Trả lời bài viết Inrasara đăng trong Web Chamyouth 2006 Print
Written by Dominique Nguyen   
Saturday, 17 March 2012 23:31
nguyen do 1
Dominique Nguyen

Kính thưa ông Inrasara. Vào giữa năm 2006, ông có viết bài đăng trên mạng Web Chamyouth.com với tựa đề: “Ðính chính với Po Dharma về Glang Anak-Ðính chính về Champaka” (xem nguyên văn bài của Inrasara ở phần phụ lục).

 Nhân danh Ban biên tập Champaka, chúng tôi mạn phép trả lời những sai lầm trong bài viết của ông như sau.

 

1). Ðính chính về Champaka

Trước tiên, yêu cầu ông cho chúng tôi biết tại sao ông lại viết đính chính về Champaka . Ðây là việc làm không phù hợp với qui chế báo chí hiện hành. Vì rằng Champaka là một tập san khoa học có pháp lý tập trung nhiều nhà khoa học trên thế giới nhằm nghiên cứu những đề tài liên quan đến lịch sử và nền văn minh Champa cũng như phân tích và phê bình những quan đim sai lầm về lịch sử và nền văn minh của vương quốc này.

Ðứng trên phương diện pháp lý, ông có quyền đính chính với bất cứ tác giả nào viết bài sai lầm về quan đim của ông đăng trong tập san Champaka nhưng ngược lại ông không có quyền đính chính tập san Champaka. Có chăng ông không đọc qui chế Champaka đã đăng ngay trang đầu của tập san này. Chúng tôi yêu cầu ông phải tôn trọng qui chế pháp lý tập san Champaka của chúng tôi.

 

2). Ðề cập đến cá nhân

Ông cho rằng “Champaka đề cập đến cá nhân Sara rất nhiều và liên tục, từ số 2 đến số 4. Luôn đề cập về phía tiêu cực”.

Chúng tôi xin trả lời với ông rằng Champaka không th đề cập đến cá nhân ông được, vì Champaka là tên của một tập san chứ không phải là một nhân vật. Ngược lại có nhiều nhà nghiên cứu viết bài phản đối quan đim sai lầm của ông đăng trong tập san Champaka từ số 2 đến số 4. Chúng tôi tin rằng sẽ có những bài khác nữa trong số Champaka sắp tới, nếu ông còn viết sai lầm về lịch sử và nền văn minh của vương quốc Champa. Chúng tôi xin khẳng định với ông rằng những nhà khoa học này họ chỉ phê bình quan đim sai lầm của ông liên quan đến chủ đề xã hội và văn học mà ông đã đưa ra, chứ họ không bao giờ bàn về cá nhân ông.

Chúng tôi yêu cầu ông nên đọc bài Musa Porome với chủ đề ịSự nhầm lẫn giữa hai vấn đề : Chỉ trích cá nhân tác giả và phản đối bài viết của tác giả đăng trong Harak Champaka số 11 để ông phân biệt thế nào là phê bình sai lầm trong bài viết của tác giả và thế nào là chỉ trích cá nhân tác giả. Vì đây là hai vấn đề khác nhau. Nhân dịp này chúng tôi xin nhắc lại bài viết của Musa Porome. Trên phương diện pháp lý, chỉ trích cá nhân tức là hành động dàn dựng một cốt truyện hư ảo nhằm bôi nhọ, chống phá đối tượng của mình hay hành động đưa đời tư của người khác ra bàn bạc như cuộc sống tâm linh, cuộc sống tình cảm và cả đời sống vật chất của họ. Từ định nghĩa này, xin ông cho chúng tôi biết ai là người viết về cá nhân ông trong tập san Champaka của chúng tôi.

Trong Web Chamyouth.com, ông tự xưng là "nhà trí thức Chăm hàng đầu", tại sao ông không nhận diện được đâu là sự khác biệt giữa sự phê bình bài viết của ông và phê bình cá nhân ông.

 

3). Champaka ít người đọc

Ông cho rằng "Champaka rất ít người đọc" nhưng ông không đưa ra một số liệu điều tra hoặc thống kê cụ thể nào cả.

