Con rể cựu dân biểu Chăm « làm thuê » cho đội ngũ bút chiến Hà Nội Print
Written by Administrator   
Sunday, 02 March 2014 02:08
lam gia tan 2
Lâm Gia Tân

Sau năm 1975, dân tộc Chăm phải gánh chịu bao biến cố tang thương và đổ nát gấp trăm lần so với chính sách của Minh Mệnh đối với người Chăm: tài sản đất đai Chăm bị tịch thu, đền tháp Chăm bị trưng dụng, thần linh Chăm bị khống chế để « làm thuê » cho khách du lịch, hệ thống tổ chức gia đình xã hội Chăm bị xụp đổ,  chi còn lại di sản ngôn chữ viết, nhưng nhà nước Việt Nam cũng không tha thứ bằng cách cải biến, chỉnh lý di sản văn hóa này thành chữ viết lai căng mất gốc.

 

 

Akhar Thrah Chăm gồm có 82 ký tự bất di bất dịch từ ngày ra đời dưới triều đại Po Rome, được lưu truyền cho đến năm 1975. Chữ viết Chăm, cũng như bất cứ chữ viết nào trên thế giới, không phải là công cụ để ghi âm của tiếng nói mà là qui định « luật chính tả » của một từ vựng mà tất cả mọi người phải tuân theo và học thuộc lòng, dù có nhiều trường hợp bất qui tất đi nữa.

 

Chữ viết Chăm trải qua 3 thời đại

 

• Dưới thời Pháp thuộc dân tộc Chăm được hưởng qui chế dùng Akhar Thrah Chăm truyền thống trong mọi văn bản hành chánh từ cấp huyện cho đến cấp thôn. Một người không biết chữ Chăm dưới thời Pháp thuộc, không thể giữ một chức vụ gì trong xã hội thời đó. Những thanh niên không biết đọc chữ Chăm thường bị coi thường trong cộng đồng của nhóm thanh nữ.

 

• Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, con em dân tộc Chăm cũng học Akhar Thrah Chăm trong trường lớp có bài bản, qua sách giáo trình do Ban Biên Soạn của người Chăm đứng ra thực hiện. Thành Phú Bá (hiện sinh sống tại Hoa Kỳ) là thư ký tổ chức này, tập trung nhiều thành viên chuyên về chữ viết Chăm như Lưu Quí Tân, Thiên Sanh Cảnh, Lâm Gia Tịnh, v.v. Đây là sách giáo trình giảng dạy Akhar Thrah Chăm có giá trị về mặt khoa học và rất phù hợp với chữ Chăm truyền thống do cha ông để lại mà các bậc tu sĩ, bô lão và thí thức đang sử dụng.

 

• Sau biến cố vào năm 1975, đảng cộng sản Việt Nam xóa bỏ mọi cơ cấu tổ chức hành chánh và xã hội của dân tộc có mối liện hệ với chế độ Sài Gòn, đốt phá toàn bộ sách giáo trình dạy chữ Chăm do Việt Nam Cộng Hòa xuất bản mà Hà Nội xem đó là tàn dư văn hóa của « ngụy quân ngụy quyền », để thay vào đó một bộ sách giáo trình mới mang tên là « Chữ Chăm cải biên của Ban Biên Soạn ». Mục tiêu của chế độ cộng sản là phải chôn vùi với bất cứ giá nào di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm do chế độ Sài Gòn xuất bản bằng cách chế tạo thêm 3 ký tự mới trong đó có « paoh gak matai », để đưa vào bản chữ cái Chăm.

 

Đối với đảng cộng sản Việt Nam, việc làm sau 1975 của Ban Biên Soạn do Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại điều hành là cuộc cách mạng vĩ đại, đã thành công ngân chặn dân tộc Chăm không còn có mối liên hệ gì với ngôn ngữ chữ viết Chăm do chế độ Sài Gòn ấn hành. Tất cả những công trình biên soạn chữ Chăm của Lưu Quý Tân, Thiên Sanh Cảnh, Thành Phú Bá, Lâm Gia Tịnh, v.v. là công tác phản cách mạng vì nó tiêu biểu cho tiếng nói của « ngụy quân ngụy quyền ». 

