Trao đổi với đài phát thanh Tiếng Nước Tôi Print
Written by BBT Harak Champaka   
Sunday, 18 March 2012 10:27
radio
ĐPT Tiếng Nước Tôi

Ngày 1 tháng 1 năm 2009, Pgs. Ts. Po Dharma, với tư cách là chủ nhiệm Hội Ðồng Khoa Học của IOC-Champa, có dịp trao đổi với cô Minh Thi qua làn sóng của đài phát thanh Tiếng Nước Tôi có trụ sở đặt tại Sacramento, California, có sự hiện diện của ông Từ Công Ánh, Thành Phú Bá và Châu Thủ, 3 thành viên của Hội Ðồng Phát Triển Văn Hóa Xã Hội Champa.

Cuộc trao đổi này có nội dung chung quanh vấn đề văn hóa Champa, một di sản tinh thần của dân tộc bản địa thường hay quên lãng trong một quốc gia Việt Nam đa chủng tộc và đa văn hóa.

Bên cạnh đề tài văn hóa, cô Minh Thi cũng cần biết thêm quan điểm của dân tộc Chăm đối với chương trình xây dựng lò điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận. Nhân dịp này, Ts. Po Dharma trả lời rằng dự án xây dựng lò điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận đã gây hoang mang trong dư luận quần chúng Chăm, vì hai lý do sau đây.

Sau 8 thế kỷ chiến tranh tương tàn chống lại cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt, lịch sử Champa chỉ để lại cho hậu thế hôm nay một chuỗi đền đài hoang phế nằm ngỗn ngan ở miền trung Việt Nam và 100.000 người Chăm đang sống co cụm trong hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, nơi mà nhà nước Việt Nam dự tính xây lò điện hạt nhân trong tương lai.

Ðối với dân tộc Chăm, sự hình thành lò điện hạt nhân là công trình vô cùng bổ ích nhằm tăng cường năng lượng điện lực Việt Nam. Tiếc rằng, lò điện hạt nhân cũng là một vũ khí có sức tàn phá kinh hoàng có thể tiêu diệt hàng trăm ngàn người trong một chốc lác tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận nơi tập trung hầu hết thần dân Champa còn sống sót. Sự nguy cơ này đã đưa đẩy dân tộc Chăm đang sống trong một không bầu không khí vô cùng hoang mang vì sợ bị diệt chủng bởi chất phóng xạ hạt nhân.

Bên cạnh đó, dân tộc Chăm cũng đặt bao nghi vấn chung quanh vấn đề Việt Nam chưa có đủ điều kiện chế tạo máy bơm nước, thế thì làm sao Việt Nam có đủ nhân tài đề điều hành lò điện hạt nhân Chính đó cũng là nguyên nhân giải thích tại sao dân tộc Chăm đang sống trong bối cảnh hoang mang, làm đảo lộn cả thế giới tâm linh của họ. Cũng vì sợ bị diệt chủng trong thế kỷ thứ 21 này, dân tộc Chăm chỉ biết thỉnh cầu nhà nước Việt Nam đưa dự án xây dựng lò điện hạt nhân sang một địa điểm khác thuận tiện hơn.

 

(Nguồn tư liệu : Harak Champaka số 33, ngày 13-1-2009)