Trả lời cho bài viết của Ts. Q. Đ. Cẩn về qui luật chữ viết Chăm Print
Written by BBT Champaka.info   
Monday, 01 April 2013 09:07
10
Ts. Quảng Đại Cẩn

Vào năm 2012, Quảng Đại Cần có đăng bài viết mang chủ đề : « Chữ Chăm Akhar Thrah của BBSSCC có trong tự điển Aymonier-Cabaton, là di sản của tổ tiên » trong Tagalau số 13, trang 189-199. 

 

Ai cũng biết, Quảng Đại Cẩn là vị tiến sĩ thứ 6 của dân tộc Chăm về ngành giáo dục, đã từng làm cán bộ trong Ban Biên Soan Sách Chữ Viết Chăm (BBSSCH). Ông là người Chăm nói tiếng Chăm, nhưng đọc chữ Chăm không rành và viết tiếng Chăm còn sai chính tả. Tiếc rằng ông ta không ngần ngại đứng ra viết hàng loạt bài khảo luận về qui luật ngôn ngữ chữ viêt Chăm hoàn toàn dựa vào sự suy đoán riêng tư của mình, mặc dù Champaka có mấy lần chỉnh lý những quan điểm sai lầm của ông ta.

 

Trong bài viết mang tựa đề : « Chữ Chăm Akhar Thrah của BBSSCC có trong tự điển Aymonier-Cabaton, là di sản của tổ tiên » đăng trong Tagalau số 13, Quảng Đại Cẩn cho rằng tất cả những bài viết trong hội thảo của Kuala Lumpur là

 

« ngụy biện, không đúng với sự thật vì trong tự điển Chăm-Pháp của E. Aymonier và A. Cabaton viết vào năm 1906 có tất cả những « đấu », « nét » mà BBSSCC đang sử dụng trong sách giáo khoa, vì ông Lộ Minh Trại và Nguyễn Văn Tỷ chỉ là người kế thừa, không là người trực tiếp chuẩn hóa chữ Chăm nên không giải thích được cho HT Kuala Lumpur 2006 (…). Hay họ [tức là những chuyên gia Chăm tham dự TH Kuala Lumpur] biết nhưng họ không muốn hiểu ».

 

Đây là lời tuyên bố lố bịch và trịch thượng, mang cả phong cách kiêu hãnh (tiếng Chăm : cek karek) của một vị tiến sĩ người Chăm.

 

Để làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi xin lập lại ở đây bài viết của 12 đại biểu thàm gia Hội Thảo Kuala Lumpur 2007 mà độc giả có thể đọc trong Champaka.info, mục Ngôn Ngữ:

http://www.champaka.info/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=39&Itemid=54

 

• Pgs. Ts. Po Dharma 

• Ts. Thành Phần 

• Ts. Phú Văn Hẳn 

• Ts. Trương Văn Món 

• Ts. Shine Toshihiko 

• Quảng Văn Đại (bô lão Chăm) 

• Thành Phú Bá (quản đốc trường An Phước) 

• Lưu Quang Sang (cựu dân biểu) 

• Lộ Trung Căn (Đại Học Quốc Gia Mã Lai) 

• Nguyễn Đố (chương trình thế giới Mã Lai) 

• Báo Thị Hoa (chương trình thế giới Mã Lai) 

• Sử Thị Thu Trang (chương trình thế giới Mã Lai) 

 

Qua nội dung của bài viết, 12 đại biểu này khẩn định rằng Akhar Thrah Chăm không bao giờ có Paoh Gak và Traoh Aw lúc nào cũng có Dar Tha.  Thế thì tại sao Quảng Đại Cẩn ghép họ vào nhóm người « ngụy biện » ? Có chăng Quang Đại Cẩn là nhân vật không bình thường, lý luận theo kiểu con em học sinh đối thoại với nhau, chứ không phải là nhà nghiên cứu hiểu rộng về chữ Viết Chăm nữa ? Chính vì nguyên nhân đó mà chúng tôi phải trả lời cho bài viết này.

