S. V. Ngọc : Việt Nam phải trả lại chữ viết Chăm cho dân tộc Chăm Print
Written by BBT Champaka.info   
Saturday, 18 May 2013 08:13
ngoc 10
Sử Văn Ngọc

« Sự cải biên ngôn ngữ chữ viết của BBSSCC tác động đến việc bảo tồn văn hóa Chăm truyền thống ở Ninh Thuận-Bình Thuận » là bài khảo luận của Sử Văn Ngọc đăng trong tác phẩm Ngôn ngữ Chăm, thực trạng và giải pháp do nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành vào năm 2011, trang 122-125. Sử Văn Ngọc là trí thức Chăm đã từng sống trong hai chế độ. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa,  ông là cán bộ ý tế nhưng rất đam mê văn học, phong tục tập quán Chăm và cũng là học trò của Thiên Sanh Cảnh, một vị bô lão rất am tường về ngôn ngữ chữ viết của dân tộc này. Sau năm 1975, Sử Văn Ngọc phục vụ trong Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Chăm Ninh Thuận cho đến ngày về hưu.

 

Qua quá trình sinh hoạt văn hóa Chăm dưới hai chế độ khác nhau và cũng là người am hiểu về phong tục tập quán Chăm, Sử Văn Ngọc là trí thức Chăm có đủ chức năng để bàn về di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm do cha ông truyền lại.

 

Bài khảo luận của Sử Văn Ngọc có mục tiêu nhằm trình bày sự khác biệt giữa Akhar Thrah Chăm truyền thống và chữ viết Chăm cải biến của BBSSCC. Theo tác giả, Akhar Thrah Chăm truyền thống có qui luật ổn định. Tiếc rằng sự cải biến chữ viết Chăm của Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm (BBSSCC) vào nằm 1978 đã đưa di sản ngôn ngữ Chăm vào con đường khủng hoảng không lối thoát, kéo theo hậu quả : dân tộc Chăm có một tiếng nói nhưng có hai chữ viết khác nhau.

 

Qua bài viết, Sử Văn Ngọc đưa ra kết luận rằng sự ra đời chữ viết Chăm cải biến của BBSSCC đã gây ra bao khó khăn cho việc bảo tồn Akhar Thrah Chăm truyền thống. Chính vì lý do đó, Sử Văn Ngọc đề nghị « Bộ Giáo Dục-Đào Tạo phải trả lại đúng chữ viết truyền thống mà tổ tiên người Chăm đã bỏ công lưu giữ từ bao đời nay ».

 

ngoc 20
S. V. Ngọc và chủ tịch Trương Tấn Sang (Pt. baodientu.cp.) 

 

Lời đề nghị của Sử Văn Ngọc nhằm yêu cầu nhà nước Việt Nam phục hồi lại việc giảng dạy chữ viết Chăm truyền thống là quan điểm chung của trí thức Chăm trong nước mà độc giả đã đọc qua các bài viết của Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Pts. Đàng Năng Hòa, v.v. Điều này đã chứng minh rằng chữ Chăm cải biến của BBSSCC chỉ là chương trình giáo dục không mang lại ích lợi gì trong việc bảo tồn và phát huy di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm.

 

Xin bấm vào đây để đọc bài khảo luận: Sự cải biên ngôn ngữ chữ viết của BBSSCC tác động đến việc bảo tồn văn hóa Chăm truyền thống ở Ninh Thuận-Bình Thuận 

 

bia copy 2