con em đồng bào dân tộc Chăm tại Ninh Thuận này.

 

raglai

Chamalea Sinh dân tộc Raglai không chuyên về điện lực làm sao đứng lên tiếng

bảo vệ lò hạt nhân trong phiên hợp?

 

Ngày 12/8/2013 bà Brenda Pagannone, đại diện Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA đã phát biểu tại hội thảo quốc gia về "thông tin, tuyên truyền phát triển điện hạt nhân" tại tỉnh Ninh Thuận rằng : công tác tuyên truyền, thông tin cần phải trung thực, minh bạch cả mặt tích cực và tiêu cực, tạo sự nhận thức và hiểu biết đúng đắn của công chúng. Nếu không có sự ủng hộ của công chúng thì không thể phát triển điện hạt nhân. Nhận thấy được sự cảnh cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế về hạt nhân nên các giới chức trách Việt Nam đẩy nhanh công tác trò hề tuyên truyền như thế này.

 

Đặc biệt phát ngôn gây sốc của một vị uy tín (?) trong đồng bào Chăm mà báo này đưa rằng : Ông Báo Văn Trò, người có uy tín trong đồng bào Chăm ở huyện Thuận Nam cho biết: “cuộc sống của người dân sinh sống gần nhà máy không đảo lộn, vẫn diễn ra bình thường. Những vườn rau, vườn hoa vẫn phát triển xanh tốt, tươi đẹp. Với thực tế đó, khi về địa phương, chúng tôi sẽ kể lại những gì đã nghe và thấy rõ trước mắt để cho bà con cùng hiểu và an tâm”.

 

Chưa biết ông Báo Văn Trò là người có uy tín như thế nào với cộng đồng Chăm, nhưng sự đánh tráo khái niệm của giới báo chí trong nước cũng như Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua là điều hoàn toàn sự thật, đánh tráo mức độ công suất của Viện nghiên cứu 0,5MW để so sánh với nhà máy 4000 MW.

 

nong dan cham
Đây là nông dân Chăm chứ không phải chuyên gia về hạt nhân

 

Cũng theo diễn đàn này "Ngày 21/8, Nhật Bản đã nâng cảnh báo rò rỉ phóng xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima lên mức cao nhất kể từ khi Nhà máy bị hư hại trong thảm họa động đất sóng thần vào tháng 3/2011. Đây là mức cảnh báo cao nhất trong vòng 2 năm qua. Trước đó, mức độ rò rỉ nước nhiễm xạ ở nhà máy này được đánh giá ở mức 1, tức là mức bất thường, trong 7 mức theo chuẩn đánh giá quốc tế".

 

Nhật Bản đã nâng cảnh báo rò rỉ phóng xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima lên mức cao nhất kể từ khi Nhà máy bị hư hại trong thảm họa động đất sóng thần vào tháng 3/2011. (Ảnh: AFP)

 

tu si
Tu sĩ Chăm chuyên về kinh kệ cũng được mời đến tham gia hội thảo hạt nhân, tại sao?

 

Vậy nếu đem sự so sánh khập khiễng của giới chức hữu trách Việt Nam, dùng con em đồng bào dân tộc Chăm không hiểu biết về tác hại của điện hạt nhân ra cơ quan ngôn luận thế giới và công chúng thế giới thì sẽ thế nào, họ sẽ nhìn nhận thế nào khi mà phương pháp so sánh, tạo sự an toàn cho công chúng bằng những trò hề tuyên truyền của chính phủ Việt Nam, uy tín của Chính phủ Việt Nam trong con mắt người dân và cộng đồng quốc tế nhìn nhận như thế nào đây ?.

 

Wa Marat

Email: This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it

 

hinh tuyen tuyen
Các đại biểu thăm quan Viện hạt nhân Đà Lạt (Ph. Ngọc Loan)