 

Chữ viết Chăm : Một yếu tố chính trị nhạy cảm

 

Sự ra đời của 3 ký tự mới này đã làm đảo lộn hệ thống Akhar Thrah Chăm truyền thống. Chính vì nguyên nhân đó, một số trí thức Chăm trong và ngoài nước đứng ra phản đối Ban Biên Soạn và yêu cầu chính quyền Hà Nội phải xóa bỏ « ba ký tự mới» trong sách giáo trình dạy chữ Chăm hầu thống nhất lại Akhar Thrah Chăm truyền thống. Hay nói một cách khác : yêu cầu nhà nước Việt Nam phải phục hưng lại « sách giáo trình dạy tiếng Chăm » xuất bản dưới chế độ Sài Gòn, một công trình có giá trị về mặt khoa học nhằm bảo tồn Akhar Thrah Chăm truyền thống.

 

Nếu lời yêu cầu của trí thức Chăm bị bát bỏ, là vì Việt Nam cho rằng đảng cộng sản và nhà nước là cơ quan lãnh đạo tối cao, không thể làm những chuyện sai lầm, kể cả công trình ấn hành sách giáo trình dạy tiếng Chăm đi nữa. Để chứng minh rằng chính sách của đảng cộng sản không sai lầm, Hà Nội hình thành « đội ngũ bút chiến » vào năm 2007, lôi kéo một số người Chăm như Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang, Chế Linh, Quảng Đại Cẩn vào tổ chức để viết bài phản chiến nhằm trù dập trí thức Chăm trong và ngoài nước không đồng tình với chính sách cải biến chữ Chăm do nhà nước Việt Nam xuất bản. Vì đây là pháp lệnh mà người Chăm phải cúi đầu nghe theo, không có quyền đưa ra ý kiến. Chấp nhận sửa đổi 3 sai lầm trong sách giáo trình chữ Chăm cải biến của Ban Biên Soạn tức là công nhận đảng cộng sản Việt Nam đã vấp phải sai lầm trong việc bảo tồn di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm. Kể từ đó, vấn đề chữ Chăm cải biến của Ban Biên Soạn đã trở thành yếu tố chính trị rất nhạy cảm.

 

Nhằm bảo vệ chính sách của đảng và nhà nước, Hà Nội ra lệnh cho « đội ngũ bút chiến », tung ra hơn 100 email nặc danh vào năm 2013 để bạ bệ, sách nhiễu, đe dọa, phỉ bảng, mạ nhục trí thức Chăm trong và ngoài nước không đồng tình với chữ Chăm cải biến do Hà Nội xuất bản, qua phong cách hành văn vô cùng « dơ bẩn và vô văn hóa » mà Champaka.info đã từng đăng tải. Trong « đội ngũ bút chiến » này, Lâm Gia Tân là thành viên có thái độ « mất dạy và vô văn hóa » nhất trong chiến lược bảo vệ sách giáo trình chữ Chăm cải biến của chế độ cộng sản.

 

Lâm Gia Tân là ai ?

 

Lâm Gia Tân là con của Lâm Gia Tịnh, một bô lảo rất được kính trọng trong cộng đồng Chăm và là con rể của cựu dân biểu Lưu Quang Sang, một người đại diện cho dân tộc Chăm trong quốc hội dưới thời VNCH, đã từng ở trong tù cải tạo của cộng sản hơn 7 năm, nhưng hôm nay lại trở về hợp tác với chế độ đã từng đưa ông vào tù.

 

Lâm Gia Tân là người chưa đọc hết một trang văn bản viết bằng Akhar Thrah và viết tiếng Chăm còn sai chính tả và cũng không phải là chuyên gia tốt nghiệp từ phân khoa ngôn ngữ hay văn tự học.

