Nhìn lại những hình ảnh của chiến sĩ Fulro đã tử trận Print
Written by BBT Champaka   
Tuesday, 22 September 2015 06:10
fulro 1-00
Hiệu kỳ Fulro

Nhân ngày kỷ niệm 51 năm của cuộc vùng dậy Fulro (1964-2015), Ban Biên Tập Champaka.info xin dành một trang để nói đôi lời kính cẩn về những ai đã hy sinh xương máu trên bải chiến trường Fulro, cũng vì dân tộc và quê hương thân thương Champa. Những hình ảnh mà chúng tôi đăng trong bài viết này chỉ có mục tiêu duy nhất để cho gia đình hay người thân thấy tận mắt  những ai đã ra đi vì dân tộc nhưng không bao giờ trở lại, dù họ là quí nhà lãnh đạo hay những chiến sĩ Fulro vô danh đi nữa.

   

Chúng tôi biết rằng những hình ảnh đăng trên trang web này có thể mang lại bao thống khổ và đau thương cho những bà con Chăm có thân nhân tham gia trong phong trào Fulro, vì sự bất công của thời cuộc. Họ là gia đình của những người Chăm bất hạnh và thiếu may mắn. Vì rằng biến cố 1975 đã đưa đẩy rất nhiều người Chăm ra đi ở xứ lạ quê người, nhưng năm nào cũng trở về quê hương thăm gia đình, với báo túi tiền đola để tiêu xài thoải mái, trong khi đó cũng có người Chăm  ra đi tham gia phong trào Fulro nhưng không bao giờ trở lại và cũng không để tang tích thân xác hiện nằm ở đâu. Một số chiến sĩ khác còn sống xót, như Ts. Po Dharma, cũng bị chế độ Việt Nam ngân cấm trở về thăm cha mẹ và quê cha đất tổ gần một nữa thế kỷ qua, vì tội trung thành với tập đoàn Fulro, tiếp tục đấu tranh để phục hưng Champa độc lập. Kể từ đó, người Chăm ra đi rồi nằm xuống trên chiến trường không bao giờ trở lại và người Chăm ra đi được trở về thăm quê hương có có túi tiền đola và người ta đưa rước, đã trở thành một chủ đề nhạy cảm trong bối cảnh lịch sử của xã hội Chăm hôm nay. Càng thấy Chăm Kiều về thăm nhà càng làm đau xót thêm cho những bà mẹ người Chăm có thân nhân của mình đã bỏ xương máu trên trận địa Fulro, không người thăm hỏi và cũng không có ai nhắc đến.

 

Đối với chúng tôi, lịch sử đấu tranh cho dân tộc là thế, lúc nào cũng có kẻ khóc và người cười. Cũng có “Kẻ khóc”, vì thành viên trong gia đình của mình ra đi đấu tranh, nhưng đã nằm xuống để rồi không bao giờ trở lại. Cũng có “Người cười” vì họ thích ở lại quê hương, xum vầy vói cha mẹ và bà con xa gần, ngày đêm chỉ lo lao động để nuôi thân và gia đình, ai chết thì mặc ai.

 

Và lịch sử của các cuộc cách mạng là thế, lúc nào cũng có kẻ hy sinh và người chống đối. Cũng có những “kẻ hy sinh cho cách mạng” vì lòng dũng cảm không chấp nhận cúi đầu trước đối tượng thù địch, dấn thân vào chiến trường Fulro để bảo vệ cho danh dự và quyền lợi của dân tộc với bất cứ giá nào. Và cũng có “người chống đối cách mạng”, vì họ chỉ thích dựa vào đối tượng thù địch của dân tộc để hưởng chút ít lợi lộc, dù đó là vật chất nhỏ nhoi, danh vọng hay tiếng tâm. Lời bôi bác chống Fulro của bà Thuận Thị Trụ (phu nhân cũa Inrasara) viết trong tác phẩm  “Tập đoàn Fulro phản động” của Ngôn Vĩnh và những lời rêu rao nói xấu và chê bai Fulro của Nguyễn Văn Tỷ (Chăm thôn Phước Nhơn) trong những ngày đình đám và tiệc tùng của người Chăm ở quê nhà là hai thí dụ điển hình nhất.

