Nguyên nhân khủng hoảng về Kut Chăm ở Chất Thường, Ninh Thuận Print
Written by BBT Champaka   
Thursday, 09 July 2015 15:37
kut 10

Nói đến người Chăm Balamon, thì người ta phải nói đến Kut, tức là nghĩa trang tập trung những thành viên nam và nữ xuất thân từ huyết máu của mẹ. Dù Kút còn có người thờ phượng hay Kut hoang phế đi nữa, thì Kut vẫn là nơi an nghĩ của những người quá cố, biểu tượng cho sự linh thiêng nằm trong hệ thống tâm linh của người Chăm. Kut của Chăm Balamon thường làm bằng đá có hình thể như tượng Linga   của hệ thống Ấn Giáo. Dưới tảng đá này là nơi chôn cất tập thể những mãnh xương trán của những người quá cố. 

 

Trước 1975, các bậc tu sĩ Basaih là cộng đồng lãnh đạo đời sống tâm linh của Chăm Balamon, có thẩm quyền quyết định ngày lễ, chủ trì buổi lễ liên quan đến vệc cúng tế tượng Kut hay di dời Kut sang chổ khác, vì lý do gì đó. Theo phong tục Chăm, mọị hành động của bất cứ ai đứng ra di đời Kut sang một địa điểm khác mà không có sự đồng ý của cộng đồng tu sĩ Basaih, bị ghép vào tội đào mồ mã người Chăm trái phép, sẽ bị trừng phạt vô cùng nặng nề.

 

Hiện tượng Kut hoang phế ở Chất Thường kể từ năm 1989

 

Dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, Palei Baoh Dana (thôn Chất Thường, Ninh Thuận) có một tượng Kút nằm ở ngoài thôn xóm, về phía đông. Vì là Kut hoang phế, thành ra không có ai thờ phượng hay bàn đến. Sau năm 1975, thôn Chất Thường được mở rộng ra vì dân số quá đông, kéo theo hậu quả là Kut hoang phế này trở thành tượng đá nằm ngay trong làng Chất Thường.

 

Vì phong tục Chăm không cho phép duy trì tượng Kut trong thôn ấp, các bô lão Chăm yêu cầu chính quyền thôn Chất Thường phải dời Kut hoang phế này vào năm 1989 đến một địa điểm khác không có dân cư, cũng nằm về phía đông của Palei Baoh Dana. Khi dời đến địa điểm mới,  Kut này được cúng tế nghiêm chỉnh theo phong tục Chăm Balamon, đặt dưới quyền chỉ đạo của Po Ahia đại diện cho đền Po Klong thời đó, vì Chất Thường là thôn trực thuộc đền Po Klaong.

 

Sau năm 1989, thôn Chất Thường càng ngày càng nới rộng cho đến biên giới của Kut hoang phế. Kể từ đó, địa điểm mới của Kut hoang phế này đã trở thành nơi tập trung các đống rác ô uế của dân làng. Trước sự kiện dơ bẩn này, một số bà con Chăm ở thôn Chất Thường lấy làm thương xót cho thân phận của Kut hoang, kéo theo những hiện tượng lên đồng lên bóng cho rằng Kut hoang phế này muốn di tản đến nơi khác khang trang và sạch sẽ hơn, nếu không Kut sẽ trừng phạt vô cùng nặng nề những người còn sống trong thôn này.

 

Vì lòng tin vào thần linh, một số bà con Chăm thôn Chất Thường tự tiện dời Kut hoang phế này tới một địa điểm mới nằm gần khu vực trường tiểu học của thôn Chất Thường vào đầu năm 2015, nhưng không hỏi quan điểm của dân làng trong thôn và cũng không tham khảo ý kiến của Po Adhia thuộc đền Po Klaong, người chịu trách nhiệm về nghi lễ di dời Kut theo phong tục Chăm.