Xin thưa rằng, ông chỉ là một độc giả của tập san Champaka chứ không phải là công an của nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ theo dõi ai là người đọc tập san Champaka để rồi từ đó ông kết luận rằng "Champaka rất ít người đọc". Có chăng ông muốn chê bai tập san Champaka thì đúng hơn.

 

4). Ðính chính với Po Dharma về vấn đề gì

Nếu chúng tôi không nhầm, mục tiêu bài viết của ông là đính chính với Po Dharma về nội dung của tác phẩm Ariya Gleng Anak. Xin thú thật với ông rằng chúng tôi không biết ông muốn đính chính vấn đề gì với ông Po Dharma. Chính vấn đề này mà chúng tôi muốn đặt ra ở đây.

Trong bài viết, ông là người đưa ra lý thuyết nhằm chứng minh rằng tác phẩm Ariya Gleng Anak không phải là "sấm kí" mà là "mang dáng vẻ sấm kí". Chúng tôi mạn phép trích dẫn ở đây những gì ông viết trong bài của ông đăng trong mạng Web Chamyouth.com. : "Nhưng với tựa Glơng Anak, người ta dễ lầm tưởng đây là một tập thơ “tiên đoán” mang nặng tính sấm kí, thỉnh thoảng được chêm vào trong đó một vài câu khuyên răn có tính luân lí (...).Chúng ta nhận thấy rằng, cũng như các thi phẩm thuộc dòng thơ thế sự khác, Ariya Glơng Anak cũng có những câu mang dáng vẻ sấm kí (...).Ariya Glang Anak vừa thế sự vừa triết lí, vừa bàn chuyện xã hội, gõ đầu dạy dỗ (giáo dục) và cả sấm kí nữa (...).Ariya Glang Anak là tác phẩm văn chương mang nội hàm vừa lớn vừa đa diện. Chú ý : Tôi xếp thế sự hàng đầu, còn sấm ký sau chót (...).Riêng một ít “sấm kí”, cũng chỉ “mang dáng vẻ” bề ngoài mà thôi".

Trong phần này ông lặp đi lặp lại 5 lần cụm từ sấm kí để định nghĩa một nội dung của Ariya Gleng Anak , nào là "mang nặng tính sấm kí", nào là "mang dáng vẻ sấm kí", nào là "cả sấm kí", nào là "thế sự hàng đầu, còn sấm ký sau chót", nào là "một ít sấm kí", để rồi ông viết câu kết luận rất là mâu thuẫn : "Tôi có kết luận Glang Anak là sấm kí đâu mô!."

Trong tập san Champaka 4 xuất bản năm 2004, Po Dharma không chấp nhận quan điểm của ông cho rằng Ariya Gleng Anak có “mang dáng vẻ sấm kí”. Vì theo Po Dharma, Ariya Gleng Anak không phải là tác phẩm "mang dáng vẻ sấm kí" mà là một bài kí sự diễn tả thời cuộc xã hội Chăm hỗn loạn vào năm 1834 dưới thời Ja Thak Wa, chỉ có thế thôi.

Chính ông là người cho rằng Ariya Gleng Anak “mang dáng vẻ sấm kí” và Po Dharma chỉ lặp lại 1 cụm từ có 5 chữ mà ông dùng “mang dáng vẻ sấm kí”, không sai một từ nào. Thế thì ông đính chính Pgs. Ts. Po Dharma về vấn đề gì?

Ông là nhà nghiên cứu về văn học và tự xưng là "trí thức Chăm hàng đầu", ít ra ông phải hiểu nghĩa rõ ràng thế nào là "đính chính" trước khi ông viết bài để độc giả khoa học phán xét ai đúng ai sai. Nếu không chúng tôi chỉ xem đây là cái cớ mà ông dùng làm chủ đề nhằm bôi nhọ người khác.

