Đôi điều suy nghĩ về ngôn ngữ chữ viết Chăm Print
Written by Andy Kieu, độc giả ngoài nước   
Thursday, 09 May 2013 04:34
10
Andy Kieu

Đã nhiều năm, độc giả trang mạng nhận khá nhiều bài viết liên quan đến Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm (BBSSCC), xung quanh vấn đề "chữ Chăm cải tiến của BBSSCC và chữ Chăm truyền thống", đã gây xôn xao dư luận và ảnh hưởng không mấy tốt đẹp đến di sản văn hóa và đời sống của dân tộc Chăm hôm nay.  Nếu sự việc còn kéo dài, thì chẳng giải quyết được gì, càng làm tổn thương thêm tình đoàn kết giữa anh em trí thức Chăm với nhau. Đó là điều không một ai mong muốn cả. 

 

 

Phải nói rằng, không ai có thể phủ nhận, từ khi BBSSCC ra đời, hàng trăm giáo viên được đào tạo và hàng ngàn con em Chăm được cơ hội học chữ Chăm, di sản quí giá mà cha ông đã để lại. Đó là niềm tự hào chung cho dân tộc chúng ta và cũng là công trình lớn nhất của BBSSCC. Trở lại thời kỳ 1978, là giai đoạn kinh tế bao cấp và tình hình chính trí vô cùng khó khăn, cũng là là thời điểm khởi đầu cho sự hoạt động của BBSSCC. Mặc dầu khó khăn mọi mặt, nhưng những trí thức Chăm vẫn một lòng tìm cách phát triển chữ Chăm đến ngày hôm nay.

 

Tôi là độc giả Chăm không am hiểu chữ Chăm, không biết đọc và cũng chẳng biết viết chữ Chăm, nhưng tôi là nhân chứng của thời cuộc, chỉ xin nói lên nguyện vọng và tâm tư của mình đối với di sản văn hóa Champa, một vương quốc bị xóa bỏ trên bản đồ vào năm 1832.

 

Qua một thời gian dài đọc và tìm hiểu những bài viết của những nhà nghiên cứu Chăm (Ts. Po Dharma, Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Thành Phần, Ts. Trương Văn Món, Ts. Bá Trung Phụ, Pts. Đàng Năng Hòa, Lộ Trung Căn, Thập Niên Trưởng, Dominique Nguyễn, Sử Văn Ngọc, v.v.) đăng rải rát trong Champaka.info, tôi thấy rằng những nhà nghiên cứu này đều có một mối quan tâm và đưa ra một kết luận chung, đó là hầu hết những con em học chữ Chăm cải tiến của BBSSCC đều không đọc được chữ Chăm truyền thống mà các bậc tu sĩ, bô lão và đa số trí thức Chăm đang xử dụng hôm nay.  Điều này chứng tỏ rằng, chữ Chăm cải tiến của BBSSCC và chữ Chăm truyền thống lưu hành từ thời Po Rome không được thống nhất với nhau.  Nếu vậy, chỉ cần một thời gian ngắn nữa, chữ Chăm truyền thống sẽ không còn ai đọc được. Vậy thì tương lai của thế hệ trẻ sẽ như thế nào đối với di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm của họ?

 

Trước sự khủng hoảng này, tôi có nhận những bài phản biện của một số tác giả để bênh vực cho chữ viết cải tiến của BBSSCC. Tiếc rằng, tôi vẫn chưa thấy bài nào đưa ra những bằng chứng cụ thể để giải thích cho quan điểm của mình. Đa số bài viết chỉ nhằm phê bình và chỉ trích cá nhân những ai không đồng tình với chữ viết Chăm cải tiến của BBSSCC. Theo tôi, đây là điều không cần thiết trong công trình bảo tồn di sản văn hóa Chăm. Một điều còn tệ hại hơn nữa, hầu hết bài viết phản biện nhằm bảo vệ chữ Chăm của BBSSCC thường là “nặc danh”. Việc làm này có thể làm mất đi uy tín và danh giá của BBSSCC mà thôi. 

 

Là một người Chăm, chúng ta có quyền đứng ra tranh luận một cách công khai quan điểm của mình, chứ không nên “đứng bên lề đường ném đá dấu tay” bằng cách dùng tên “nặc danh” để trao đổi vấn đề mang tính cách trọng đại liên quan đến di sản ngôn ngữ chữ viết của dân tộc Chăm hôm nay. Bài viết của hai tên nặc danh Thành Phú Nông và Quảng Đại Chung mà Champaka.info nêu ra vào tháng 4 năm 2013 là thí dụ điển hình. Theo tôi, đây là việc làm không thể và không bao giờ chấp nhận được.

 

Đối với dân tộc Chăm, ngôn ngữ chữ viết là di sản văn hóa thiên liêng đã lưu hành từ thế hệ này sang thế hệ khác.  Vì vậy, sự thống nhất về ngôn ngữ chữ Chăm là vấn đề rất cần thiết. Là một người Chăm, tôi mong rằng những người am hiểu về chữ Chăm hãy ngồi chung với nhau, viết một “văn thư” kêu gọi BBSSCC nên chỉnh lý lại những sai lầm trong sách giáo trình của tổ chức này hầu thống nhất lại chữ Chăm truyền thống.

  

San Jose ngày 08/05/2013

 

Hai tác phẩm viết về ngôn ngữ chữ viết Chăm không đồng tình với

chữ Chăm cải biến của BBSSCC:

 

trang nha
 
bia copy