 

Là một nhân vật chưa đóng góp một cái gì cho dân tộc, nhưng Lâm Gia Tân lúc nào cũng ngạo mạng nghênh ngang cho ta đây là bậc thầy về di sản văn hóa Chăm, không ngừng viết bài chê bai, phỉ bảng, mạ nhục trí thức Chăm trong và ngoài nước, lập đi lập lại bao luận điệu cho rằng những trí thức này là nhóm người không có kiến thức về chữ Chăm, không có trình độ hiểu biết về ngôn ngữ, không có tầm vóc nhận định và phân tích vấn đề.

 

Dựa vào tiếng tâm của cha rể của mình là cựu dân biểu dưới thời Việt Nam Cộng Hòa nhưng lại bám vào hôi hám của chế độ cộng sản, Lâm Gia Tân ra tay chửi mắng và bội nhọ bất cứ ai cũng được, từ Ts. Po Dharma, Ts. Thành Phần, Ts. Trương Văn Món, Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Bá Trung Phụ cho đến ông Lộ Trung Cân (chủ nhiệm của Champaka.info).

 

Tất cả bài viết của Lâm Gia Tân lúc nào cũng nhắm vào mục tiêu trù dập thức Chăm không đồng tình với chữ viết Chăm cải biến do chế độ cộng sản xuất bản, qua lối hành văn vô cùng « lỗ mãng, mất dạy và vô văn hóa » có cùng trường phái với bài viết của Nguyễn Văn Tỷ và có nội dung gần gủi với email nặc danh mà Champaka.info đã từng đăng tải. Chính vì nguyên nhân đó, chúng tôi đưa ra kết luận rằng Lâm Gia Tân chỉ là nhân vật « làm thuê » cho đội ngũ bút chiến Hà Nội, chứ không phải là trí thức Chăm chân chính tìm cách đối thoại một cách nghiêm túc với người Chăm nữa.

 

Thái độ « vô văn hóa » đối với Ts. Po Dharma

 

Trong những email gởi cho bà con Chăm, Lâm Gia Tân cho rằng:

 

• Ts. Po Dharma là kẻ “ngây ngô và không một chút am hiểu về chính trị (…) thiếu suy luận với tâm trạng không được bình tĩnh (...) là người có tâm thức không ổn định (…) không đủ kiến thức để bàn luận và phê bình ở tất cả mọi lĩnh vực văn hóa Champa”

 

• Ts. Po Dharma là một nhân vật “làm khoa học mà không biết suy luận mà cứ trích các bài viết của người khác (…) không hiểu tầm quan trọng của sự suy diễn.

 

• Ts. Po Dharma “nói tiếng Pháp có giọng người Châu Phi” là người không lương thiện về tội “cạo sửa trong tờ khai của một sinh viên người Việt sang Pháp du học để lấy tiền học bổng nhiều hơn của Cộng Hòa Pháp”.

 

• Ts. Po Dhrma là nhân vật không làm gì cho dân tộc Chăm: “Mik wa nhìn lại xem từ trước cho đến nay anh Dharma đã làm được những gì cụ thể về đoàn kết và xây dựng cho cộng đồng người Chăm”, là vị tiến sĩ “đã dùng những từ đao to búa lớn để áp đảo, chụp mũ đối phương (...) mà không tự xét lại mình”.

 

• Ts. Po Dharma không có tầm hiểu biết về “vấn đề ngữ nghĩa”.

 

• Ts. Po Dharma đưa ra một định nghĩa khôi hài: “Xã hội là không gian liên đới”. Nghe đến định nghĩa này, Lâm Gia Tân muốn buồn nôn ói mửa:   “Hỡi ơi Mik wa!!!!! Không gian liên đới giữa con chó với con mèo hay con trâu với con bò ????”.

