Hội Đồng Sư Cả Chăm Bani truất phế Nguyễn Văn Tỷ ra khỏi tổ chức Print
Written by BBT Champaka.info   
Wednesday, 22 March 2017 06:34
hoi 10
Nguyễn Văn Tỷ

Nguyễn Văn Tỷ là trí thức Chăm, xuất thân từ trường trung học Pháp, đã từng làm hiệu trưởng trường Po Klaong và điều hành Ban Biên Soạn Chữ Chăm trong nhiều năm. Trước năm 2006, Nguyễn Văn Tỷ là thần tượng của tầng lớp trí thức Chăm trong và ngoài nước, kể cả Ts. Po Dharma, người đã từng xem ông là bậc thầy và dành cho ông rất nhiều ân huệ so với những người khác.

Tiếc rằng, gần một thập niên qua, Nguyễn Văn Tỷ, vì quá tham lam với danh vọng và quyền lực, tự bán rẻ bản thân và danh dự của mình bằng cách lao đầu vào những cuộc gây rối xã hội, chống phá những người trí thức Chăm không đồng tình với chữ Chăm cải biến có “paoh gak”, dùng các chiêu bài bẩn thỉu và chiến lược ô uế mà Champaka.info đã từng đưa ra ánh sáng và khuyên ông nên chấm dứt những hành động dơ bẩn này.

 

 

Bản án vô cùng nhục nhã

 

Cũng vì bản tính thâm độc của một nhà trí thức Chăm thiếu đạo đức, tham quyền và danh vọng, có bản chất “ăn cháo đá bát” , Nguyễn  Văn Tỷ lại viết thư ngày 17-2-2017 nhằm tố cáo một người Chăm vô tội như Ts. Thành Phần trước Hội Đồng Sư Cả Hồi Giáo Bani và bản sao lại gởi đến Sở Nội Vụ và Ban Tôn Giáo Tỉnh Ninh Thuận, tức cơ quan chính quyền Việt Nam không có liên hệ gì trong nội bộ phong tục tập quán của người Chăm.

 

Ngày 20-2-2017 Hội Đồng Sư Cả Hồi Giáo Bani mở phiên hợp xét thấy Nguyễn Văn Tỷ không đủ tư cách, phẩm chất đạo đức, đề nghị Chủ tích Hội Đồng Sư Cả quyết định xoá bỏ tên Nguyễn Văn Tỷ ra khỏi danh sách thành viên của Hội Đồng Sư Cả Hồi Giáo Bani.

 

Ngày 20-2-2017 đánh dấu một bước ngoặc mới trong cuộc đời của Nguyễn Văn Tỷ, một nhân vật đã từng đóng vai thần tượng trong xã hội Chăm nhưng hôm nay bị cộng đồng trí thức Chăm truất phế từ mấy năm qua về tội bảo vệ cho chữ Chăm có “paoh gak”, bị giới thanh niên và sinh viên khinh thường vì không đóng vai nghiêm túc của bậc thầy và đàn anh, sau cùng bị Hội Đồng Sư Cả của 7 Thánh Đường Chăm Bani tẩy chay và trục xuất ra khỏi tổ chức.

 

Nguyễn Văn Tỷ năm nay đã cao tuổi. Người ta thường nói: “Cọp chết để da, người ta chế để tiếng”. Nhưng Nguyễn Văn Tỷ chết đi để “tiếng” hay là để lại “tai tiếng”: Tai tiếng vì sống không có đạo đức, ăn cháo đá bát, hiềm thù người Chăm đồng tộc, khinh thường người khác kể cả các bậc tu sĩ trong Hội Đồng Sư Cả Chăm Bani.

 

Nguyễn Văn Tỷ đừng quên rằng Hội Đồng Sư Cả Chăm Bani là cơ quan tối cao đại diện tinh thần cho dân tộc Chăm Awal và Ahier. Một khi đã bị Hội Đồng Sư Cả Chăm Bani truất phế ra khỏi tổ chức, thế thì Nguyễn Văn Tỷ sẽ sống với ai đây? Làm sao Nguyễn Văn Tỷ có thể ngưỡng đầu để vào thánh đường sinh hoạt với các bậc tu sĩ Bani như xưa nũa? Còn đâu là mặt mũi để nói chuyện với bà con Chăm một khi Nguyễn Văn Tỷ bị Hội Đồng Sư Cả Chăm Bani loại trừ ra khỏi cộng đồng. Đây là bản án vô cùng nhục nhã đối với một vi trí thức Chăm chưa từng xảy ra trong lịch sử của dân tộc này.