Trong bài này ông dùng lối hành văn quanh co, không minh bạch, không cơ sở khoa học, với lối lập luận mơ hồ, tự mâu thuẫn với chính mình và nhất là tìm cách bào chữa những sai lầm của ông. Chính ông là người cho rằng Ariya Gleng Anak có "mang vẻ sấm kí" để rồi chính ông là người nói ngược lại với câu rất là khôi hài " (...) Tính thời sự và tâm lí lấn lướt hẳn những câu mang dáng vẻ sấm kí". Ông lại viết : Hãy chú ý 2 cụm từ in đậm này: “lấn lướt hẳn” là chiếm đại đa số ; riêng một ít “sấm kí”, cũng chỉ “mang dáng vẻ” bề ngoài mà thôi. Thú thật với ông, chỉ có nhà thơ như ông mới hiểu nổi ông muốn nói gì trong câu này. Thế mà ông nói ông viết "tiếng Việt hiện đại với cấu trúc ngữ pháp hiện đại (!)".

Tóm lại, dù cho rằng tính thời sự trong Ariya Gleng Anak "lấn lướt hẳn sấm kí" hay không "lấn lướt hẳn đi nữa", nội dung lý luận của ông vẫn còn mang màu sắc "sấm kí". Thế nhưng, ông cũng tìm cách chối cãi cho bằng được.

Ông tự xưng trong bài này là "trí thức Chăm hàng đầu vừa là chuyên gia về văn học Chăm", ông phải nên có thái độ nghiêm túc hơn trong bài viết của ông.

 

5). Bài đính chính hay bài hạ bệ nhau

Thay vì cám ơn Po Dharma, người đã trích dẫn và phê bình nghiêm túc cụm từ ông dùng cho Ariya Gleng Anak là “mang dáng vẻ sấm kí”, không sai một dấu phẩy, nhưng ông lại dùng 4 trang giấy với bao cụm từ rất là thô thin nhằm hạ bệ Pgs. Ts. Po Dharma với lối hành văn vừa hách dịch vừa ngạo nghễ trong một bài viết của mình. Thế mà ông lại kêu gọi Po Dharma "hãy tập thói quen trao đổi nghiêm túc và lành mạnh" (xem phụ lục bài viết của Inrasara). Ðây chỉ là văn chương lừa đảo độc giả.

Cũng cần cho ông biết rằng, Pgs.Ts. Po Dharma không thể xếp vào trường phái với ông được.

Pgs. Ts. Po Dharma là nhà khoa học rất khiêm tốn. Mặc dù ông đã viết 17 tác phẩm về Champa bằng tiếng Pháp và Mã Lai, hơn 43 bài khảo luận đăng trong nhiều tập san khoa học, chưa nói đến các bài nghiên cứu đọc trong các hội thảo quốc tế hay công trình hội thảo và triễn lãm về Champa mà ông đứng ra tổ chức ở nước ngoài và cũng chưa nói đến giải thưởng khoa học của Hàn Lâm Viện Pháp trao tặng cho ông ta vào năm 1977. Tuy nhiên Pgs. Ts. Po Dharma không bao giờ có một lời nói nào chỉ trích ai hoặc khoe khoang những gì ông ta đã làm.

Trong Harak Champaka 11, Musa Porome cho rằng Po Dhrama là "một nhân vật với hai cuộc đời : cuộc đời làm lính (...) đến nghĩa vụ làm nhà nghiên cứu về Champa học”. Vì cuộc đời làm lính mấy lần bị thương trên chiến trường nhưng ông ta không bao giờ kẻ lể công trạng. Cũng chính từ phong cách người lính đấu tranh cho dân tộc Champa cho nên ông thường hay bày tỏ lập trường vững chắc và quan điểm rõ rệt của ông ta về mọi khía cạnh xã hội, văn hóa, lịch sử, chính trị Champa hôm nay. Ông sẵn sàng phản đối trước mặt bất cứ ai có thái độ muốn đặt quyền lợi cá nhân mình lên trên quyền lợi dân tộc, hay nói một cách khác, ông ta là người cương trực, dám nói dám làm, nhưng vị tha, không lường gạt, chê bai và ganh tị với ai cả.

Lời phân tích của Musa Porome rất là hợp lý. Vì rằng, từ ngày dấn vào làm nghề nghiên cứu cho đến năm 2004, Pgs. Ts. Po Dharma chưa lần nào viết bài phê bình quan đim sai lầm của ông hay các nhà nghiên cứu khác gốc người Chăm. Nếu có, thì ông cho chúng tôi biết bài này đăng ở đâu năm nào trang nào.

