Người Chăm nên học bài “văn hoá xin lỗi” của Tây Phương Print
Written by BBT Champaka.info   
Sunday, 14 June 2015 01:19
sir 10

Ngày 11-6-2015, đài BBC đăng tin rằng Sir Tim Hunt 72 tuổi là một nhà khoa học Anh được giải Nobel, đã từ chức ghế giáo sư tại một đại học, vì đã bình luận về phụ nữ Anh có nội dung cho rằng “đàn ông không nên làm việc với khoa học gia nữ, vì phụ nữ Anh dễ yêu đồng nghiệp”. Ông cũng nói đùa thêm tại một Hội Nghị ở Hàn Quốc: “phụ nữ Anh dễ khóc vì bị chỉ trích”.

 

Lời tuyên bố này đã gây ra bao phản đối trong giới phụ nữ Anh. Họ cho rằng Sir Tim Hunt là nhà khoa học không đứng đắn, tìm cách bôi nhọ danh dự phụ nữ Anh, nhưng không dựa vào cơ sở nào. Khi nhận diện rằng mình đã vấp phải lỗi lầm, Sir Tim Hunt đứng ra xin lỗi và từ chức luôn ghế giáo sư danh dự tại đại học University College London (UCL).

 

Điều cũng nên chú ý, “Bôi nhọ” người khác là vấn đề cấm kỵ trong luật pháp của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cũng vào ngày 11-6-2015, báo Lao Động đăng nguồn tin cho rằng cô Trần Thị Hương Giang 37 tuổi bị bắt tại Hà Nội vì cáo buộc tung các tin trên facebook có nội dung “xuyên tạc, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác”, nhất là giới nghệ sĩ Việt Nam.

 

“Văn hoá xin lỗi” của dân tộc Chăm trước năm 1975

 

Trước năm 1975, dân tộc Chăm là tập thể tộc người rất tôn trọng qui luật “văn hoá xin lỗi” qua các thuật ngữ Chăm: “nao thuk, likau ampun, likau duis”. Một khi vấp phải những “sai lầm” gì trong xã hội hay gia đình, người Chăm thường đứng ra làm lễ “nao thuk” hay tuyên bố “likau ampun, likau duis” (lễ xin lỗi) để giải quyết những sự khác biệt về quan điểm giữa hai cá nhân, hai nhóm hay hai tổ chức.

 

Đối với dân tộc Chăm, “nao thuk, likau ampun, likau duis” (lễ xin lỗi) là phong cách tự trọng, giám nhận những sai lầm của mình hầu hàn gắn lại vết thương của cộng đồng và xã hội. Nếu cặp vợ chồng có sự xung khắc hay hai gia đình có sự tranh chấp, người Chăm thường làm lễ “nao thuk” (xin lỗi). Sau khi lễ “xin lỗi” kết thúc, mọi chuyện trở thành êm ấm và bình thường. Và phong cách “xin lỗi” những sai lầm của mình đã trở thành triết lý cơ bản trong cuộc sống của các dân tộc tân tiến trên thế giới. Tổng thống Hoa Kỳ, B. Clinton không ngần ngại đứng ra xin lỗi trước nhân dân về tội ngoại tình với cô Monica Samille Lewinsky tại toà Bạch Ốc là thí dụ điển hình.

 

sir 20
Sir Tim Hunt

 

“Văn hoá xin lỗi” của dân tộc Chăm sau năm 1975

 