 

Đối với phong tục tập quán Chăm, các vị tu sĩ Awal và Ahier là những nhân vật thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Người ta dùng thuật ngữ Po (ngài) đê xưng hô với các tu sĩ, chứ không phải dùng cum từ Ong (ông). Khinh thường các bậc tu sĩ là hành động phản văn hoá và chống lại phong tục tập quán của dân tộc Chăm. Chính vì thái độ khinh thường cộng đồng tu sĩ Chăm Bani, Nguyễn Văn Tỷ bị truất phế ra khỏi tổ chức của các vị tu sĩ này. Đây là bản án vô cùng nặng nề và hổ thẹn mà Nguyễn Văn Tỷ phải mang nặng trên vai cho đến ngày tắt thở.

 

Sau đây những quyết định liên quan đến Nguyễn Văn Tỷ ghi trong biên bản phiên họp của Hội Đồng Sư Cả Hồi Giáo Bani tổ chức vào ngày 20-2-2017 tại thôn Văn Lâm.

 

hoi 20-1

 

Biên Bản Phiên Họp

 

Ngày 17-2-2017 Nguyễn Văn Tỷ gửi cho Hội Đồng Sư Cả Hồi Giáo Bani tỉnh Ninh Thuận một bức “thư cáo lỗi”. Khi nhận được thư này, Chủ tịch Hội Đồng Sư Cả là Sư cả Nguyễn Lài đã triệu tập cuộc họp ngày 20-2-2017 vào lúc 8 giờ 00 tại tư gia Văn Lâm để xem xét nội dung “thư cáo lỗi” này và đồng thời xin ý kiến hướng giải quyết nội dung thư cáo lỗi nêu trên.

 

Thành phần tham dự cuộc họp:

 

1.- Sư cả Nguyễn Là, Chủ tịch Hội Đồng Sư Cả

2.- Imâm Đạo Văn Thị, Phó chủ tịch

3.- Sư cả Châu Minh Hương, Phó chủ tịch

4.- Imâm Từ Công Dư, Phó chủ tịch

5.- Ông Đồng Dương Long, Uỷ viên thư ký

6.- Ông Não Văn Sáu, Uỷ viên

7.- Ông Trượng Thanh Anh, Trưởng ban phong tục

8.- Bà Thiên Thị Nin, Trưởng ban phụ nữ

9.- Thập Liên Trưởng, Thư ký Ban Giáo Lý

 

Sau khi nghe nội dung trong “thư cáo lỗi” của ông Nguyễn Văn Tỷ, tất cả thành viên Hội Đồng Sư Cả có mặt tại cuôc họp nhận xét như sau:

 

1). Trong thư, Nguyễn Văn Ty viết rằng một số thành viên của Hội Đồng Sư Cả có nhã ý mời ông làm cố vấn giúp đở cho Hội Đồng Sư Cả.

 

Biên bản họp trả lời:

Hội Đồng Sư Cả có nhã ý mời Nguyễn Văn Tỷ làm thành viên của tổ chức nhiệm kỳ III (2016-2021), chứ không ai mời Nguyễn Văn Tỷ làm cố vấn. Thêm vào đó, biên bản họp khẩn định rằng không có Ban Cố Vấn trong Hội Đồng Sư Cả Hồi Giáo Bani Ninh Thuận như Nguyễn Văn Tỷ nêu ra.

 

2). Trong thư, Nguyễn Văn Ty đưa ra câu hỏi tại sao lại có quyết định cho ông thôi việc trong Hội Đồng Sư Cả ?

 

Biên bản họp trả lời:

Việc Hội Đồng Sư Cả cho Nguyễn Văn Tỷ thôi việc là không đúng sự thật. Hội Đồng Sư Cả không hề có quyết định này. Thực sự chỉ có quyết định bổ sung nhân sự vào ban chấp hành Hội Đồng Sư Cả mà thôi. Chiếu theo quyết định số 7/QĐ/HDSCBN ngày 27-7-2016, điều 2 ghi rỏ ông Nguyễn Văn Tỷ là cán bộ hưu trí, nhiệm kỳ 1 có tham gia vào ban chấp hành một thời gian, tự ý nghĩ, nay vì lý do sức khoẻ không giới thiệu vào ban chấp hành Hội Đồng Sư Cả nhiệm kỳ III (2016-2021) nữa.

 

3). Nguyễn Văn Tỷ phản đối Hội Đồng Sư Cả xoá bỏ Ban tư vấn, Ban khôi phục và bảo tồn thổ mộ Chăm Bani và Ban tuyên truyền giáo dục.

 

Biên bản họp trả lời:

Trong đại hội chính thức nhiệm kỳ III (2016-2021) có Nguyễn Văn Tỷ tham dự. Tiếc rằng theo kết quả của đại hội, trong tổ chức của Hội Đồng Sư Cả không có Ban tư vấn, Ban khôi phục và bảo tồn thổ mộ Chăm Bani và Ban tuyên truyền giáo dục như Nguyễn Văn Tỷ nêu ra.