Mặc dù chưa hề phê bình ai cả trên mặt báo chí nhưng hàng loạt những thư nặc danh hoặc những bài viết mang những bút danh khác nhau lợi dung diễn đàn Web Chamyouth từ mấy năm qua nhằm lên án, chê bai và hạ bệ Pgs. Ts. Po Dharma với bao cụm từ vô trách nhiệm. Có chăng ông là người cùng trường phái với nhóm nặc danh hay là sáng lập viên của trường phái này. Vì nội dung bài viết của nhóm nặc danh này rất gần gũi với cách lý luận của ông.

Cũng cần cho ông biết rằng, lần đầu tiên vào năm 2004 trong Champaka số 4, Po Dharma không đồng ý với quan điểm của ông về nội dung tác phẩm Ariya Gleng Anak, nhưng cách trình bày quan điểm của Po Dharma rất là nghiêm túc, ngắn gọn chưa đầy 5 hàng tổng cộng vỏn vẹn là 96 từ với lối hành văn mạch lạc và trân trọng. Chúng tôi xin lặp lại câu viết của Pgs. Ts. Po Dharma mà ông trích dẫn trong Web Chamyouth để độc giả phán xét thế nào là lối hành khoa học vừa nghiêm túc vừa chính xác của một nhà nghiên cứu khi đưa ra lý luận để phản biện sự sai lầm của ông . Pgs.Ts. Po Dharma viết :

 "Không cần đưa ra những dữ kiện lịch sử nào để minh chứng, Inrasara viết rằng tác phẩm Ariya Glang Anak ra đời vào cuối thế kỉ 18, tức là vào thời chiến tranh Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Thêm vào đó, Inrasara còn dựa trên một số câu có ngày tháng mà tác giả cũng không cần đặt lại vấn đề có chăng đây là ngày tháng của biến cố lịch sử thật sự hay chỉ là niên đại hư ảo, để rồi kết luận rằng Ariya Glang Anak cũng “mang dáng vẻ sấm kí”.

Trong 5 hàng gồm 96 từ trong đoạn trích trên, Pgs. Ts. Po Dharma không đề cập gì đến đời tư cá nhân ông và cũng không dùng từ thô thiển nào để nói về ông. Thế thì tại sao ông phải dùng hơn 4 trang giấy trên mạng web Chamyouth.com để gọi là đính chính với Po Dharma. Trong bài viết của ông, chúng tôi chẳng thấy ông đính chính gì về Pgs. Ts Po Dharma liên quan đến Ariya Gleng Anak mà ông chỉ giành số trang viết trên web Chamyouth để hạ bệ và bôi xấu Pgs.Ts Po Dharma mà thôi.

 

a). Thái độ khinh miệt người đồng nghiệp

Trên mạng Web Chamyouth.com, ông viết rằng, nếu có đăng các bài đính chính với Po Dharma thì ông "chỉ đăng báo mạng cho biết, còn ở Tagalau tôi xét lại. Tốn giấy". Nếu ông tự nhận mình là một nhà trí thức thật sự, ông không nên dùng cụm từ "tốn giấy" để trả lời cho Pgs.Ts. Po Dharma. Dẫu sao Po Dharma là Pgs.Ts. của Ðại học Sorbonne (Pháp), một người đồng tộc và cũng là ân nhân của ông kia mà. Nếu không có Pgs. Ts. Po Dharma, một thành viên đã chấm giải thưởng và cũng là người đã đề nghị Ðại học Sorbonne trao giải thưởng cho ông, thì làm sao ông có bằng khen của Ðại Học Sorbonne về cuốn sách Văn học Chăm vào 1995. Tại sao ông lại có thái độ khinh miệt quá đáng đối với người đã từng cầm bút chấm giải thưởng cho ông như vậy. Có chăng ông là người có tư duy không bình thường.

 

b) Lừa dối độc giả

Trong mạng web Chamyouth.com, ông tuyên bố rằng, "trong cuộc sống, tôi chưa hề nặng lời với ai bao giờ" và còn khuyên Pgs. Ts. Po Dharma trong bài này : "Hãy tập thói quen trao đổi nghiêm túc và lành mạnh". Theo chúng tôi, lời khuyên này này chỉ mang tính chất lừa dối độc giả thì đúng hơn. Ðây là bằng chứng của chúng tôi.

