Vấn đề chữ viết Chăm : Tại sao Đảng làm ngơ trước nguyện vọng của dân Print
Written by BBT Champaka.info   
Saturday, 07 February 2015 06:20
nguyen vong 3
N. V. Tỷ, lãnh đạo BBSSCC

Akhar Thrah là chữ viết Chăm truyền thống ra đời từ vương triều Po Rome (1627-1651), có qui luật rất ổn định, mà các bậc tu sĩ, bô lão và trí thức Chăm ở Việt Nam cũng như Campuchia đang sử dụng trong xã hội hôm nay. Và chữ viết truyền thống này cũng được nhà nước Việt Nam cho phép giảng dạy trong trường lớp của con em người Chăm dưới thời Việt Nam Cộng Hòa.

 

Sau ngày xụp đổ của chế độ Sài Gòn vào năm 1975, nhằm thực hiện đúng mức chính sách của Đảng đối dân tộc thiểu số, nhất là chính sách bảo tồn bản sắc, ngôn ngữ và chữ viết của họ, nhà nước Việt Nam hình thành Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm (BBSSCC) vào năm 1978 để soạn thảo sách giáo trình dạy chữ Chăm cho con em người Chăm trong trường lớp ở cấp tiểu học.

 

Sách giáo trình của BBSSCC do Bộ Giáo Dục ấn hành là công trình đồ sộ, vô cùng bổ ích và thiết thực nhằm truyền bá di sản ngôn ngữ và chữ viết Chăm vào tầng lớp của thế hệ trẻ. Đây là  công lao vô cùng quí báu báu mà đảng và nhà nước Việt Nam đã dành cho dân tộc Chăm. Tiếc rằng, sách giáo trình của BBSSCC vấp phải 5 chỉnh lý sai lầm đã làm đảo lộn toàn bộ hệ thống chữ viết Chăm truyền thống do cha ông để lại, mà Hội Thảo Kuala Lumpur 2006 có gởi bản phúc trình đến Bộ Giáo Dục Việt Nam và các nhà khoa học và trí thức Chăm trong nước cũng nêu ra trong tác phẩm " Ngôn ngữ Chăm, thực trạng và giải pháp" do nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành tại TPHCM vào năm 2011.

 

Dân tộc Chăm hôm nay dư biết, sách giáo trình giảng dạy chữ Chăm “cải biến” của BBSSCC ldo Bộ Giáo Dục Việt Nam xuất bản. Chính vì thế, mục tiêu của sách giáo trình phải là công trình nhằm giúp con em người Chăm biết đọc văn bản viết bằng chữ Chăm do cha ông để lại. Tiếc rằng sự ra đời chữ Chăm “cải biến” của BBSSCC đã biến con em người Chăm thành thế hệ “mù chữ” Chăm, vì họ không biết đọc Akhar Thrah mà các bậc tu sĩ, bô lão và trí thức Chăm đang xử dụng trong xã hội hôm nay. Chính đó là trọng tâm của vấn đề mà dân tộc Chăm, qua tiếng nói của các nhà nghiên cứu và trí thức Chăm trong và ngoài nước, đã lên tiếng yêu cầu nhà nước Việt Nam phải chỉnh sửa lại 5 sai lầm trong sách giáo trình gần một thập niên qua, nhưng Bộ Giáo Dục Việt Nam chỉ biết làm ngơ trước nguyện vọng của đồng bào Chăm.

 

Cho đến hôm nay, dân tộc Chăm cũng không hiểu  tại sao nhà nước Việt Nam không trả lời cho nguyện vọng của dân tộc này, không phải nguyện vọng đòi phục hưng vương quốc Champa độc lập, mà là nguyện vọng xin nhà nước chỉnh sửa 5 sai lầm trong sách giáo trình hầu thống nhất lại Akhar Thrah Chăm truyền thống. Có chăng sự làm ngơ này phát xuất từ những nguyên nhân sau đây:

 

• Nhà nước không xem Akhar Thrah Chăm truyền thống ra đời từ vương triều Po Rome (1627-1651) là di sản văn hóa thiêng liêng của dân tộc Chăm, mà là chữ viết ngoại lại, không có lý do để tồn tại trong xã hội Chăm hôm nay.

 

• Nhà nước chỉ nghe theo quan điểm chỉnh lý chữ viết Chăm của Nguyễn Văn Tỷ, Lộ Minh Trại và Quảng Đại Cẩn, tức là 3 thành viên của BBSSCC, mặc dù 3 người Chăm này đọc chữ Chăm chưa rành và viết chữ Chăm còn sai chính tả. Kể từ đó, dân tộc Chăm có cảm giác rằng nhà nước có thái độ khinh thường những bậc tu sĩ, bô lão, trí thức và các nhà khoa học Chăm đang xử dụng chữ Chăm truyền thống trong cuộc sống hôm nay, xem họ chỉ là tầng lớp sống bên lề của xã hội, không có quyền bàn đến chữ viết Chăm, nhưng phải cúi đầu chấp nhận chữ chăm cải biến ‘lai căng” của Nguyễn Văn Tỷ, Lộ Minh Trại và Quảng Đại Cẩn.