 

kut 20-1
Kut hoang dời vào thôn Chất Thường vào đầu năm 2015

 

Nguyên nhân của sự khủng hoảng

 

Sự di dời Kut hoang vào thôn Chất Thường đã đưa bà con Chăm của thôn này chi thành hai phe nhóm rỏ rệt:

 

• Nhóm muốn đưa Kut hoang vào thôn để thờ cúng

 

Đối với bà con Chăm đã có lòng tin vào hiện tượng lên đồng lên bóng, việc di dời Kut hoang phế đến địa điểm mới khang trang và sạch sẽ hơn trong thôn làng, là vấn đề cần thiết đối với lòng tin của mình và biểu tượng cho sự tôn kính của người còn sống đối với những người quá cố, dù Kut này chỉ là tảng đá hoang phế, không tên tuổi đi nữa. Tiếc rằng sự di dời Kut này vào thôn làng không có sự đồng ý của bà con Chăm trong thôn và cũng không hỏi ý kiến của Po Adhia thuộc đền Po Klaong Garai, đã trở thành chủ đề đi ngược lại với phong tục tập quán của dân tộc Chăm. Dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, hành động này có thể bị ghép vào tội đào mồ mã người Chăm trái phép, sẽ bị trừng phạt vô cùng nặng nề.

 

• Nhóm không không chấp nhận có tượng Kut trong thôn làng.

 

Đối với bà con Chăm không tin vào hiện tượng lên đồng lên bóng, thì việc di dời Kut hoang vào thôn làng của họ, nhưng không có lễ nghi đúng theo phong tục Chăm và không có sự đồng ý của Po Adhia thuộc đền Po Klaong, đã trở thành một hiện tượng gây bao hoang mang và sợ sệt. Vì họ cho rằng Kut hoang này sẽ trở về quấy rầy gia đình và thân nhân của họ.

 

Hậu quả của cuộc di dời Kut

 

Sự ra đời của hai nhóm này đã biến Kut hoang trở thành chủ đề tranh chấp giữa bà con Chăm trong thôn Chất Thường. Một số người thì muốn Kut hoang trở về nằm trong thôn xóm để thờ cúng, trong khí đó một số người khác thì không chấp nhận Kut hoang này nằm trong biên giới thôn xóm của họ. Chính đó là nguyên nhân giải thích cho vấn đề khủng hoảng liên quan đến Kut hoang đã đưa đẩy bà con Chăm thôn Chất Thường phải cấu xé lẫn nhau. Và sự khủng hoảng này có thể gây ra bao hậu quả khác mà không ai có thể đo lường được trong tương lai. Vì một số ý kiến cho rằng nếu người Chăm thôn Chất Thường có quyền dời Kut hoang vào trong thôn của mình để cúng tế không cần hỏ ý kiến của các bậc tu sĩ, thì những người Chăm khác cũng có quyền bứng cả tượng Po Klaong Garai hay Po Rome đưa vào thôn xóm của mình để thờ phượng. Chính đó là trọng tâm của đề mà dân tộc Chăm hôm nay nên suy xét lại một cách nghiêm túc hầu bảo tồn phong tục tập quán do cha ông để lại.

 

Chính quyền không nên nhúng tay vào tín ngưỡng người Chăm.

 

Việc tranh chấp Kut hoang ở thôn Chất Thường là vấn đề tín ngưỡng nằm trong nội bộ giữa người Chăm. Theo phong tục Chăm, Po Adhia thuộc đền Po Klaong là nhân vật duy nhất mới có đủ tư cách pháp lý phong tục để đưa ra quan điểm của mình liên quan đến việc di dời Kut hoang ở thôn Chất Thường. Tiếc rằng, chính quyền Việt Nam lại nhúng tay vào vụ việc bằng cách kết tội bà con Chăm tin vào Kut hoang là những người mê tín dị đoan và ra lệnh cho công an đàn áp người Chăm tin vào Kut hoang này. Thêm vào đó, chính quyền còn đưa Po Adhia Đô thuộc đền Po Rome, nhân danh phó chủ tịch Hội Đồng Chức Sắc Chăm do nhà nước vừa thành lập, đứng ra giải quyết vấn đề.

