Thư độc giả: Inrasara và câu chuyện chữ Chăm Print
Written by Độc giả: Mai Luyen   
Wednesday, 03 July 2013 06:00
10
Inrasara

Ngày 2-7-2013, Mai Luyen có chuyển đến tòa soạn Champaka.info bài viết của độc giả trong nước là Nguyen Van Huong nhằm trình bày quan điểm của mình về mục tiêu của Inrasara liên quan đến vấn đề bảo tồn ngôn ngữ chữ viết Chăm đăng trên Web.Inrasara.com Posted on 25.06.2013. Đây là nguyên văn của bài viết:

 

 

Bài Inrasara, Akhar thrah, và… 03

 

Inrasara viết ngày 25-6-2013:

 

Bởi tôi tin như vôi quệt tường rằng, KHÔNG thể giải hòa giữa ngôn ngữ [phục vụ] đời sống và ngôn ngữ [phục vụ đọc] văn bản. Nói nôm na thế cho dễ hiểu. Tôi KHÔNG cho đó là vấn đề, chớ gì phải đi cãi vã nhau cho… tổn thọ.

 

Kể vui chuyện anh Chế Linh. Cách nay 20 ngày, gặp nhau càphê, anh đề nghị tôi đứng mũi làm đề cương DVD học tiếng Chăm, anh sẽ tài trợ tất. Tôi OK. Trong lúc anh ra Hà Nội ca hát, tôi phone cho thầy Tỷ, yut Đảo… nói ý định của ca sĩ-nhạc sĩ Chế Linh. Tôi lên đề cương chi tiết: người tham gia, thời gian, kinh phí… Về, tôi email cho anh. Anh rất OK. Và hẹn tôi trước khi về Canada, anh em mình gặp bàn cụ thể.

 

Chưa gặp nhau, anh đã đi… Rồi anh gửi email chung yêu cầu góp ý về chương trình mà không nhắc gì đến Đề cương. Trong đó anh ghi 6 cái tên góp mặt. Và nhấn mạnh đến việc cần thống nhất về Akhar thrah trước khi làm.

 

Tôi kêu lên trong bụng: – Thôi rồi… Xa-ai Chế Linh cũng như yut Cẩn vẫn còn mơ về “hòa giải”. Tôi thì ngược lại, biết: KHÔNG BAO GIỜ NỮA. Tốt hơn mạnh ai nấy làm. Cũng chẳng mấy khác biệt đâu, mà làm điều cãi cọ…

 

Sài Gòn, 25-6-2013

 

Nguyen Van Huong bình luận:

 

Đọc đoạn văn trên cho  thấy Ca sĩ Chế Linh dẫu sao cũng có  ý tốt, đang vận động trí thức Chăm ở Việt Nam thống nhất với nhau sử dụng Akhar Thrah truyền thống để làm CD học tiếng Chăm và từ điển. Riêng Inrasara  không chịu thống nhất muốn mạnh  ai nấy làm. Ý muốn chia rẽ phá chữ Chăm hơn là xây dựng khối đoàn kết.

 

1. Năm 1995, Toyota tài trợ cho Thành Phần và Bùi Khánh Thế làm hai từ điển Chăm (Từ điển Chăm-Việt và Từ điển Việt-Chăm).  Inrasara và Bùi Khánh Thế cấu kết với nhau loại Thành Phần ra bởi vì Thành Phần muốn làm kiểu chữ Chăm truyền thống. Còn Bùi Khánh Thế và Inrasara làm kiểu phiêm âm latinh mới, phá vỡ chữ Chăm. Từ điển này tạm thời là được nếu Inrasara  thống nhất  theo đuổi cách làm này thì đỡ rắc rối cho cộng đồng Chăm. Nhưng, không.

 

2. Năm 2005, Bộ giáo dục cho tiền làm Từ điển Việt-Chăm theo kiểu Bộ giáo dục cho người Việt dễ đọc, Inrasara lập tức bỏ kiểu phiên âm chữ Chăm theo  từ điển Bùi Khánh Thế, làm theo kiểu phiên âm mới của nhà ngôn ngữ Phạm Xuân Thành ở Bộ Giáo dục. Từ điển Inrasara-Phan Xuân Thành ra mắt, người Chăm đọc không được, rồi cũng  phản đối. Inrasara bình chân như vại.

 

3. Nay nghe nói Chế Linh-Quảng Đại Cẩn-YC cho tiền để in từ điển.  Inrasara  lại bỏ cách phiên âm tiếng Chăm theo kiểu Bùi Khánh Thế và kiểu  Phạm Xuân Thạnh bấy lâu nay chuẩn bị chạy  theo cách phiên âm chữ Chăm do Quảng Đại Cẩn mới chế ra mấy tháng nay và chữ Chăm của BBS cải biên.

 

4. Mai mốt có Mỹ hay Pháp đến cho tiền Inrasara làm từ điển đọc chữ Chăm theo kiểu Mỹ, Pháp chắc chấn Inrasara cũng từ bỏ kiểu phiên âm của Quảng Đại Cẩn, Phạm xuân Thành, Bùi Khánh Thế để làm theo kiểu Mỹ-Pháp.

 

*

 

Vậy chỉ có  một mình Inrasara đến nay có gần 4 cách phiên âm latinh khác nhau, mỗi từ điển Inrasara lại làm một kiểu phiên âm khác nhau, từ đó  đẩy chữ Chăm vào khủng hoảng trầm trọng.

 

Inrasara cứ chạy theo đồng tiền, phe nhóm kiểu này thì chữ Chăm Akhar Thrah sẽ hỗn loạn, sụp đỗ. Po Yang ơi là Po Yang.

 

Cuối cùng  chữ Chăm sống chết mặc bay, tiền thầy Inrasara bỏ túi là xong. Đây là hậu quả của  ông nông dân nhắm mắt làm nghiên cứu khoa học, không bài bản, không theo trường phái nào cả. Mỗi lần ra một từ điển là chế ra một kiểu phiên âm khác nhau. Chắc cuộc đời Inrasara còn dài, sẽ có nhiều từ điển ra đời với nhiều cách phiên âm khác nhau. Bà con Chăm cố mà học nhé.

 

Mai Luyen

This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it