 

ngyen vong 10 nguyen vong 1 nguyen vong 2
Nguyễn Văn Tỷ  Lộ Minh Trại Quảng Đại Cẩn

 

• Nhà nước nghi ngờ rằng sự yêu cầu chỉnh sửa những sai lầm trong sách giáo trình của BBSSCC, chứa đựng một số yếu tố mang tính cách chính trị, vì có bàn tay của thế lực thù địch từ bên ngoài tác động, tức là ám chỉ cho tổ chức Champaka. Đây chỉ là sự nghi ngờ không chính đáng, vì các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu và trí thức Chăm trong nước, như Pgs. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Trương Văn Món, Sử Văn Ngọc, v.v.,  cũng không ngừng lên tiếng và giám nêu ra những sai lầm của BBSSCC trong tác phẩm "Ngôn ngữ Chăm, thực trạng và giải pháp" do nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành tại TPHCM vào 2011.

 

Sự ra đời của tác phẩm này đã chứng minh rằng nhà nước Việt Nam không có quan điểm rỏ ràng về di sản ngôn ngữ và chữ viết Chăm. Vì rằng, Bộ Giáo Dục Việt Nam chủ trương chôn vùi Akhar Thrah Chăm truyền thống để thay vào đó chữ Chăm cải biến “lai căng” của BBSSCC, trong khi đó Bộ Văn Hóa Việt Nam lại cho phép ấn hành tác phẩm "Ngôn ngữ Chăm, thực trạng và giải pháp" có nội dung phản đối sách giáo trình của BBSSCC do Bộ Giáo Dục xuất bản và yêu cầu cơ quan này phải tu sửa những sai lầm trong sách giáo trình hầu thống nhất lại Akhar Thrah của dân tộc Chăm.  

 

• Nhà nước không quan tâm cho lắm đến nền giáo dục dành cho con em của người Chăm. Vấn đề con em người Chăm “biết đọc” hay “mù chữ” Chăm truyền thống do cha ông để lại, không phải là trọng tâm vấn đề của đảng và nhà nước, vì họ không phải là con em gốc người Kinh.

 

Kể từ đó, dân tộc Chăm thường nêu ra 2 câu hỏi sau đây:

 

1) Duy trì chữ Chăm cải biến: thế nào là hậu quả của nó?

 

Người Chăm nghĩ rằng, duy trì chữ viết Chăm cải biến của BBSSCC là giải pháp có lợi hơn cho nhà nước Việt Nam, vì không tốn tiền bạc để in sách giáo trình mới và cũng không tốn công sức để mở khóa đạo tạo thêm cho giáo viên giảng dạy chữ Chăm trong trường lớp. Tiếc rằng, giải pháp duy trì chữ viết Chăm cải biến của BBSSCC sẽ mang lại hậu quả vô cùng tai hại cho dân tộc Chăm, vì sự duy trì chữ Chăm cải biến "đồng nghĩa" với:

 

• Nhà nước bỏ ra hàng tỷ đồng trả lương cho BBSSCC và giáo viên để biến con em người Chăm thành thế hệ “mù chữ”, vì họ không biết đọc chữ Chăm do cha mẹ họ viết. Đây là hiện tượng vô cùng mới lạ trong ngành giáo dục, chưa từng xảy ra trên thế giới.

 

• Nhà nước vô tình tiêu diệt "trí tuệ" cả một thế hệ con em người Chăm, vì học chữ Chăm cải biến của BBSSCC, họ không thể tiếp thu được những văn bản viết bằng chữ Chăm truyền thống do cha ông để lại.

 

• Nhà nước vô tình  chôn vùi "kho tàng di sản văn học" Chăm hiện còn lưu trử trong thôn làng, vì không còn ai biết đọc Akhar Thrah Chăm truyền thống nữa.

 

2). Chỉnh sửa sai lầm trong sách giáo trình: Thế nào là hậu quả của nó?

 

Người Chăm dư biết, chỉnh sửa 5 sai lầm trong sách giáo trình của BBSSCC là công tác vô cùng khó khăn và phức tạp, từ vấn đề ngân sách cho đến lực lượng nhân sự, vì lý do sau đây:

 

• Nhà nước phải hình thành một đội ngũ để biên soạn lại sách giáo trình dựa vào phương pháp giảng dạy chữ Chăm truyền thống mà các bậc tu sĩ, bô lão và trí thức đang xử dụng trong xã hội hôm nay.

 

• Nhà nước phải chi phí hàng tỷ đồng để in lại sách giáo trình này

 

• Nhà nước phải mở lại khóa huấn luyện dành cho giáo viên để giảng dạy Akhar Thrah Chăm truyền thống do cha ông để lại.

 

*

 

Đứng trước sự khủng hoảng về di sản ngôn ngữ và viết Chăm đã kéo dài hơn 3 thập niên qua, dân tộc Chăm chỉ mong ước nhà nước Việt Nam cứu xét lại vấn đề hầu thống nhất di sản chữ viết của dân tộc này. Muốn thống nhất lại chữ viết Chăm, dân tộc Chăm dư biết là nhà nước phải tốn hàng ngàn tỉ đồng để in sách giáo trình mới, chưa nói đế chi phí để trả lương cho người biên soạn và đào tạo giáo viên. Nhưng dân tộc Chăm nghĩ rằng thà mất tiền và tốn công với mục tiêu chỉnh sửa lại 5 sai lầm trong sách giáo trình để cứu vớt cả thế hệ con em người Chăm biết đọc chữ Chăm truyền thống do cha mẹ họ viết, còn hơn duy trì chữ Chăm cải biến của BBSSCC để rồi con em người Chăm trở thành tầng lớp “mù chữ” Chăm. Vì rằng đảng và nhà nước luôn luôn chủ trương tôn trọng bản sắc, di sản ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Chăm.