Ts. Q. D. Cẩn sẽ bàn gì với sinh viên Chăm Sài Gòn ngày 15-5-2013 ? Print
Written by BBT Champaka.info   
Sunday, 12 May 2013 17:25
10
Quảng Đại Cẩn

Lịch làm việc của Tiến Sĩ Quảng Đại Cẩn” ở Việt Nam vào tháng 5-2013 là bài viết của Thạch Ngọc Xuân đăng trên web nguoicham.com. Theo Thạch Ngọc Xuân, Quảng Đại Cẩn trở về Việt Nam để tham gia hội thảo về “Ngôn Ngữ Học Việt Nam trong tiến trình Hội Nhập và Phát Triển” tại Hà Nội vào ngày 11-5-2013. 

 

 

Quảng Đại Cẩn là người Chăm Phan Rang sang Mỹ du học trong chương trình học bổng của Ford Fondation sau đó xin tỵ nạn ở Hoa Kỳ vì lý do không bao giờ chấp nhận chế độ công sản Việt Nam tìm mọi cách để đàn áp dân tộc Chăm và bản thân ông ta. Sau mấy năm tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ vì không đồng tình với chính sách cây nghiệt của đảng công sản, hôm nay Quảng Đại Cẩn lại trở về Việt Nam để tham gia cộng tác. Đây là một hiện tượng vô cùng bí ẩn mà không có ai có thể trả lời được.

 

Trong bài viết, Thạch Ngọc Xuân cho rằng Quảng Đại Cẩn sẽ có phiên hội luận với sinh viên Chăm tại Sài Gòn. Ngày gặp mặt với sinh viên Chăm sẽ có một số mục tiêu mà chúng tôi xin trích lại nguyên văn bài viết của Thạch Ngọc Xuân:

 

1). Tại Tp Hồ Chí Minh trong ngày 16-18/5 CQ sẽ cố gắng có ít nhất một buổi trao đổi với sinh Viên và trí thức Cham về Tình Trạng Đang Chết Của Cham Ngữ, Giải Pháp Cứu Nguy. Đồng thời báo cáo kết quả của Hội Thảo Quốc Tế về Ngôn Ngữ Học Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập.

 

2). Cố gắng giải toả những bất đồng không đáng có về Akhar Thrah. 

Nếu đồng bào, trí thức và sinh viên Cham còn quan tâm , yêu mến tiếng Cham, chữ Cham, hy vọng sẽ có sự trao đổi hiểu biết, thân tình để có tiếng nói chung trong vấn đề cốt tử này của Cham.

 

4). Thời gian không chờ đợi ai cả chúng ta hãy ngồi lại với nhau, với những giúp người có chuyên môn và trách nhiệm trong công việc truyền bá ngôn ngữ có dầy đủ thông tin cần thiết để làm tốt công việc của họ. Giúp họ tránh những sai phạm có thể có trong bước đường trực tiếp phục vụ cộng đồng. Vì sự trường tồn của Cham Ngữ, dân tộc, tạm quên cái tôi để đến với nhau trong tình anh em ruột thịt thật sự, cùng tìm ra sinh lộ cho dân tộc. Tất cả mọi ý kiến đều được lắng nghe. 



 

5). CQ sẽ ghi nhận tất cả những ý kiến đóng góp của nhân sĩ, trí thức, sinh viên và đồng bào Cham để có một cái nhìn chung nhất về bức tranh ngôn ngữ Cham. Kết quả của Hội Thảo và trao đổi với trí thức, giáo viên, sinh viên Cham sẽ được báo cáo với đồng bào Cham ở hải ngoại khi có dịp. Mục tiêu mưu tìm một phương hướng tốt nhất để cứu nguy cho Cham ngữ đang có nguy cơ bị thay thế

 

can trai
Lộ Minh Trại và Quảng Đại Cẩn tại BBSSCC

 

Ai cũng biết, Quảng Đại Cẩn là nhân vật thứ 3 nằm trong Ban Biên Soạn (trong đó có Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại) chủ trương cải biến Chữ Chăm truyền thống, tức là Akhar Thrah được lưu hành từ thời Po Rome mà các bậc tu sĩ, chức sắc, bô lão, trí thức Chăm ở Việt Nam cũng như ở Campuchia đang sử dụng trong đời sống hàng ngày của họ. Chữ Chăm mà Quảng Đại Cẩn và Ban Biên Soạn đã cải biến là chữ Chăm lai căng mất gốc, đã tàn phá đi di sản ngôn ngữ chữ Viết Chăm mà các nhà nghiên và trí thức Chăm đã bao lần viết bài phản đối, như Ts. Po Dharma, Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Trương Văn Món. Chúng tôi chưa nói đến một số chuyên gia người Chăm khác như Thành Phú Bá, Đàng Năng Quạ, Lộ Trung Căn, Sử Văn Ngọc, Thập Niên Trưởng, Nguyễn Đố, v.v cũng không ngừng lên tiếng chống lại quan điểm của Quảng Đại Cẩn, Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại, tức là 3 nhân vật không chuyên về chữ Chăm, nhưng cố ý bảo vệ một cách mù quáng chữ Viết Chăm cải biến lai căng của Ban Biên Soạn.