 

• Lâm Gia Tân kết luận: “Tôi đã lột trần sự thật về anh Dharma giữa Mik wa và lịch sự chừa lại cái quần nhưng anh không biết xấu hổ mà còn muốn tôi lột truồng luôn thì mới thừa nhận. Có lẻ anh không còn biết đến xấu hổ.

 

Ngày 27-1-2014, Lâm Gia Tân tiếp tục mạ nhục và phỉ bảng thêm Ts. Po Dharma :

 

• Từ suy nghĩ sai, chủ quan, tham vọng và quyền lợi của nhà khoa học không phải chuyên nghành về ngôn ngữ học dẫn đến việc ông Dharma hành động sai là xuyên tạc BBSSCC.

 

• Dựa trên bài viết của ông Dharma và tài liệu, Mik wa và tôi nhận thấy ông Dharma chưa đủ tầm bàn luận về chữ viết của BBSSCC.

 

*

Po Dharma là người đã dấn thân vào con đường đấu tranh cho dân tộc hơn 4 thập niên qua và không chấp nhận trở về hợp tác với chế độ cộng sản. Nếu Po Dharma có sai lầm về vấn đề gì, thì Lâm Gia Tân nên nêu ra những bằng chứng cụ thể (câu nào, trang nào, sách in năm nào) trước khi lên án ông ta. Nhân danh một người Chăm có học, Lâm Gia Tân không nên dùng văn chương « vô văn hóa » trong cuộc đối thoại với Po Dharma mà chúng tôi vừa nêu ra. Qua phong cách đòi « lột quần » Po Dharma đã nói lên thế nào là thái độ « mất dạy » của một thanh niên có tiếng tâm là con rể của một cựu dân biểu người Chăm.

 

Những bản án « dơ bẩn » dành cho trí trí thức Chăm trong nước

 

1). Lên án trí thức Chăm viết bài trong tác phẩm: Ngôn ngữ Chăm, thực trạng & giải pháp.

 

Lâm Gia Tân cho rằng : « Sự tranh cãi hay hay bút chiến giữa bảo tồn và gìn giữ Akhar Thrah (…) đã đến mức cao trào (…) qua các bài viết (…) của Thành Phần, Phú Văn Hẵn, Đàng Năng Hòa, Quảng Đại Tuyên và Sử Văn Ngọc (…). Có lẻ ông Dharma tin tưởng vào lực lượng nhóm khoa bảng Việt Nam sẽ củng cố được niềm tin của giới trẻ Chăm và sẽ áp đảo được sự phản đối ngày một tăng cao của giới trí thức Chăm trong cũng như ngoài nước »

 

2). Chê bai Tiến sĩ Chăm trong nước tự đánh bóng

 

Lâm Gia Tân viết: « những ông khoa bảng Chăm, có ông sau khi thầy bệnh nặng và mất thì chẳng thấy tác phẩm mới nào mà cứ lôi những bài viết cũ mang ra quảng cáo và tự đánh bóng mình và càng triệt hạ người khác thậm tệ với những từ hạ cấp ngược lại phong cách của một vị thường tự hào và tự tôn là có học vị cao »

  

3). Chê bai Ts. Thành Phần

 

Trong bài viết, Lâm Gia Tân tuyên bố rằng: “Có ông, sau một đêm ngủ, sáng ra thức dậy thành Tiến sỹ”. 

 

4). Chê bai Ts. Trương Văn Món 

 

Lâm Gia Tân đưa ra câu lố bịch để ám chỉ Trương Văn Món:

« Có ông, luận văn tốt nghiệp cử nhân lấy làm nốt cho Phó TS rồi đến TS »

 

5). Chê bai Ts. Phú Văn Hẳn và Ts. Bá Trung Phụ

 

Lâm Gia Tân cho rằng Ts. Phú Văn Hẳn và Ts. Bá Trung Phụ «  làm luận văn sai kiến thức và câu phức không chuẩn bị thầy mắng và bảo viết lại cả luận văn ».