Ôn nói rằng là ông "chưa hề nặng lời với ai bao giờ", nhưng ông chỉ dùng những lời lẽ vô trách nhiệm để kết tội vô cớ dân tộc Chăm có 10 khuyết tật thô thiển (Inrasara, 2003, tr. 111-117):

1). tinh thần cục bộ 2. nhiều tính khí tiêu cực ( xấu tâm, nhỏ nhen, để bụng, đố kị, tiêu cực) 3. thiếu khoa học (hay làm mất thì giờ) 4. lánh đời, trốn xã hội (vô trách nhiệm) 5. sĩ hảo (ôm quá khứ, không trọng kinh doanh, trọng chức danh) 6. không biết giúp nhau làm ăn (tâm lí tiểu nông) 7. nhát gan (nói theo, nói hùa, thiếu tinh thần tự lập) 8. không trung dung 9. Chăm có tính đổ thừa (thiếu tinh thần quật khởi, mặc cảm, an phận) 10. không bền chí.

Có chăng hơn năm trăm ngàn người Chăm ở Việt Nam lẫn Campuchia bao gồm các bậc tu sĩ, bô lão, trí thức, nông dân, sinh viên, học sinh đều chỉ lã những kẻ có 10 khuyết tật thô thiển như ông đã qui chụp. Chúng tôi không kết tội ông là người "phản dân tộc" mà là người "quay lưng với dân tộc", không biết thể diện dân tộc là gì. Chúng tôi đã viết bài phản đối về hành động này của ông trong Harak Champaka số 3, nhưng ông chưa lần nào viết bài đính chính về cách dùng những lời lẽ vô trách nhiệm của ông. Ông vẫn còn tiếp tục giữ lập trường thiển cận để chà đạp một cách vô cớ danh dự dân tộc Chăm hôm nay. Có chăng ông xem dân tộc Chăm chỉ là hạng người hạ cấp.

Nhân dịp này, chúng tôi long trọng yêu cầu ông một lần nữa phải viết bài đính chính càng sớm càng tốt cái quan điểm mà ông cho rằng dân tộc Chăm chúng tôi có 10 khuyết tật thô thiển. Ðó là lời kêu gọi cuối cùng của chúng tôi nhằm đưa danh dự dân tộc Chăm trở lại đúng với vị trí của nó trong thế kỷ 21 này.

Ông nói rằng ông "chưa hề nặng lời với ai bao giờ", nhưng ông chỉ dùng lời thô thiển để phê bình Pgs. Ts. Po Po Dharma. Trong tác phẩm Văn hóa-xã hội Chăm : «Nghiên cứu và đối thoại», tái bản vào năm 2003 (xuất bản đầu tiên 1999). Ông cho rằng chỉ nghe quan điểm Po Dharma, ông đã "cười méo miệng" (tr. 19).

Tại sao phải dùng từ quá hở hang này như "cười méo miệng" để phân tích quan điểm Pgs. Ts. Po Dharma.

Ông cho rằng “chưa hề nặng lời với ai bao giờ”, nhưng ông đã dùng lời quá xấc xược để chê bai Pgs. Ts. Po Dharma, Cha G. Moussay và Abd. Karim (Lộ Trung Cân) là những người "hạn chế về kiến thức, nhất là không hiểu bản chất văn học (...) Uổng!" (tr. 22).

Trên cơ sở gì mà ông cho rằng Pgs. Ts. Po Dharma, Cha G. Moussay và Abd. Karim (Lộ Trung Cân) là những người "hạn chế về kiến thức".

Ông cho rằng "chưa hề nặng lời với ai bao giờ" nhưng ông lại dùng lời ấu trĩ để phê phán Pgs. Ts. Po Dharma, Cha G. Moussay và Abd. Karim (Lộ Trung Cân). Ông tuyên bố với độc giả rằng "Tôi cười ra nước mắt khi đọc thấy quí vị nhà ta viết về tác phẩm Nai Mai Mang Makah". Ông cũng cho họ là những người có "kiến thức quá sơ sài (...).Trời đất! " (tr. 245-246).