 

Theo chúng tôi, sách giáo trình dạy tiếng Chăm do Ban Biên Soạn thực hiện là công trình cải biến chữ Chăm một cách vô văn hóa và phi khoa học mà dân tộc Chăm không bao giờ chấp nhận. Đây là công trình nhằm tàn phá ngôn ngữ chữ viết Chăm thì đúng hơn. Tiếc rằng Đảng và Nhà Nước Việt Nam lúc nào cũng tuyên bố yêu cầu phải bảo tồn ngôn ngữ chữ viết của dân tộc ít người, trong khí đó nhà nước Việt Nam lại bỏ tiền ra hàng tỷ đồng để trả lương cho Ban Biên Soạn và các giáo viên với mục tiêu dạy tiếng Chăm lai căng của Ban Biên Soạn cho con em người Chăm trong trường lớp để rồi hôm nay họ không đọc được tiếng Chăm mẹ đẻ của họ. Chính vì nguyên nhân đó mà dư luận người Chăm cho rằng nhà nước Việt Nam vô tình bỏ tiền ra để tàn phá ngôn ngữ chữ viết Chăm hơn là bảo tồn di sản của dân tộc này. Hai bài viết của Ts. Phú Văn Hẳn và Pgs. Ts. Thành Phần có nội dung bàn về những sai lầm của Ban Biên Soạn trong công tác cải biến chữ Chăm, đăng trong tác phẩm Ngôn ngữ Chăm, thực trạng và giải pháp do nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành vào năm 2011 mà chúng tôi vừa trình bày trên mạng Champka.info là một thí dụ điển hình. Theo Ts. Phú Văn Hẳn và Pgs. Ts. Thành Phần, đảng và nhà nước Việt Nam phải thay đổi sách giáo trình của Ban Biên Soạn và thống nhất lại ngôn ngữ chữ viết Chăm.

 

Chữ viết Chăm là di sản của dân tộc Chăm chứ không phải là món hàng riêng tư của Quảng Đại Cẩn, Nguyễn Văn Tỷ hay Lộ Minh Trại. Không vì lý do gì, Quảng Đại Cẩn, Nguyễn Văn Tỷ hay Lộ Minh Trại (không chuyên về chữ Chăm và cũng không biết nhiều về nguồn gốc của Akhar Thrah Chăm) nhưng lại đứng ra thống trị người Chăm hơn 500 ngàn người ở Việt Nam lẫn Campuchia bằng cách buộc dân tộc này phải học chữ viết Chăm lai căng mất gốc của Ban Biên Soạn. Chính đó là bi kịch thảm thương của xã hội Chăm hôm nay.

 

Dựa vào những quan điểm vừa nêu ra, chúng tôi muốn biết Quảng Đại Cẩn có buổi gặp gở với anh em sinh viên Chăm ở Sài Gòn vào ngày 15-5-2013 để bàn về vấn đề gì liên quan đến chữ viết Chăm ? Theo Ts. Phú Văn Hẳn, Pgs. Ts. Thành Phần, Ts. Trương Văn Món, v.v., hay tất cả các bậc tu sĩ, chức sắc, bô lão Chăm, tức là tầng lớp đại diện cho dân tộc Chăm trong nước đều cho rằng chữ viết Chăm không bao giờ có Paoh Gak và ký tự Traoh Aw phải có Dar Tha. Họ đưa ra quan điểm rằng sự cải biến chữ Viết Chăm của Ban Biên Soạn là sai lầm, cần phải chỉnh lý lại để thống nhất chữ viết Chăm. Kế từ đó, Quảng Đại Cẩn có luận điệu gì thêm để bàn với sinh viên Chăm về ngôn ngữ Chăm ? Có chăng cuộc hội luận với sinh viên Chăm tại Sài Gòn chỉ là cơ hội tìm kiếm thêm đồng đội chống phá di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm thì đúng hơn.

 

Ai cũng biết, hệ thống chữ Chăm truyền thống đã ổn định từ thời Po Rome cho đến hôm nay. Chính vì thế, Quảng Đại Cẩn không có gì để bàn thêm về chữ viết Chăm, ngoại trừ Quảng Đại Cần phải cố gắng tìm ra phương cách làm sao con em Chăm phải học tiếng Chăm truyền thống do cha ông để lại và đưa ra vấn đề tại sao Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại đã ký vào biên bản của Hội Thảo Kuala Lumpur 2006 nhằm thống nhất lại chữ viết Chăm, nhưng cho đến hôm nay vẩn chưa thực hiện nhưng lại tìm cách hình thành « đội ngũ bút chiến » đổ tội cho Ts. Po Dharma, cho tổ chức Champaka là nhóm phá hoại chữ Chăm và chia rẻ dân tộc.

 

Bấm vào đây để xem biên bản Hội Thảo Kuala Lumpur có : chữ ký của Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại.