Lễ ra mắt tác phẩm lịch sử Champa và Hội Luận về dân tộc bản địa Print
Written by BBT Champaka.info   
Thursday, 18 July 2013 05:11
10-2

Ngày 14-9-2013, Hội Đồng Phát Triển Văn Hóa Xã Hội Champa (CSCD-Champa) sẽ tổ chức tại Hoa Kỳ buổi lễ ra mắt tác phẩm  « Vương Quốc Champa : Lịch Sử 33 Năm Cuối Cùng (1802-1835) » do Pgs. Ts. Po Dharma thực hiện và Hội Luận Champa lần thứ III qua đề tài : « Các Vấn Đề Liên Quan Đến Dân Tộc Bản Địa Việt Nam ».

 

Nhân dịp này, Andrew Tu, chủ tịch Hội Đồng Phát Triển Văn Hóa Xã Hội Champa, xin trân trọng kính mời quí đồng hương, nhân sĩ, trí thức, thanh niên, sinh viên, học sinh tham dự buổi lễ tại :

 

Hội trường Le Petit Trianon Theatre

72 N. 5th Street, San Jose CA 95113

Vào lúc 2 giờ chiều ngày 14-9-2013

 

Chương trình gồm 2 phần:

 

• Lễ ra mắt sách « Vương Quốc Champa : Lịch Sử 33 Năm Cuối Cùng (1802-1835) » của Pgs. Ts. Po Dharma, dưới sự khai mạc của ông Tandara Thach, Chủ tịch Hội Đồng Các Dân Tộc Bản Địa Việt Nam

 

• Hội luận Champa III với chủ đề « Các Vấn Đề Liên Quan Đến Dân Tộc Bản Địa Việt Nam » dưới sự điều hợp bởi ông Tài Đại An, Đốc Sự Hành Chánh, cố vấn Hội Đồng Phát Triển Văn Hóa Xã Hội Champa.

 

Hội Đồng Phát Triển Văn Hóa Xã Hội Champa rất hân hạnh được đón tiếp quí vị. Sự hiện diện của quí vị sẽ là niềm vinh dự lớn lao cho cộng đồng Champa và Ban Tổ Chức

 

bia 1
 

 

Nội dung tác phẩm

 

Tác phẩm mang tựa đề « Vương Quốc Champa : Lịch Sử 33 Năm Cuối Cùng (1802-1835) » là đề tài luận án tiến sĩ của ông do Viện Viễn Đông Pháp ấn hành vào năm 1987 tại Paris. Trong tác phẩm này, tác giả dựa vào nguồn tư liêu viết bằng tiếng Chăm và biên niên sử Việt Nam để phát họa lại những gì đã xảy ra ở Champa từ năm 1802 đến năm 1835, tức là 33 năm tăm tối nhất mà vương quốc này phải gánh chịu, trước khi vua Minh Mệnh quyết định xóa bỏ danh xưng trên bản đồ bản đồ vào năm 1832 về tội theo Lê Văn Duyệt và không phục tùng uy quyền của triều đình Việt Nam.

 

Mục tiêu Hội Luận

 

Hội Luận “Các vấn đề liên quan đến dân tộc bản địa Việt Nam” là diễn đàn nhằm: 

 

• Trình bày những yếu tố thiết thực liên quan đến vấn đề của dân tộc bản địa Chăm, Tây Nguyên và Khmer Nam Bộ, mà cơ bản nhất là quyền con người và quyền phát triển kinh tế, y tế, giáo dục, tín ngưỡng, văn hóa, môi trường, v.v. .

 

• Nêu ra những vai trò của dân tộc bản địa trong cuộc vân động đấu tranh đòi quyền Tự Quyết, Tự Quản và Tự Trị được ghi rõ trong điều 3 và 4 của bản Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc về « quyền của các dân tộc bản địa » ra đời vào năm 2007.

 

• Phân tích những giải pháp cơ bản nhằm yêu cầu nhà nước Việt Nam phải thực hiện các quyền của người dân bản địa tại quốc gia này, phù hợp với bản Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc. 

 

Thư mời tham gia buổi lễ

 

thu moi 20