 

Sự hiện diện của Po Adhia Đô trong vụ việc này càng làm bùng cháy thêm sự tranh chấp.  Đối với người Chăm thôn Chất Thường, Po Adhia Đô không có vai trò gì trong đời sống tâm linh của họ, vì hai lý do sau đây:

 

• Po Adhia Đô là bậc tu sĩ thuộc đền Po Rome, không có quyền xen lấn vào nội bộ tín ngưỡng của thôn làng Chăm thuộc đền Po Klaong, tập trung 4 thôn sau đây:  Baoh Dara, Baoh Bani, Caok, Blang Kacak. Vì bậc tu sĩ có thẩm quyền trên 4 thôn này phải là Po Adhia thuộc đền Po Klaong.

 

• Po Adhia Đô là phó chủ tịch của Hội Đồng Chức Sắc Chăm Balamon do nhà nước Việt Nam vừa mới thành lập, tức là cơ quan đại diện cho các tu sĩ Chăm Balamon theo cơ chế của nhà nước, chứ không phải đại diện cho lòng tin của bà con Chăm Balamon. Chính vì nguyên nhân đó, tiếng nói của Po Adhia Đô trong vụ việc Kut hoang ở thôn Chất Thường đã trở thành vấn đề gai góc, không phù hợp với phong tục tập quán Chăm.

 

Câu hỏi mà người Chăm cần nêu ra tại sao chính quyền Việt Nam không yêu cầu Po Adhia thuộc đền Po Klaong, người đại diện cho dân làng thôn Chất Thường về mặt pháp lý phong tục,  để giải quyết vấn đề mà lại dựa vào Po Adhia Đô, một nhân vật mà bà con Chăm không đặt niềm tin cho lắm vì nhiều lý do mà chúng tôi không muốn nêu ra ở đây.

 

• Lời tuyên bố Po Adhia Đô cho rằng những người Chăm thôn Chất Thường không nghe lời lý giải của ông về Kut hoang, sẽ bị loại trừ ra khỏi sổ của người Chăm Balamon trong việc tang tế. Đây là lời tuyên bố hoàn toàn phi lý. Vì rằng Po Adhia Đô là tu sĩ thuộc đền Po Rome và dù ông là phó chủ tịch Hội Đồng Chức Sắc Chăm do nhà nước Việt Nam thành lập đi nữa, không có quyền  đứng ra xoá sổ Chăm Balamon thuộc đền Po Klaong Garai. Cũng vì lời tuyên bố này đã làm cho bà con Chăm tin vào Kut hoang ở thôn Chất Thường càng thêm phẩn nộ, đưa đẩy họ đến đường cùng: nếu họ bị xoá ra khỏi sổ của Chăm Balamon, thì họ sẽ chạy theo Thiên Chúa và Tin Lành, để cho êm vấn đề.

 

• Hết vấn đề Po Adhia Đô, chính quyền Việt Nam còn kết tội bà con Chăm tin vào Kut hoang ở thôn Chất Thường là những người mê tín dị đoan, ra lệnh cho công an đàn áp họ. Lời kết tội của chính quyền chỉ châm thêm ngọn lữa. Vì rằng, việc thờ kính Kut hoang là yếu tố tín ngưỡng thiêng liêng của người Chăm mà chính quyền Việt Nam phải tôn trọng. Tôn kính và phụng thờ Kut hoang là quyền thiêng liên của dân tộc Chăm đối với người quá cố, chứ  không phải là thái độ mê tín dị đoan mà chính quyền Việt Nam đã gán cho họ. Nếu cho rằng bà con Chăm tin vào tượng đá của Kut  là mê tín dị đoan, thì người Việt Nam thờ kính tượng Hồ Chí Minh cũng là thành phần mê tín dị đoan, không hơn không kém.

 

Nếu người Chăm tôn thờ tượng  Kut, thì Kut này chẳng mang  lợi lộc gì cho họ. Và nếu người Việt Nam tin vào tượng Hồ Chí Minh, thì Bác Hồ chẳng cho họ đồng xu nào. Kề từ đó, tôn thờ tượng Kut hay tôn thờ tượng Hồ Chí Minh đã trở thành yếu tố tín ngưỡng ăn sâu vào đời sống tâm linh của từng người. Vì rằng, mọi tín ngưỡng dù là tín ngưỡng của người Chăm hay người Kinh đều có giá trị ngang nhau. Nhân danh dân tộc lớn tại quốc gia Việt Nam đa chủng tộc, không ai có quyền lý giải rằng những gì người Chăm tôn thờ là “mê tín dị đoan” và những gì người Kinh tôn thờ là “tín ngưỡng chân chính”.