 

1). Về tự điển Aymonier-Cabaton

 

Trong lời mở đầu của tự điển, E. Amonier và A. Cabaton khẩn định rằng chữ Chăm Viêt Nam (ký hiệu A ở trước từ), không bao giờ có Paoh Gak và ký tự Traoh Aw lúc nào cũng có Dar Tha. Đây là qui luật phát xuất từ chữ Chăm cổ trên bia đá kể từ thế kỷ thứ II.

 

Ngược lại chữ Chăm ở Campuchia (ký hiệu C ở trước từ), vì xa cách quê hương Champa quá lâu, thường vấp phải nhiều lỗi chính tả như Traoh Aw đôi lúc không có Dar Tha và Tut Takai Mâk đôi lúc viết bằng phụ âm < ma >, v.v.

 

Vào năm 1907, E. Durand, một linh mục Pháp rất thông thạo tiếng Chăm viết bài bình luận về Tự Điển Chăm-Pháp của E. Aymonier và A. Cabaton (BEFEO, 1907, tr. 347-348) trong đó E. Durand không đồng tình với hai tác giả này về hai phương diện như sau :

 

• Mẫu tự Chăm do Nhà In Quốc Gia Pháp làm bảng kẻm và sắp chữ. Tiếc rằng phụ âm < la > và < ga > cũng như nguyên âm < o > và < é > rất gần gủi với nhau, khó mà phân biệt.

 

• Trong tự điển, nhân viên của Nhà In Quốc Gia Pháp, vì không rành tiếng Chăm, thường sắp nhiều chữ bị sai lầm chính tả mà E. Aymonier và A. Cabaton không kiểm tra lại trước khi xuất bản. Ông E. Durand muốn nói chữ Chăm Annam (Việt Nam) có nhiều từ bỏ sót Dar Tha trong ký hiệu Traoh Aw.

 

Ngược lại, chữ Chăm ở Campuchia đôi lúc có Traoh Aw nhưng không có Dar Tha. Theo E. Durand, đây là chữ viết sai lầm chính tả chứ không phải là người Chăm Campuchia có hệ thống chữ Chăm riêng biệt.

 

traoh aw 1
traph aw 2

Quảng Đại Cẩn không nên lường gạt độc giả nữa. Ngay trong lời mở đầu của 

tự điển, Aymonier và Cabaton khẩn định rằng trong chữ viết Chăm, ký hiệu

Traoh Aw lúc nào cũng phải có Dhar Tha (xem màu đỏ)

 

Quảng Đại Cẩn dù sao cũng là người đã tốt nghiệp bằng Tiến Sĩ. Trước khi dựa vào E. Aymonier và A. Cabaton để lý luận, ít ra Quảng Đại Cẩn phải đọc cho kỷ lời mở đầu của tự điển này. Trong lời mở đầu, E. Aymonier và A. Cabaton khẩn định rỏ ràng rằng chữ Chăm Việt Nam không bao giờ có Paoh Gak và Traoh Aw phải có Dar Tha, vì đây là qui luật của chữ Chăm cổ trên bia đá còn lưu lại. Thế thì tại sao, Quảng Đại Cẩn dựa vào sự sắp chữ sai lầm của nhà in Pháp trong tự điển E. Aymonier và A. Cabaton để đưa ra kết luận rằng ký tự Traoh Aw trong tự điển Aymonier-Cabaton không có Dhar Tha. Đây là lý luận càng của những con em học sinh trung học bàn về chữ viết Chăm chứ không phải là một vị Tiến Sĩ Chăm bàn về ngôn ngữ Chăm nữa.

 

Quảng Đại Cẩn cho rằng Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại chỉ kế thừa tự điển Aymonier và Cabaton để chỉnh lý chữ Chăm. Nếu như vậy, Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại cũng nằm trong thể loại của Quảng Đại Cẩn, không hơn không kém.

 

2). Qui luật Akhar Thrah dưới thời vàng son của vương quốc

 

Akhar Thrah Chăm ra đời từ thời Po Rome (1626-1651) và lưu truyền cho đến hôm nay. Trong tư liệu hoàng gia Champa hơn 5000 trang có niên đại từ năm 1702 cho đến thời Tự Đức (1874-1883), do hàng ngàn người viết, từ văn thư của vua chúa Champa, công văn nhà nước, thuế má, cho đến hồ sơ kiện tụng, v.v.. không bao giờ có Paoh Gak và ký hiệu Traoh Aw lúc nào cũng có Dhar Dha. Đây là văn bản có giá trị tuyệt đối để qui định qui luật của ngôn ngữ chữ viết Chăm.