 

6). Chê bai trí thức Chăm trong nước không biết chữ Chăm

 

Lâm Gia Tân viết rằng: “Nay chẳng ông nào giỏi chữ viết Chăm mà hùa theo, cũng phô trương lập trường, quan điểm tự hủy thanh danh mình”.

 

 

7). Kết tội tiến sĩ Chăm không tôn trọng pháp lệnh của nhà nước

 

Lâm Gia Tân viết: “Các ông là người của Bộ Đại Học và Giáo Dục Đào Tạo (…) lại phản đối giáo trình tiếng Chăm do Bộ này cho phép xuất bản, (…). Theo cá nhân tôi được biết, giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD-ĐT) là pháp lệnh (…) thế lại có những người Chăm khoa bảng ở Việt Nam không chuyên về ngôn ngữ Chăm yêu cầu phải thay đổi giáo trình chữ Chăm của BGD-ĐT. Mik wa đọc giả nghĩ sao???”

 

8). Chê bai tiến sĩ Chăm chỉ biết “nói leo, nói theo”

 

Lâm Gia Tân viết: « Tiếc thay cho nhóm khoa bảng trong nước chưa đủ tầm, không tự đứng trên chính đôi chân của mình, “đi nói leo, nói theo” và muốn cùng chia lửa với ông Dharma mà tự đánh mất mình. Làm khoa học phải tư duy bằng cái đầu chứ không phải tư duy bằng con tim»>

 

9). Lên án tiến sĩ Chăm kết bè tạo phái trù dập người khác

 

Lâm Gia Tân viết rằng: “Được nâng đỡ có học vị, học hàm là để nghiên cứu văn hóa Chăm chứ không phải để kết bè tạo phái trù dập và triệt hạ những người không cùng lập trường quan điểm.

  

10). Kết tội Ts. có cái nhìn thiển cận

 

Lâm Gia Tân viết: “Được nâng đỡ có học vị, học hàm (…) các vị không dựa trên nền tảng kiến thức sâu rộng (connaissance générale) nên có cái nhìn thiển cận, không trông xa thấy được rộng mà làm việc theo ý riêng tư, cảm tính và không khoa học”.

  

11). Lên án trí thức Chăm là người hưởng ơn mưa móc Po Dharma

 

Lâm Gia Tân viết: “nhiều người Chăm, trí thức Chăm kể cả những người thuộc nhóm khoa bảng ở Việt Nam đều tin từ bấy lâu nay, hưởng ơn mưa móc của ông Dharma, viết bài viết sách phụ họa”

 

*

Các trí thức Chăm như Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Bá Trung Phụ, Ts. Trương Văn Món, v.v. là người Chăm xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, đã đỗ bao mồ hôi để lấy được bằng cấp trong xã hội và đang góp phần bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc. Không vì nhân danh con rể của cựu dân biểu Chăm hay làm thuê cho chế độ của cộng sản, Lâm Gia Tân lại đứng ra chê bai và mạ nhục những trí thức này qua phong cách hành văn « thóa mạ và dơ bẩn » mà chúng tôi vừa nêu ra. 

 

Thái độ ngạo mạng đối với Lộ Trung Cân 

 

Ngày 23-1-2014, Lâm Gia Tân cho rằng :

 

• Hai thy trò ông (Karim và Po Dharma) ch hiu duy nht v Akhar Thrah đng thi là quyn li và bng lc sng còn ca 2 người không am hiu v ngôn ng hc (vì không hc qua b môn này nên phát biu by b, không có cơ s khoa hc):

 

-Quyn li và bng lc ca ông Abd.Karim : t ông Dharma.

-Quyn li và bng lc ca ông Dharma : t Vin Vin Đông Pháp.

 

• Phát biu h đ (…) Nếu đc mà không hiu là do tiếng Vit ca 2 ông kém nên không th nêu ra làm bng chng.