 

Fulro đã mang lại những gì cho dân tộc Chăm và Tây Nguyên

 

Fulro là chữ viết tắt của Front Unifié de Lutte des Races Oprimées, tức là Mật Trận Đấu Tranh Thống Nhất của Dân Tộc Bị Áp Bức, do Thiếu Tường Les Kosem (Chăm Campuchia) và Y Bham Enoul (gốc Radhe, Việt Nam) lãnh đạo. 

Đây là phong đấu tranh vũ trang vùng dậy ở Sapar vào đêm 19-9-1964, sau đó xua quân chiếm  đóng khu vực Tây Nguyên và chiếm đài phát Banmethuot để phổ biến yêu sách của mình nhằm đòi quyền Champa độc lập. Trước sức ép của quân đội Hoa Kỳ, Fulro rút quân về hậu cứ ở Mondulkiri nằm trên lãnh thổ Campuchia. 

 

Dựa vào sự yểm trợ của quân đội hoàng gia Campuchia, mật trận Fulro thường xua quân chống phá khu quân sự ở Tây Nguyên hầu gây áp lực, buộc chính phủ Việt Nam phải thương thuyết để giải quyết những yêu sách cũa mật trận này. Cũng nhờ sức ép của Fulro, chính quyền Saigon chấp nhận dành cho dân tộc Chăm và Tây Nguyên nhiều quyền ưu đãi trên mọi mặt, từ kinh tế, xã hội, giáo dục cho đến quyền cơ bản của con người. Bên cạnh đó, nhà nước Việt Nam còn ban cho hai dân tộc này quyền làm chủ trên đất đai của mình, tức là quyền ngân cấm người Kinh xâm nhập vào lãnh thổ của họ. Kể từ đó, dân tộc Chăm và Tây Nguyên rất được người Kinh kính trọng. Có vấn đề gì thì hai dân tộc này cứ chạy vào Saigon để thưa trình với Bộ Phát Triển Sắc Tộc mà Bộ Trưởng là người do Fulro chỉ định.

 

Vì nghĩa vụ, hàng ngàn chiến sĩ Fulro đã tử trận

 

Sống dưới lá cờ Fulro trong quốc gia Việt Nam đa chủng tộc, dân tộc Chăm và Tây Nguyên đã hưởng thật sự quyền thiêng liêng của con người, đó là quyền tự quyết trên định mệnh kinh tế, văn hoá và phong tục tập quán của mình. Nhưng muốn đạt đến mục tiêu này, Fulro phải trả một giá quá đắt về nhân mạng. Hàng ngàn chiến sĩ Fulro đã hy sinh trên bãi chiến trường của súng đạn, gục ngã trên trận địa đầy vũng máu và chấp nhận bỏ lại thân xác của mình trên mồ hoang ở xứ lạ quê người, không người viếng thăm và cũng không có ai nhắc đến. Đây là thực trạng của xã hội Chăm hôm nay. Vì đa số dân tộc này chỉ thích tôn vinh cho những người còn sống, chứ không có ai bỏ thì giờ để nhắc đến những chiến sĩ đã nằm xuống.

 

Ai cũng biết, lịch sử đấu tranh của bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng là những cuộc chiến đẫm máu. Nhưng xương máu không phải là công cụ để phục vụ cho chiến tranh mà là phục vụ cho hoà bình, cho tự do và cho quyền tự quyết của con người. Fulro là tổ chức đấu tranh đòi quyền sống cho dân tộc không thể thoát ra khỏi qui luật đẩm máu này. Chính vì nguyên nhân đó, những chiến sĩ Fulro đã chấp nhận nằm xuống, không ngày trở về quê hương. Họ chết vì nghĩa vụ đối với lịch sử và họ cũng không muốn ai cám ơn hay tôn vinh họ là những bậc chiến sĩ. Nhưng họ cũng không chấp nhận một số người Chăm có thái độ làm tay sai cho chế độ đễ lên án tổ chức Fulro là tập đoàn phản động không mang lợi ích gì cho dân tộc. Thành viên Fulro là những chiến sĩ đã nằm xuống. Dù họ chưa mang lại cho dân tộc Champa những nguyện vọng chính đáng như ý muốn, nhưng họ đã hy sinh bản thân của họ trên bãi chiến trường, vì danh dự của tên gọi Champa. Người còn sống, nếu không ưa thích Fulro vì lý do gì đó, thì cũng không nên bêu xấu những người đã nằm xuống, vì nghĩa vụ đối với quê hương Champa thân thương này.

