Tâm sự độc giả: Tháp Chăm huyền bí và kỳ thú Print
Written by Bá Văn Trinh (độc giả trong nước)   
Wednesday, 13 April 2016 00:01
bavan 10
Bá Văn Trinh

Không chỉ được người xưa ban tặng nét cổ kính phơi mình với mưa, gió hanh hao, nắng vàng chói lóa, tháp Chàm còn làm mang đến cảm xúc thăng hoa cho những ai có dịp đến thăm.

 

Trên ngọn đồi hiu quạnh

 

Năm đó tôi mới 13 tuổi thời học sinh Trung học An Phước (Po Klong), tôi đã có dịp lên tháp Po Klaong Garay. Hôm đi tháp tôi vô cùng háo hức leo dốc hơn nữa tiếng đồng hồ mới đến tận chân tháp để cắm trại cùng các anh học sinh thanh niên chí nguyện. Chúng tôi, có dịp ngắm nhìn vẻ đẹp tự nhiên của tháp, tận mắt thấy các anh trèo lên đỉnh tháp để dọn dẹp, cây cỏ, mọc hoang sơ. Tôi bắt gặp ngôi tháp có nhiều tầng, mở rộng thon vuốt trên cao như những bông hoa Tagalau của Panduranga, chung quanh bức tường còn có nhiều nét chạm khắc hình hoa lá, chim muông, cây cỏ, từng lúc từng nơi lại hiện hình vũ nữ Apsara huyền ảo. Cho đến nay, màu gạch vẫn đỏ tươi như máu. Theo GS.TS. Lafont ngoài những bức tượng bằng đá, người ta không thể bỏ quên một số hiện vật mà các vị vua chúa Champa thường cống hiến cho các thần linh trên đền tháp.

 

Sống với thời gian tháp mộc khắp các đồi núi, dọc ven biển miền Trung, những ngôi tháp Chăm vẫn đứng sừng sững ở đó. Tôi hỏi người già ở quê tôi, vì sao tháp Chàm đã xây lâu đời mà không đỗ ngã vậy ? Ông cười bí hiểm “đó là sự bí hiểm và kì thú của đất sét Chăm” nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh cũng chia sẻ “người Champa là bậc thầy của nghệ thuật xây gạch” .

 

Vẻ đẹp tự nhiên cổ kính

 

Khi lớn lên tôi có chuyến du khảo ở Nha Trang, một lần ghé thăm tháp Po Ina Nagar lòng tôi sung sướng và tự hào với các sinh viên cùng lớp sắc tộc thiểu số. Người Chăm có đền tháp chẳng khác nào Angkor Wat, Bayon ở Cambodia. Nhưng, tháp Chàm vẫn là gạch đỏ tươi tinh xảo luôn thách thức với thời gian.

 

Đền tháp Chăm Nha Trang là điểm du lịch luôn gắn với biển cả, bãi biển bờ cát trắng, tháp Chàm nép mình với bóng cổ thụ đong đưa với làn nước sóng sánh dưới chân tháp với giao hòa nét huyền bí và kì thú.

 

Có một lần, quê tôi tổ chức đi cúng lễ ở đền tháp Po Sah Anaih. Tháp sừng sững trên đỉnh dốc ông Hoàng thu hút khách tìm về.  Một cảm giác yên bình làm tôi nhớ lại mối tình Hàn Mạc Tử-Mộng Cẩm. Trải qua bao biến cố lịch sử di tích kiến trúc nghệ thuật đền tháp vẫn tồn tại cùng với thời gian để cho tâm hồn thi sĩ khi tư lự nhớ về tháp.

 

Bao dấu vết thời xưa giờ ủ dột

Phải người chăng thi sĩ của dân Chiêm

(Hàn Mặc Tử “Thi sĩ Chàm” trong Nắng Xuân, 1936)

 

Ông Đặng Văn Hưng khẳng định “ Đây là di tích có giá trị lịch sử, nơi tâm linh của người Chăm”. Du khách đến đây được xem biểu diễn nghệ thuật múa dập dìu cùng tiếng trống Gineng, kèn Saranai, tái hiện làng nghề và quảng bá ẩm thực Chăm. Người ta còn thấy vẽ chân dùng bằng cát, tặng chữ bằng thư pháp làm cho không gian Po Sah Anaih sinh động hơn bao giờ hết.

 

Khi sắp về hưu, tôi về Mỹ Sơn thăm quan hơn là khám phá. Những cây cầu mới xây mang dáng dấp Champa.Thánh địa Mỹ Sơn là nơi hội tụ của các thần linh. Và, múa hát vẫn là tiết mục hấp dẫn du khách do chính người Chăm biểu diễn. Về đây, như là về miền đất hứa về Mỹ Sơn để được làm lễ thánh tẩy dâng cúng lễ vật và được đắm mình trong di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận từ năm 1999.

 

Trong kí ức của tôi hành trình về tháp Chăm lần cuối là thành Đồ Bàn và tháp đôi còn gọi là tháp Hưng Thạnh nằm giữa lòng thành phố Quy Nhơn. Chiêm ngưỡng vẻ kiêu hãnh vươn lên của đền tháp nhớ về một quá khứ bi hùng theo dòng lịch sử.

 

 

Mùa xuân trên tháp cổ, mùa thu Katê, đọc thơ Tháp Nắng cộng cảm với tháp xưa. Dù rêu phong, cỏ dại, màu tháp Chăm vẫn tươi rói như màu vàng thế kỷ thách thức với thời gian. Tất cả, sẽ qua đi với thời gian như các thế kỉ của vương quốc nhưng tháp xưa vẫn còn trong kí ức của mỗi người cho những ai ghé thăm./.

 

bavan 20