Giới thiệu tự điển Chăm-Mã Lai của Abd. Majis Yunos Print
Written by BBT Champaka.info   
Sunday, 21 April 2013 07:33
10
Abdul Majid Yunos

Năm 2010, Abdul Majid Yunos xuất bản tự điển Chăm-Mã Lai mang tựa đề Kamus Cam-Meleyu (Kamus Jawi-Rumi) ấn hành bởi Ameenbok, Kuala Lumpur, 250 trang. Tác giả là người Chăm Châu Đốc hiện đang định cư ở Mã Lai, đã từng tham gia trong chương trình Thế Giới Mã Lai của Viện Viễn Đông Pháp tại Kuala Lumpur.

 

 

Tự điển Chăm-Mã Lai viết bằng tiếng Mã có chữ Jawi là công trình nghiên cứu tập trung một số từ vựng nằm rải rác trong vài tác phẩm văn học Chăm mà Viện Viễn Đông Pháp đã chuyễn ngữ sang tiếng La Tinh, cộng thêm một số từ mà tác giả ghi nhận theo sự hiểu biết của mình.

 

Kamus Cam-Meleyu (Kamus Jawi-Rumi) không phải là tự điển Chăm-Mã Lai trong nghĩa rộng của nó, mà là danh sách từ vựng Chăm-Mã Lai nhằm giúp độc giả Mã Lai có một khái niệm khởi đầu về nguồn gốc ngôn ngữ Chăm nằm trong gia đình ngôn ngữ Mã Lai Đa Đảo. Đây là tác phẩm đầu tiên viết về từ vựng Chăm-Mã Lai. Trong tác phẩm này, tác giả nêu ra trước tiên từ vừng Chăm viết bằng tiếng La Tinh, có phiên âm chữ Jawi kèm theo Akhar Thrah Chăm. Về phần ngữ nghĩa, tác giả thường thêm một số từ hay đưa ra định nghĩa theo quan niệm của người Chăm Châu Đốc. Chính vì nguyên nhân đó, người Chăm Phan Rang và Phan Rí không hiểu nội dung của một số thí dụ mà tác giả đã nêu ra. Đây là thí dụ điển hình :

 

Ngak yau nan amnaoh nao taduel khut khat min (trang 8).

 

Trong câu này có hai từ :

amnaoh có nghĩa « chờ »

khut khat có nghĩa « hư hại »

 

Đây là từ vựng chỉ dùng trong cộng đồng Chăm Châu Đốc nhưng không xử dụng trong văn chương Chăm Phan Rang và Phan Rí.

 

Bên cạnh cạnh thuật ngữ riêng của Chăm Châu Đốc, tác giả thường ghi lại một số từ vựng theo cách phát âm của khu vực này, không phù hợp với qui luật chính tả của Akhar Thrah phổ thông. Thí dụ :

 

Akaok = con cò, màu trắng. Đúng chính tả, phải viết : Kaok

Aiabulan = mặt trăng. Đúng chính tả, phải viết : Aia bulan.

 

Mặc dù chứa dựng một số lỗi lầm, Tự Điển Chăm-Mã Lai của Abdul Majid Yunos cũng là một công trình đáng khen ngợi mà mục tiêu chính yếu nhằm chuyển tải đến dân tộc Mã Lai di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm, một yếu tố quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa Champa tại hải ngoại.

 

1 trang dau

 

majid 1