 

kut 20-2
Người Chăm đang sùng bái Kut hoang

 

Thế nào là giải pháp cho vấn đề khủng hoảng này

 

Trước năm 1975, dân tộc Chăm có qui chế riêng biệt về hệ thống tổ chức đời sống tâm linh. Mọi vấn đề liên quan đến tín ngưỡng Chăm đều phải giải quyết theo phong tục tập quán của dân tộc này. Chất Thường là thôn Chăm trực thuộc đền Po Klaong Garai. Kể từ đó, mọi vấn đề liên quan đến tín ngưỡng của thôn Chất Thường đều phải do Po Adhia thuộc đền Po Klaong Garai giải quyết. Chính vì thế, vấn đề di dời Kut hoang ở thôn Chất Thường phải thuộc về thẩm quyền của Po Adhia Po Klaong, chứ không phải thầm quyền của Po Adhia Đô thuộc đền Po Rome và cũng không phải thẩm quyền của cơ quan công an hay chính quyền Việt Nam nữa.

 

Theo phong tục của người Chăm Balamon, vấn đề Kut hoang của thôn Chất Thường chỉ nằm vào hai giải pháp:

 

• Trường hợp 1

Với tư cách là bậc tu sĩ đại diện cho Chăm Balamon ở thôn Chất Thường, Po Adhia trực thuộc đền Po Kaong có quyền đưa ra quyết định duy trì trì Kut hoang trong biên giới của thôn Chất Thường, như một số bà con Chăm yêu cầu. Nếu trường hợp này xảy ra, thì chính quyền thôn Chất Thường phải làm lễ cúng tế Kut hoang một cách nghiêm túc theo phong tục Chăm, với điều kiện là những người tin vào Kut hoang phải chịu hoàn toàn chi phí. 

 

 • Trường hợp 2

Po Adhia thuộc đền Po Klaong cũng có quyền yêu cầu di dời Kut hoang này sang chổ khác, có địa điểm phù hợp hơn và khang trang hơn, vì theo phong tục của người Chăm, tượng Kut không thể nằm trong thôn làng được. Trong trường hợp này, chính quyền thôn Chất Thường phải cấp miếng đất nào đó ở ngoài thôn xóm để làm nơi thờ phụng cho Kut hoang và bà con Chăm tin vào Kut hoang phải đứng ra đóng góp để trả cho chi thu về nghi lễ.

 

Đây là hai giải pháp về Kut hoang dựa vào phong tục tập quán Chăm đã lưu hành cho đến thời Việt Nam Cộng Hoà. Nhưng liệu bà con Chăm thôn Chất Thường đang sống dưới chế độ cộng sản, có còn chấp nhận Po Adhia thuộc đền Po Klaong là người đại diện cho đời sống tâm linh của họ hay không, thì đó là vấn khác nữa.

 

kut 20-3
Quang cảnh Kut hoang trong thôn Chất Thường

 

* *

 

Dân tộc Chăm đã mất quê hương và tồ quốc. Hôm này họ tiếp tục mất cả lòng tin vào hệ thống tâm linh do các bậc tu sĩ chủ trì, vì sức ép của chính quyền Việt Nam can thiệp quá nhiều vào nội bộ tín ngưỡng của dân tộc này.