 

Có chăng Quảng Đại Cẩn cho rằng các bậc vua chúa, quan lại và trí thức Chăm thời đó là những kẻ ngu dốt và đần độn, không biết chữ Chăm để rồi hôm nay Quảng Đại Cẩn cho họ một bài học về chữ Chăm phải có Paoh Gak, ký hiệu Traoh Aw không cần phải có Dar Tha?

 

Một vị Tiến Sĩ đọc chữ chăm chưa rành và viết tiếng Chăm còn sai chính tả, nhưng giám đứng ra chê bai vua chúa và quan lại Champa không biết qui luật chữ viết Chăm đã nói lên thế nào là vị trí của Quảng Đại Cẩn trong xã hội hôm nay!

 

3). Qui luật Akhar Thrah trong cộng đồng tu sĩ, bô lão và trí thức Chăm hôm nay

 

Tất cả các tầng lớp tu sĩ Chăm (Po Adhia, Basaih, Po Acar, Po Gru, v.v.,), cá vị bô lão, các nhà nghiên cứu như Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Trương Văn Món, Ts. Po Dharma, Thập Niên Trưởng (cán bộ Trung Tâm Văn Hóa Chăm), Lộ Trung Cân (Đại Học Quốc Gia Mã Lai), các bậc trí thức Chăm như Lưu Quang Sang, Thành Phú Bá, Quảng Văn Đại, v,v,, đều khẩn định rằng chữ Chăm không bao giờ có Paoh Gak và Traoh Aw phải có Dhar Tha.

 

Có chăng Quảng Đại Cẩn cho rằng cộng đồng tu sĩ, bô lão, nhà nghiên cứu và trí thức Chăm hôm nay chỉ là những kẻ ngu dốt về chử Chăm để rồi Quảng Đại Cẩn đứng ra dạy đời cho họ một bài học quá lổ mãng: chữ Chăm phải có Paoh Gak và Traoh Aw không cần có Dar Tha nữa. Đây là thái độ của một nhân vật có học vị, nhưng đầu óc không bình thường, muốn làm vua thiên hạ về ngôn ngữ chữ viết Chăm thì đúng hơn.  

 

4). Qui luật Akhar Thrah trong Hội Thảo Kuala Lumpur 2007

 

Hội Thảo về ngôn ngữ chữ viết Chăm tại Kuala Lumpur 2007 do Po Dharma làm chủ nhiệm, tập trung 15 đại biểu. Sau ngày hội thảo, 15 đại biểu trong đó có Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại, đều ký vào biên bản của hội thảo công nhận rằng chữ Chăm không bao giờ có Paoh Gak và Traoh Aw phải có Dhar Tha.

 

Bấm vào đây : Biên bản hội thảo KL 2007

 

Có chăng Quảng Đại Cẩn cho rằng Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại là hai người điên rồ, có tâm thần không bình thường, bị ép buộc ký vào biên bản của hội thảo Kuala Lumpur vào năm 2006 để rồi sau này Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại lại thay đổi ý kiến ?

 

5). Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

 

Tiếng nói và chữ viết là hai hệ thống khác nhau. Cũng vì không hiểu được sự khác biệt giữa qui luật của tiếng nói và chữ viết, thành ra BBSSCC và Quảng Đại Cẩn mới chế biến chữ Chăm có Paoh Gak và Traoh Aw không có Dhar Tha.

