Chế Linh bị người Chăm phản đối và chế độ cộng sản bỏ rơi Print
Written by Lê Nguyễn Hương Trà (Faceebook)   
Friday, 17 February 2017 07:28
huong tra 10
Lê Nguyễn Hương Trà

Lê Nguyễn Hương Trà là tay bút thường viết nhiều bài có nôi dung rất nghiêm túc đăng trên facebook. Vào ngày 6 tháng 2 năm 2017, cô viết trên facebook rằng tờ báo ở Tp.HCM hôm mùng 9 Tết (5 tháng 2) đưa tin cho rằng ca sĩ Chế Linh sẽ hát ở Sài Gòn vào 25 tháng 2 năm 2017 nhưng sau đó đã phải gỡ bỏ. Cho hát thôi, hổng ồn ào.

Trong bài viết này, tác giả phân tích nguyên nhân tại sao ca sĩ Chế Linh bị cộng đồng Chăm phản đối và chế độ cộng sản bỏ rơi. Sau đây là nguyên văn bài viết của Lê Nguyễn Hương Trà:

 

 

CHẾ LINH, ĐỨA CON BỊ TỪ CHỐI!

 

Lê Nguyễn Hương Trà

 

Tin Chế Linh hát ở Gem Center vào 25 tháng 2, một tờ báo ở Tp.HCM hôm mùng 9 Tết (5 tháng 2) đưa tin nhưng sau đó đã phải gỡ bỏ. Cho hát thôi, hổng ồn ào.

 

Tương tự trường hợp của cô Khánh Ly trước đây, mặc dù được giấy phép của Cục NTBD hát khắp các tỉnh thành nhưng riêng với Tp.HCM Chế Linh vẫn bị từ chối. Bất lực với việc phép vua thua lệ làng, Chế Linh đã phải tìm cách đi cửa hậu. Hơn ba năm trước, khi ấy Lê Thanh Hải còn ngồi ghế Bí thư thành Hồ, mấy doanh nhân quen biết tổ chức tiệc tùng có mặt ông và mời Chế Linh đến. Chế Linh kể, gặp nhau cụng ly ì xèo và được hứa hẹn sẽ quan tâm việc của anh, nhưng rồi đợi mãi không thấy gì.

 

Do đó, việc biểu diễn lần này tại Tp.HCM là một sự kiện. Có ca sĩ Phương Dung, Sơn Tuyền, Phi Nhung, Ngọc Ánh, MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Sau khi ăn Tết tại Việt Nam Chế Linh đã trở về Mỹ, gần cuối tháng 2 quay qua hát!….

 

Tui có đưa khá nhiều về trường hợp Phạm Duy, Khánh Ly và Chế Linh khi trở về Việt Nam trên Blog/FB. Gần 6 năm trước, sau khi Chế Linh được phép của Cục NTBD, ông bầu Tiến tổ chức show tại NH Hòa Bình, Tp.HCM. Buổi họp báo công bố chương trình đang diễn ra thì bị An ninh Văn hóa ập vô bắt ngừng và giải tán. Sau đó, băng-rôn treo trước NH Hòa Bình lại bị lệnh giựt bỏ xuống. Hai cú sốc liên tiếp làm Chế Linh phải vào bệnh viện và hủy show. Nè nha ©https://www.facebook.com/cogaidolongvn/media_set

 

Sau vụ đó, có mấy bạn ở Mỹ gửi cho bài viết của một nhóm người Chăm. Post lại đây coi!

 

“Chế Linh tên thật là Lưu Văn Liên, người Chăm Phan Rang vượt biên vào năm 1980. Tại hải ngoại, ông từng hô hào bà con Chăm dấn thân vào phong trào đấu tranh cho dân chủ, mặc áo lính VNCH tay cầm súng gào thét hát ca những nhạc khúc chống Cộng. Nhưng cũng là Chế Linh, lại cởi áo VNCH vào cuối 2006 để hát những bài ca tôn vinh Ðảng và Nhà Nước.

 

Ðối với cộng đồng Chăm tại hải ngoại, Chế Linh theo VNCH hay theo Việt Nam XHCN không phải là trọng tâm của vấn đề, vì đây là quyền thiêng liêng của một công dân sống trong xã hội tự do và dân chủ. Nhưng dân tộc Chăm không bao giờ chấp nhận Chế Linh tự quảng cáo cho mình là người Chăm, tức là đứa con của vương quốc Champa, nhưng lại quay lưng với quê hương Champa đổ nát này. Bằng chứng cụ thể, Chế Linh đứng ra phản đối Ðại Hội Champa tổ chức tại Hoa Kỳ vào năm 2007 để kỷ niệm 175 vương quốc Champa bị xóa bỏ trên bản đồ. Chỉ vì muốn mua lòng Ðảng và Nhà Nước để được phép trở về Việt Nam ca hát, Chế Linh lại nỡ lòng chà đạp lên di sản lịch sử của dân tộc này. Ðây là thái độ không nghiêm túc của một ca sĩ gốc người Chăm.

 

huong tra 20-1

Biến cố tiếp theo là ngày 17.9.2011 tất cả bà con Chăm tại hải ngoại hân hoan tổ chức tại San Jose, California, buổi lễ đón mừng sự ra đời của tác phẩm Lịch Sử Vương Quốc Champa. Lễ ra mắt sách này là ngày lịch sử đánh dấu một khúc quanh mới trong bối cảnh của xã hội Chăm hôm nay. Đó là lần đầu tiên trong cuộc đời của họ, dân tộc Chăm có tác phẩm viết về Lịch Sử Champa một cách tổng thể, khách quan và khoa học. Mục tiêu của buổi lễ chỉ nhằm nêu ra nguyện vọng rằng Lịch Sử Champa không phải là văn chương phản động hay hận thù mà là yếu tố nằm trong tiến trình hình thành lịch sử Việt Nam. Chính vì thế, Lịch Sử Champa không thể nằm bên lề trang sử của dân tộc Việt mà là bên trong của trang sử này. Mặc dù buổi lễ này mang một ý nghĩa cao quí, nhưng Chế Linh cũng không đến tham gia và cũng không mua một cuốn sách để làm món quà hầu ghi ơn những bậc tiền nhân đã hy sinh bao xương máu hầu xây dựng vương quốc Champa thân thương này trong suốt chiều dài của lịch sử.

Thế thì Chế Linh tự hào cho mình là người Chăm và tự xưng mình là con cháu của họ Chế để làm gì? Chính đó là vấn đề mà dân tộc Chăm không hiểu Chế Linh muốn gì á? Chế Linh là đứa con Champa. Dân tộc Chăm chỉ mong mỏi nơi Chế Linh một điều nhỏ nhoi mà thôi, đó là Chế Linh hát cho Ðảng và Nhà Nước, hát cho Việt Nam và hát cả bài ca nhằm tôn vinh di sản Champa mới là điều đáng quí!”.

 

Đấy, có thể rõ rằng, Chế Linh bị cả…hai phe từ chối. Thực tế, có thể không như những gì cộng đồng Chăm hải ngoại qui kết cho Chế Linh!

 

huong tra 20-2