 

Kể từ ngày đảng cộng sản Việt Nam lên nắm chính quyền vào năm 1975, hiện tượng Kut hoang ở thôn Chất Thường chỉ là một trong những biến cố đau buồn và chua cay khác, đang diễn ra trong xã hội Chăm và đã làm sụp đổ cả phong tục tập quán và di sản văn hoá Chăm do cha ông để lại:

 

• Đền tháp Chăm bị chính quyền Việt Nam bao vây không cho người Chăm vào thăm viếng; thần linh Chăm bị chính quyền ép buộc để làm thuê cho khách du lịch hầu lấy tiền; thần linh Chăm bị ngộp thở vì người Kinh đốt quá nhiều nhan khói trong đền tháp và một số thần linh Chăm bị khống chế buộc phải mang trên đầu hình tượng Phật Giáo như trong đền Po Klaong Garai

 

• Nghĩa trang Chăm Balamon bị người Kinh khống chế để đưa tượng Bồ Tát người Kinh vào thờ phượng; Nghĩa trang Chăm Bani cũng bị cắt xén để làm trục giao thông, buộc người Chăm phải di dời Ghul Rak của họ.

 

• Thôn làng Chăm Bani bị người Kinh chiếm đóng để lấy đất làm Đàn Tiến Nông của họ, không liên hệ gì với văn hoá Chăm

 

• Akhar Thranh Chăm truyền thống bị người Chăm chỉnh lý, cải biến và cải cách một cách “ngu xuẩn” để trở thành chữ viết Chăm có “paoh gak” lai căng mất gốc.

 

• Lễ Kate của Chăm Balamon cũng bi người Chăm cải biến một cách tuỳ tiện nhằm năng cao lòng ái quốc của người Chăm, để rồi hôm nay Kate của Chăm Balamon trở thành ngày quốc khánh Champa có bài quốc ca, có một phút mặt niệm, có vòng hoa chiến thắng đặt trước đài chiến sĩ làm bằng giấy sơn màu. Kể từ đó, những người Chăm nào không tham gia Kate này bị kết tội là những người phản quê hương và phản dân tộc, v.v.

 

• Múa Apsara loả thể trần truồng và dơ bẩn do người Kinh chế biến để rồi gán tên gọi là múa Shiva, nhưng người Chăm lại hùa theo, làm theo và cho đó là múa truyền thống của dân tộc này, v.v.

 

Hy vọng rằng dân làng Chăm thôn Chất Thường sẽ có ý thức rỏ ràng hơn về qui luật dời Kut hoang, phù hợp với phong tục tập quán của người Chăm. Hy vọng rằng Po Adhia thuộc đền Po Klaong có giải pháp thiết thực hơn để làm êm dịu lại vấn đề tín ngưỡng của người Chăm đang bùng cháy. Và hy vọng rằng chính quyền Việt Nam không dùng quyền lực công an để nhúng tay vào nội bộ tính ngưỡng của người Chăm nữa.

 

Và cũng mong rằng người Chăm Balamon không thể bỏ quên bài học cũ dưới thời Việt Nam Cộng Hoà liên quan đến cuộc tranh chấp đổ máu về vụ tôn chức Po Adhia thuộc đền Po Rome đã đưa đẩy chính quyền Việt Nam phải nhúng tay vào nội bộ tín ngưỡng Chăm. Theo phong tục, ông Bac Bằng (thôn Mỹ Nghiệp) được hội đồng tu sĩ bầu lên làm Po Adhia thuộc đền Po Rome với sự ủng hộ của trung tá Lương Vận (quận trưởng quận An Phước) và thiếu tá Dương Tấn Sở (nguyên quận trưởng quận An Phước). Ngược lại, ông Bac Daoh (thôn Bầu Trúc), có sự ủng hộ của dân biểu Lưu Quang Sang, cũng đứng ra tranh dành chức Po Adhia thuộc đền Po Rome, mặc dù ông này bị tàn tật ở bàn tay và là tu sĩ thuộc đền Po Nagar, không có quyền giữ chức Po Adhia thuộc đền Po Rome.  Sự tranh chấp này lôi kéo cả dân làng Chăm của ông Bac Bằng và ông Bac Daoh vùng dậy, dùng cả dao búa để chống đối nhau ngay trên tháp Po Rome, kéo theo sự nhúng tay của chính quyền Việt Nam để giải quyết vấn đề an ninh.

 

Tìn ngưỡng là vấn đề rất nhạy cảm. Dân tộc Chăm cần phải có ý thức hệ cao để giải quyết vấn đề trong tinh thần tôn trọng phong tục Chăm và lòng tin của người khác.