 

• Tiếng nói

 

Tiếng nói là cách phát âm để người nghe hiểu mình muốn nói gì. Tiếc rằng, tiếng nói thường thay đổi theo thời gian, nơi chốn và tùy thuộc người phát âm, hàm chứa hàng loạt âm tiết và thanh điệu nào là âm cao, âm thấp, âm trầm, âm bỗng, âm dài dài, âm ngắn, v.v. Để ghi các âm tiết và thanh điệu trong ngôn ngữ nói, các nhà nghiên cứu phải chế tạo ra những ký hiệu riêng gọi là Phiên Âm Quốc Tế  (International Phonetic Alphabet) có số lượng phụ âm và nguyên ấm gấp hai lần với lý hiệu của chữ viết. Dựa vào qui luật này, mỗi ký tự có một cách phát âm khác nhau. Đây là một thí dụ về ký tự phụ âm:

cc ph m pulmonic
cc ph m khng pulmonic

 

• Chữ viết

 

Chữ viết là ký hiệu nhằm qui định ký tự của một từ vựng, nhưng không nhất thiết phải phù hợp với cách phát âm của từ vựng đó. Mục tiêu của chữ viết là khi nhìn qua ký tự của một từ vựng, người ta hiểu ý nghĩa và cách phát âm của nó tùy theo câu văn và ngữ cảnh. Chính vì nguyên nhân đó, người ta không thể dùng chữ viết dù là chữ La Tinh, chữ Phạn, chữ Campuchia, chữ Chăm, v.v. để ghi âm cao, âm thấp, âm trầm, âm bỗng, âm dài dài, âm ngắn, v.v trong tiếng nói của một dân tộc.

 

Trong hệ thống Phiên Âm Quốc Tế  (International Phonetic Alphabet) dành cho tiếng nói, mỗi một ký hiệu chỉ có một cách phát âm. Ngược lại, trong hệ thống chữ viết, mỗi ký hiệu đôi khi có hai hay ba cách phát âm khác nhau. Đây là thí dụ :

 

< i > trong tiếng Anh, có khi phát âm là < i > có khi phát âm là < ai >

 

Bên cạnh đó, hệ thống chữ viết còn có một hiện tượng rất đặc biệt mà người ta gọi là « hiện tượng cùng chữ”, tiếng Pháp gọi là « homographie » và tiếng Anh gọi là « Heteronyms » (a heteronym is a word having a different pronunciation and meaning as another word, but the same spelling), tức là một từ viết như nhau, nhưng đọc khác nhau và có nghĩa cũng khác nhau mà người học phải học thuộc lòng, chứ không có quyền hỏi tại sao như cách lý luận của BBSSCC và Quảng Đại Cẩn.

 

Đây là « hiện tượng cùng chữ” mà Ts. Po Dharma nêu ra thí dụ :

 

1). Hiện tượng cùng chữ, nhưng phát âm khác nhau trong tiếng Chăm:

 

Luk “tẩm, tha” và luk “lõm”

• Palei caok (thôn Hiếu Lễ) gem caok (khóc) gem caok (bóc).

Dak “sắp xếp”, dak “trái bí đao”

 

1). Hiện tượng cùng chữ (Homographie), nhưng phát âm khác nhau trong tiếng Pháp:

  • Le vent est à l'est
  • Tu as trois as dans ton jeu de carte
  • Je vis des vis à bois.

1). Hiện tượng cùng chữ (Heteronyms ) nhưng phát âm khác nhau trong tiếng Anh:

 

• the produce section (adjective) – the factories produce pollution (verb)

• The broadcast live – to live

 

Cũng vì không nhận diện rỏ ràng thế nào là qui luật giữa tiếng nói và chữ viết, BBSSCC và Quảng Đại Cẩn biến chữ Chăm có Paoh Gak và Traoh Aw không có Dar Tha, để rồi quên đi mục tiêu giáo dục con em học chữ Chăm không phải dựa vào cách phát âm trong tiếng nói, mà là buộc đứa trẻ phải học thuộc lòng qui ước chính tả của từ đó, dù cùng một chữ viết như nhau nhưng phát âm khác nhau. Thay vì đưa phương pháp giáo dục « học thuộc lòng những trường hợp bất qui tắc » vào giáo trình dạy chữ Chăm cho con em người Chăm, BBSSCC và Quảng Đại Cẩn lại đứng ra chế biến chữ Chăm có Paoh Gak và Traoh Aw không có Dar Tha. Đây là thái độ vô trách nhiệm đối với bậc tiền nhân đã xây dựng Akhar Thrah Chăm từ thời Po Rome và cũng là hành động tàn phá di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm thì đúng hơn.