Đ. N. Hòa và Q. Đ. Tuyên : Phát huy Akhar Thrah Chăm truyền thống Print
Written by BBT Champaka.info   
Friday, 17 May 2013 01:05
hoa 10
 Đàng Năng Hòa

« Dạy và học tiếng Chăm cho sinh viên Chăm tại thành phố Hồ Chí Minh » là bài khảo luận của Pts. Đàng Năng Hòa và Quảng Đại Tuyên đăng trong tác phẩm : Ngôn ngữ Chăm, thực trạng và giải pháp do nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành vào năm 2011, trang 43-60. Đàng Năn Hòa  là thạc sĩ Nhân Học tốt nghiệp tại đại học Philippin, hiện là giảng viên tại Trường Đại học Mở TP. HCM


(Ho Chi Minh City Open University) và Quảng Đại Tuyên  là cử nhân Nhân Học, cán bộ của Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Chăm Ninh Thuận.

 

 

Nội dung bài viết nhằm trình bày chương trình giảng dạy Akhar Thrah Chăm truyền thống dành cho sinh viên Chăm ở khu vực TP HCM. Đây là công tác quí giá nhằm bảo tồn và phát huy di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm trong cộng đồng thanh niên và sinh viên Chăm. Trong bài viết này, Đàng Năng Hòa và Quảng Đại Tuyên cho biết là chương trình giảng dạy Akhar Thrah Chăm truyền thống tại TP. HCM đặt dưới sự điều hành của Pgs. Ts. Thành Phần nhằm chuyển tải đến sinh viên Chăm hệ thống Akhar Thrah Chăm truyền thống chứ không phải chữ Chăm cải biến của Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm (BBSSCC) và phát triển hệ thống phiên âm La Tinh quốc tế của Viện Viện Đông Pháp (EFEO), tức là hệ thống La Tinh mà các quốc gia Mã Lai Đa Đảo gồm hơn 200 triệu dân đang sử dụng hôm nay.

 

Qua bài viết này, độc giả nhận diện được Akhar Thrah Chăm truyền thống đã trở thành di sản thiêng liêng của dân tộc mà trí thức và sinh viên Chăm tại TP. HCM đang cố gắng học tập, bảo tồn và phát triển. Điều này đã chứng minh rằng chủ trương của ba nhân vật Nguyễn Văn Tỷ, Lộ Minh Trại, Quảng Đại Cẩn muốn bảo vệ chữ Chăm cải biến lai căng của BBSSCC không còn lý do để tồn tại.

 

Đọc qua nội dung bài viết của Pts. Đàng Năng Hòa và Quảng Đại Tuyên, độc giả đi đến kết luận rằng bảo tồn và phát huy Akhar Thrah Chăm truyền thống do cha ông để lại là nghĩa vụ của toàn thể dân tộc Chăm từ giới tu sĩ, bô lão cho đến tầng lớp trí thức và sinh viên đối với di sản ngôn ngữ và chữ viết của họ, không có sự chỉ đạo của Ts. Po Dharma hay có sự nhúng tay từ thế lực bên ngoài mà « đội ngũ bút chiến » của Quảng Đại Cẩn và Nguyễn Văn Tỷ thường dùng làm chiêu bài để tố cáo trí thức Chăm không cùng quan điểm với mình.

 

Chữ viết Chăm là di sản chung của dân tộc Chăm. Nguyễn Văn Tỷ, Lộ Minh Trại, Quảng Đại Cẩn không có quyền hợp thức hóa Akhar Thrah Chăm thành tài sản riêng tư của mình và không nên tạo ra một « đội ngũ bút chiến » qua bài viết nặc danh kể từ năm 2007 để kết tội và bôi nhọ một cách vô trách nhiệm những trí thức Chăm như Ts. Po Dharma, Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Trương Văn Món, v.v. vì không đồng tình với chữ viết cải biên của BBSSCC.

 

Xin bấm vào đây để xem: Dạy và học tiếng Chăm cho sinh viên Chăm tại thành phố Hồ Chí Minh 

 

hoa 1 dai tuyen
Đàng Năng Hòa Quảng Đại Tuyên (Ph. Khoa Nhân Học)