 

Hôm nay, tổ chức Fulro không còn nữa, nhưng danh xưng Fulro đã trở thành bóng hình luôn luôn bay lượn trong ký ức của dân tộc. Kể từ đó, Fulro không còn ám chỉ cho mật trận giải phóng Champa nữa, mà là biểu tượng linh hồn của phong trào đấu tranh để giải phóng dân tộc Champa bị áp bức. Hay nói một cách khác, mỗi người Chăm hay Tây Nguyên khi lọt ra khỏi lòng mẹ, họ tự nhận họ là Fulro rồi. 

 

Và hôm nay, Fulro không còn nữa. Kề từ đó, định mệnh sống còn của dân tộc Chăm hoàn toàn nằm trong bàn tay của người Chăm và tuỳ thuộc vào ý thức hệ đấu tranh của dân tộc này. Không ai mang lại cho dân tộc Chăm quyền tự quản và tự quyết, nếu dân tộc Chăm không dấn thân vào con đường để tìm giải pháp cho quyền sống của mình.

 

Nhân ngày kỷ niệm 51 năm của cuộc vùng dậy Fulro (19-9-1964), Ban Biên Tập Champaka xin cúi đầu kính cẩn trước vong linh của những chiến sĩ Fulro đã nằm xuống vì dân tộc và xin ấn hành lại những hình ảnh của chiến sĩ đã tử trận mà Ts. Po Dharma đã dày công tìm kiếm hầu giúp gia đình của họ có thể nhìn thấy lại ai là người thân của mình.

 

Ts. Po Dharma là thành viên gia nhập Fulro kể từ năm 1968, được xem như là một trong 4 thành viên Fulro gốc Chăm Panduranga còn sống hôm nay, vì tất cả người khác có trên hình đã tử trận. Là nhân vật đã từng mang thương tích trên chiến trường Fulro vào năm 1970, Po Dharma vẩn tiếp tục góp phần vào những công trình bảo vệ cho quyền lợi và di sản cho dân tộc. Hết cầm súng để chiến đấu vì hoàn cảnh chính trị cho phép, hôm nay Po Dharma lại cầm ngòi bút để đấu tranh bằng cách hình thành phong trào truyền bá di sản văn hoá và lịch sử Champa trên thế giới qua các các công trình nghiên cứu viết bằng tiếng Pháp, Mã và Việt. Cũng nhờ sự giúp đở của Ts. Po Dharma, Ban Biên Tập chúng đó cơ hội để đăng tải những hình ảnh của chiến sĩ Fulro đã nằm xuống. Xin chú thích ở đây: tất những chiến sĩ Fulro có mặt trên hình ảnh này, đã tử trận không còn ai sống xót, ngoại trừ Po Dharma, Nguỵ Văn Nhuận, Châu Văn Tần và Thuận Thị Tru.

 

BBT Champaka xin cúi đầu kính cẩn trước vong linh của

những chiến sĩ Furlo đã nằm xuống có hình ở dưới đây:

 

fulro bia 1-1
 

Xin bấm vào đây để xem hình ảnh

 

fulro bia 2-1

Xin bấm vào đây để xem hình ảnh

 

Phụ lục

Thành viên Fulro còn sống

 

fulro bia 3

Xin bấm vào đây đẻ xem hình ảnh

 

 

fulro 1
Hiều kỳ Fulro
fulro 2
Hiều kỳ Mật Trận Giải Phóng Champa