Ahmad Fauzi Ismail, giáo sư Chăm trẻ tuổi trong đại học Mã Lai Print
Written by BBT Champaka.info   
Sunday, 28 April 2013 09:44
10
Gs. Ahnad Fauzi Ismail

Nhân chuyến công du ở khu vực Đông Nam Á, Pgs. Ts. Po Dharma sang viếng thăm Đại Học Kỷ Thuật Johor (Mã Lai) vào ngày 27-4-2013. Nhân dịp này, Ts. Po Dharma rất hân hạnh được gặp Ts. Ahmad Fauzi Ismail, một vị giáo sư rất trẻ, gốc người Chăm Campuchia. 

 

 Gs. Ahmad Fauzi Ismail sang Mã Lai tị nạn sau năm 1975 khi còn trẻ tuổi. Ông tốt nghiệp phó tiến sĩ và tiến sĩ khoa học tại Anh Quốc. Hôm nay ông là Giám Đốc phân khoa Nghiên Cứu Vật Liệu và Sản Xuất Dầu Khí (material & manufacturing research) tại Đại Học Kỷ Thuật ở tiểu bang Johor của Mã Lai, và cũng là một vị giáo sư rất nổi tiếng về ngành dầu khí, có ảnh hưởng rất lớn trong giới khoa học của Mã Lai và một số quốc gia tân tiến trên thế giới.

 

Đại Học Kỷ Thuật Johor là trung tâm giáo dục tập trung rất nhiều phân khoa kỷ thuật có tiếng tâm tại Mã Lai. Tại đại học này có 3 sinh viên Chăm : Văn Ngọc Sáng, Sakarin và Shuhaime

 

• Văn Ngọc Sáng, gốc người Chăm Phan Rí là giảng viên của Đại Học Tây Nguyên, Đăk Lăk, tốt nghiệp phó tiến sĩ tại Đại Học Kỷ Thuật, Bangkok (Thái Lan), hiện nay là thí sinh tiến sĩ về Công Nghệ Thông Tin tại Đại Học Kỷ Thuật Johor.

• Sakirin gốc người Chăm Campuchia, giảng viên của Đại Học Hồi Giáo ở Jala, miền nam Thái Lan, hiện nay là thí sinh tiến sĩ về Công Nghệ Thông Tin tại Đại Học Kỷ Thuật Johor.

• Shuhaime gốc người Chăm Mã Lai, hiện nay là thí sinh tiến sĩ và đang công tác tại phân khoa Nghiên Cứu Vật Liệu và Sản Xuất Dầu Khí (material & manufacturing research) tại Đại Học Kỷ Thuật ở tiểu bang Johor, Mã Lai.

 

Trong buổi tiếp chuyện với Gs. Ahnad Fauzi Ismail có sự hiện diện của 3 thí sinh tiến sĩ Văn Ngọc Sáng, Sakarin và Shuhaime. Đây là buổi hội ngộ đầu tiên mang nhiều ý nghĩa giữa 5 nhân vật Chăm tại hải ngoại : Gs. Ts. Ahmad Fauzi Ismail (Đại Học Kỷ Thuật Johor, Mã Lai), Pgs. Ts. Po Dhamra (Viện Viễn Đông Pháp), Văn Ngọc Sáng (Đạ Học Tây Nguyên, Việt Nam), Sakarin (Đại Học Hồi Giáo, Jala, Thái Lan) và Shuhaime để trao đổi một số vấn đề liên quan đến số lượng quá ít của dân tộc Chăm làm giảng viên hay giáo sư trong các trường đại học và viện nghiên cứu chuyên đề trên thế giới.

 

Dân tộc Chăm hôm nay có hơn 500 ngàn người trong và ngoài nước, nhưng chỉ có 4 nhân vật được tôn chức giáo sư và phó giáo sư trong đại học, đó là :

 

Gs. Ts. Ahmad Fauzi Ismail (Mã Lai)

Pgs. Ts. Po Dharma (Pháp)

Pgs. Ts. Mohamad Zain Mousa (Mã Lai)

Pgs. Ts. Thành Phần (Việt Nam)

 

20-3
Từ trái sang phải: Văn Ngọc Sáng, Sakarin, Ahnad Fauzi Ismail, Po Dharma, Shuhaime
20-2
Po Dharma trước dinh của vua tiểu vương quốc Johor, Mã Lai.