 

4). Nguyễn Văn Tỷ cho rằng vì không thầu được công trình xây dựng bức tường rào Ghur Darak Neh, thành ra Ts. Thành Phần tìm cách hiềm khích với ông.

 

Biên bản họp trả lời:

Công trình xây tường rào có đề ra, nhưng chưa có hồ sơ dự án thiết kế xây dựng một cách cụ thể, như vậy trên cơ sở nào để ông Thành Phần đấu thầu với công trình 2,8 tỷ đồng.

 

5). Nguyễn Văn Tỷ cho rằng vì không thầu được công trình xây dựng trụ sở của Hội Đồng Sư Cả với giá 1,2 tỷ, Ts. Thành Phần tìm cách chống phá ông.

 

Biên bản họp trả lời:

Hội Đồng Sư Cả chỉ nhờ Ts. Thành Phần giúp lập hồ sơ thủ tục cấp sổ đỏ và xin phép xây dựng trụ sở của Hội Đồng Sư Cả mà thôi. Việc đấu thầu công trình xây dựng trụ sở này không liên quan gì đến ông Thành Phần như Nguyễn Văn Tỷ nêu ra.

 

6). Nguyễn Văn Tỷ cũng cho rằng Ts. Thành Phần tìm cách chống phá ông vì Ts. Thành Phầm không xin được công trình in sách kinh cơ bản của Hồi Giáo Bani.

 

Biên bản họp trả lời:

Liên quan đến 3 tập sách kinh cơ bản do Hội Đồng Sư Cả yêu cầu, Ts. Thành Phần chỉ là người đứng ra soạn thảo công trình này. Ts. Thành Phần còn bỏ cả tiền túi để thực hiện dự án. Khi xong, Ts. Thành Phần đem hiến tặng cho Hội Đồng Sư Cả để photo ra phân phát cho mọi người, chứ không có dự án đấu thầu in sách như Nguyễn Văn Tỷ nêu ra.

 

7) Nguyễn Văn Tỷ cho rằng Ts. Thành Phần thao túng tung hoành việc làm của Hội Đồng Sư Cả .

 

Biên bản họp trả lời:

Hội Đồng Sư Cả là một tổ chức tôn giáo được hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban tôn giáo. Mọi hoạt động cụ thể đều đưa ra bàn bạc và thống nhất trước khi thực hiện. Cho nên Ts. Thành Phần không thể thao túng tung hoành việc làm của Hội Đồng Sư Cả như Nguyễn Văn Tỷ đưa ra.

 

hoi 20-2

 

10 tội của Nguyễn Văn Tỷ đối với Hội Đồng Sư Cả

 

Trong phần kết luận, phiên họp kê khai 10 tội của Nguyễn Văn Tỷ gây ra:

 

1.- Thư cáo lỗi của ông Nguyễn Văn Tỷ là bức thư trá hình nhằm đánh lừa người độc giả

 

2.- Lợi dụng danh nghĩa thành viên của Hội Đồng Sư Cả, Nguyễn Văn Tỷ phát tán bức thư khắp làng Chăm trong và ngoài tỉnh và gửi đến các cơ quan người Chăm làm việc. Ngoài ra, ông còn chủ động đưa lên các phương tiện truyền thông (facebook, internet, email…)

 

3). Lợi dụng lễ Hội Suk Yeng thiêng liêng của người Chăm Bani, Nguyễn Văn Tỷ cố ý gây rối làm hoang mang trong cộng đồng người Chăm

 

4). Toàn bộ nội dung trong thư cáo lỗi của Nguyễn Văn Tỷ hoàn toàn là bịa đặt, vu khống

 

5). Thư cáo lỗi của ông Nguyễn Văn Tỷ thể hiện ý đồ hạ uy tín Hội Đồng Sư Cả

 

6). Lợi dụng thư cáo lỗi bôi nhọ danh dự và nhân phẩm cá nhân ông Thành Quang Dũng và ông Thành Phần gây mất đoàn kết trong thành viên Hội Đồng Sư Cả và tín đồ Bani

 

7). Ông Nguyễn Văn Tỷ là một uỷ viên trong Ban chấp hành vô tổ chức, vô kỷ luật, thiếu tôn trọng Hội Đồng Sư Cả và đã có hành vi sai trái, không viết thư gởi trực tiếp cho Hội Đồng Sư Cả theo nguyên tắc hành chánh.