 

*

Lộ Trung Căn dù sao cũng là người chuyên về văn học và am hiểu về ngôn ngữ chữ viết Chăm. Lâm Gia Tân là người không biết đọc chữ Chăm, nhưng lại đứng ra bàn luận với Lộ Trung Cân về di sản chữ viết Chăm. Có chăng Lâm Gia Tân đang làm trò hề mua vui cho thiên hạ ?

 

Kết luận

 

Đọc chữ Chăm chưa rành và viết chữ Chăm còn sai chính tả, nhưng Lâm Gia Tân giám đứng ra cho rằng những trí thức Chăm trong và ngoài nước là những người không đủ trình độ để bàn về ngôn ngữ chữ viết Chăm. Kể từ đó, độc giả có quyền đánh giá ngay : Lâm Gia Tân chỉ là « người điếc không sợ súng ». Đây là bi kịch xã hội của dân tộc Chăm chỉ xảy ra dưới chế độ cộng sản.

 

Dù là con rể của cựu dân biểu người Chăm hay làm tay sai cho « đội ngũ bút chiến » của Hà Nội đi nữa, Lâm Gia Tân không có quyền dùng những thuật ngữ «thóa mạ, mất dạy và vô văn hóa » để  mạ nhục và phỉ báng những trí thức Chăm một cách vô tội vạ. Đây là hành động không tôn trọng nhân quyền người khác mà luật pháp tại các quốc gia tự do dân chủ không cho phép.

 

Nhân danh trí thức Chăm, Lâm Gia Tân có quyền viết bài đối thoại với bất cứ ai về vấn đề của xã hội Chăm, nhưng bài viết phải có nội dung nghiêm túc, dựa trên tư liệu và bằng chứng thuyết phục để chinh phục độc giả hay làm sáng tỏ vấn đề. Chính đó là vai trò của trí thức Chăm chân chính trong cuộc đấu tranh xây dựng xã hội này.

 

Không có trí thức Chăm nào chủ trương xóa bỏ sách giáo trình chữ Chăm cải biến của Ban Biên Soạn, nhưng họ chỉ yêu cầu nhà nước Việt Nam phải chỉnh lý 3 sai lầm trong sách sách giáo trình của Ban Biên Soạn, đó là ký tự « paoh gak matai », ký tự « craoh aw không có dar tha », ký tự « dar tha dar dua có hua baluw ». Thế thì đâu là vấn đề mà người Chăm phải tung ra chiến trường Akhar Thrah nhằm tranh luận và bôi bác nhau một càch vô bổ.

 

Riêng về tổ chức Champaka, chúng tôi chỉ mong mỏi nhà nước Việt Nam nên phục hưng lại sách giáo trình dạy chữ Chăm ấn hành dưới thời Việt Nam Cộng Hòa do Ban Biên Soạn người Chăm thực hiện trong đó có Lưu Quý Tân, Thiện Sanh Cảnh, Thành Phú Bá, Lâm Gia Tịnh. Vì đây là sách giáo trình có giá trị về mặt khoa học, đơn giản và dể học, nhất là nội dung rất phù hợp với Akhar Thranh Chăm truyền thống do cha ông để lại. 

 

Bài liên quan:

 
Biến cố 2013 : 97 email nặc danh công an VN khủng bố trí thức Chăm 


VN tiếp tục nuôi dưỡng đội ngũ bút chiến “côn đồ” của Nguyễn Văn Tỷ

 
Nguyễn Văn Tỷ: Cổng rắn cắn gà nhà
 
Lâm Gia Tân chĩa súng vào mặt tiến sĩ Chăm trong nước
 
« Đội ngũ bút chiến » Hà Nội trở lại chiến trường chống trí thức Chăm
 
Quan điểm về tổ chức nặc danh của N. V. Tỷ chống phá trí thức Chăm
 
Bút chiến Nguyễn V. Tỷ & Thành Đài : 3 email « vô văn hóa » nhất