Biến cố chính trị vào 1975 đã làm xụp đổ đi mọi giá trị đạo đức, cơ cấu tổ chức gia đình và xã hội Chăm truyền thống. Và biến cố này cũng chôn vùi đi nền tảng triết lý “xin lỗi” của dân tộc Chăm. Sự ra đời của chế độ cộng sản đã biến cộng đồng Chăm trở thành tập thể không tổ chức, không nhà lãnh đạo. Nhân danh tự do, một số người Chăm trong và ngoài nước không ngần ngại đứng ra bôi nhọ người Chăm khác theo ngẫu hứng của mình, phỉ báng cả dân tộc và vua chúa Champa nhưng không dựa vào cơ sở gì, sửa đổi và chỉnh đốn cả di sản văn hoá Champa theo cách suy nghĩ riêng tư của mình, hành động phản lại nguyện vọng chung của dân tộc để kiếm ít quyền lợi riêng tư cho bản thân mình, v.v. Kể từ đó, xã hội Chăm trở thành không gian liên đới hổn loạn, một cộng đồng đang sống trong cơn khủng hoảng, phát sinh từ phong cách của một số trí thức Chăm hôm nay không còn tôn trọng qui luật “văn hoá xin lỗi” nữa, kéo theo bao ung nhọt trong xã hội qua những biến cố sai lầm sau đây:

 

1). Tự tiện đứng ra chỉnh lý chữ viết Chăm có ký tự “paoh gak” đã làm đảo lộn cả hệ thống Akhar Thrah Chăm

 

2). Kết tội dân tộc là tập thể kiêu hảnh, giốc phách, ganh tị, v.v. nhưng không dựa vào cơ sở gì

 

3). Lên án vua chúa Champa là những người “chơi gái” rồi bán nhượng đất đai cho người Kinh; chê bai phụ nữ Chăm là những người đàn bà “dâm dục”, thích làm tình với bất cứ ai và bất cứ chổ nào

 

4). Hành động tình dục mang tính cách “loạn luân” đã làm xáo trộn cả hệ thống tâm linh của người Chăm, nhưng không làm lễ “nao thuk” hay “tabuh glac” (xin lỗi).

 

5). Đưa con “heo” lên bàn tiệc trước mặt cộng đồng Chăm Hồi Giáo, nhưng không lời giải thích tại sao?

 

6). Dàn dựng cốt chuyện để tố tụng nhà lãnh đạo tinh thần Chăm trước toà án Hoa Kỳ về tội hảm kiếp trẻ con

 

7). Không tôn trọng cả chữ ký của mình vào biên bản trong ngày Đại Hội Kuala Lumpur 2006, yêu cầu nhà nước Việt Nam phải thống nhất lại Akhar Thrah Chăm

 

8). Hội đoàn Chăm tự tiện biến Kate là lễ tục của người Chăm Bà La Môn, trở thành ngày quốc khánh Champa có một phút mặt niệm, có vòng hoa chiến thắng trước đài chiến sĩ, trong khi đó người Chăm chưa có quốc gia độc lập và cũng không có quốc hội để biều quyết hình thức nghi lễ này.

 

9). Quên cả lời thề trước bậc tiền nhân về ngày kỷ niệm Champa mất nước 2007 tại Hoa Kỳ để được phép trở về hợp tác với chế độ cộng sản

 

10). Giám qua mặt cả luật pháp thế giới và cộng đồng Chăm để làm bằng tiến sĩ giả mạo và hình thành các dự án ma

 

11). Không biết đọc chữ Chăm nhưng không ngừng viết bài và viết sách để bảo vệ cho chữ Chăm cải biến có “paoh gak” lai căng mắt gốc, viết từ “salam saai thành “xalam saai”

 

*

 

Đó là những biến cố sai lầm đã diễn ra trong xã hội mà người Chăm hôm nay ai cũng biết. Nếu những trí thức Chăm hay tổ chức Chăm đã vấp phải những sai lầm này chấp nhận tôn trọng “văn hoá xin lỗi” như truyền thống Chăm đã để lại, thì mọi vấn đề sẽ trở thành êm thấm và xã hội Chăm sẽ tìm lại cuộc sống an vui, tay bất mặt mừng trong những thập niên sắp tới. Hay nói một cách khác, dân tộc Chăm hôm nay nên từ bỏ chủ thuyết: “dak lahik kabaw yau dak lahik mbaok” (Thà mất con trâu biết kéo cày còn hơn mắt mặt)