 

8), Ông Nguyễn Văn Tỷ không tuân thủ nguyên tắc tổ chức hành chánh đã phát tán “thư cáo lỗi” trước kh gởi đến Hội Đồng Sư Cả

 

9). Ông Nguyễn Văn Tỷ xem thường tổ chức Hội Đồng Sư Cả cố ý viết thư không ký tên đích danh của mình để gửi cho Hội Đồng Sư Cả và không thèm lắng nghe y kiến góp ý của các thành viên trong cuộc họp

 

10). Ông Nguyễn Văn Tỷ có thái độ vô tổ chức tự ý bỏ về giữa cuộc họp do chủ tịch Hội Đồng Sư Cả chủ trì

 

Đề xuất của phiên họp trục xuất Nguyễn VănTỷ

 

Cuộc họp xét thấy Nguyễn Văn Tỷ không đủ tư cách, phẩm chất đạo đức của một thành viên Hội Đồng Sư Cả . Đề nghị Chủ tích Hội Đồng Sư Cả Hồi Giáo Bani Ninh Thuận quyết định xoá bỏ tên Nguyễn Văn Tỷ ra khỏi danh sách thành viên của Hội HFSC nhiêm kỳ III.

 

Xin bấm vào đây để xem nguyên văn: Biên bản họp ngày 10-2-2017 của Hội Đồng Sư Cả Hồi Giáo Bani

 

Lời kết của BBT Champaka.info

 

Nguyễn Văn Tỷ là trí thức Chăm có tinh thần yêu quê hương và dân tộc, rất đam mê đấu tranh để xây dựng xã hội. Nhưng Nguyễn Văn Tỷ cũng là một nhân vật vô cùng mau thuẫn với chính bản thân ông. Xuất thân từ gia đình phong kiến, ông trở thành nhân vật phong kiến, háo danh và tham quyền để rồi quên đi giá trị đạo đức làm người, luôn luôn nuôi dưỡng bản chất rất thâm độc, sẳn sàng tiêu diệt không gớm tay những đối tượng nào không đồng tình với quan điểm của mình. Đây là vài dụ điển hình:

 

Biến cố thứ 1

Sau ngày hội thảo Kuala Lumpur 2006, tất cả đại biểu trong đó có Nguyễn Văn Tỷ đều ký vào biên bản yêu cầu nhà nước Việt Nam phải chỉnh sửa lại những sai lầm trong sách giáo trình dạy chữ Chăm. Khi trở về Việt Nam, Nguyễn Văn Ty lại qua lưng với chữ ký của mình sau đó tiếp tay với cơ quan an ninh viết hàng trăm thư nặc danh với mục tiêu bôi nhọ, phỉ báng, chà đạp và tẩy chay Ts. Po Dharma và Abd Karim (Lộ Trung Cân) về tội không đồng tình với chữ viết Chăm cải biến có “paoh gak” của Ban Biên Soạn.

 

Chỉ vì không đồng quan điểm với ông về vấn đề gì đó, Nguyễn Văn Tỷ có thể dùng mọi mưu thuật để triệt hạ người đồng tộc với bất cứ giá nào.

 

Biến cố thứ 2

Năm 2007, Ban Biên Soạn Chữ Chăm tổ chức hội thảo về ngôn ngữ chữ viết Chăm tại Ninh Thuận có sự hiện diện của bà Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục. Mục tiêu của hội thảo là vạch mặc và tảy chay những trí thức Chăm như Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Trương Văn Món…. không đồng tình với chữ Chăm cải biến của Ban Biên Soạn và tung ra chiến dịch chống phá Ts. Po Dharma qua nhiều chiến thuật dơ bẩn vả mất dạy, vỉ Po Dharma phản đối chữ Chăm có “paoh gak”.

 

Biến cố thứ 3

Năm 2011, Nguyễn Văn Tỷ không ngần ngại viết đơn gởi đến Bộ Giáo Dục Việt Nam để tố cáo Ts. Po Dharm là người nước ngoài muốn nhúng tay vào chữ viết Chăm và tẩy chay những trí thức Chăm như Pgs. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Trương Văn Món, Sử Văn Ngọc, v.v. về tội viết bài phân tích những sai lầm của Ban Biên Soạn đăng trong tác phẩm "Ngôn ngữ Chăm, thực trạng và giải pháp”.

Cũng vì những hành động thối nát này mà người Chăm hôm này thường gọi ông Nguyễn Văn Tỷ là ông “thầy kiện”.

 

• Biến cố 2017

Nhìn qua 3 biến cố đã xảy ra, chúng tôi không ngạc nhiên cho lắm khi nghe tin Nguyễn Văn Tỷ trở lại chiến trường vào ngày 17-2-2017 để chống phá Ts. Thành Phần để rồi Hội Đồng Sư Cả Hồi Giáo Bani phải truất phế ông ra khỏi tổ chức này. Đây chỉ là hậu quả của một người “gieo gió” thì phải “gặp bão”, một người thiếu đạo đức, ăn cháo đá bát, thì sẽ bị cộng đồng tảy chay ra khỏi không gian của xã hội.