Ông là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng, tại sao ông lại dùng những ngôn từ lem luốt, thô kệch như "cười méo miệng, cười ra nước mắt, uổng!, trời đất!", v.v. để đối thoại trong một bài viết mà chính ông cho đó là bài viết khoa học. Nếu cho rằng Pgs. Ts. Po Dharma và Abd. Karim (Lộ Trung Cân) là người Chăm mông muội cho nên ông có quyền chê bai họ lúc nào cũng được, nhưng ít ra ông cũng phải có lời lẽ khiêm tốn hơn với Cha G. Moussay, vì ông ta vừa là người lớn tuổi vừa là nhà tu sĩ.

Ông cho rằng, ông "chưa hề nặng lời với ai bao giờ", nhưng ông thích dùng lời mờ ám để phê phán Ts. Thành Phần là kẻ ăn không ngồi rồi, vì "vị tiến sĩ đầu tiên của Chăm này cũng chưa có công trình nào trình làng cộng đồng Chăm" (tr. 35).

Ông là nhà thơ, Ts. Thành Phần là giảng viên ở Ðại học. Tại sao ông lại chê bai Ts. Thành Phần là người không viết sách.

Ông cho rằng, ông "chưa hề nặng lời với ai bao giờ" nhưng ông đã dùng lời lẽ chua cay để đánh giá trí thức Chăm ở Sài Gòn. Trong Tagalau số 4, 2004, tr. 46, ông tìm cho bằng được cụm từ để mĩa mai trí thức Chăm, đó là Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn và Ts. Bá Trung Phụ khi cho rằng họ là những người có "địa vị con con, một mảnh bằng tàm tạm".

Nếu ông không bằng cấp gì thì đó là vấn đề riêng tư của ông. Tất cả bằng tốt nghiệp ở Việt Nam là do Nhà Nước cấp. Tại sao ông cho đó là "mảnh bằng tàm tạm". Có chăng ông muốn chê bai ngành Giáo dục và Ðào tạo của Ðảng và Nhà nước Việt Nam không ra gì.

Xin cho ông biết rằng, những cụm từ như : "tôi đã cười méo miệng" (...) "mẹ cha ơi !" (...) "hạn chế về kiến thức" (...) "uổng !" (...) "tôi cười ra nước mắt" (...) "kiến thức văn học của mình quá sơ sài" (...) "các nhà kia" (...) "trời đất !", "địa vị con con", "một mảnh bằng tàm tạm" mà ông dùng để phê bình Pgs. Ts. Po Dharma, Cha G. Moussay và Nhà nghiên cứu Abd. Karim (Lộ Trung Cân), Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Bá Trung Phụ v.v. chỉ là những cụm từ thô thiển, xấc xược, không lịch sự nhằm hạ bệ người khác hơn là lối hành văn trung thực của các nhà nghiên cứu thật sự. Tại sao ông không dùng những từ ngữ khác chính xác hơn và trân trọng hơn để phê bình họ trong lối hành văn của ông.

Thế thì lời tuyên bố của ông cho rằng, ông "chưa hề nặng lời với ai bao giờ" và "hãy tập thói quen trao đổi nghiêm túc và lành mạnh" chỉ chứa đựng một nội dung lừa bịp độc giả. Ông nói một đàng và làm một nẻo. Ông tự chửi người ta nhưng ông lại vừa kêu gọi mọi người hãy học thói quen trao đổi nghiêm túc và lành mạnh. Ông nên tự khuyên ông thì đúng hơn. Chúng tôi cũng đã phê bình thái độ trịch thượng này của ông trong Harak Champaka số 3 nhưng lần này ông vẫn cố tình tái phạm.

 

c) Bản tính khoe khoang và tự cao tự đại

Năm 2003, trong tác phẩm Văn hóa-Xã hội Chăm, ông tự cho mình là bậc siêu nhân đã thuộc nằm lòng Ariya Glang Anak [dài vào khoảng 125 câu thơ] ngay thời mới 5-6 tuổi. Năm 2006, ông lặp lại luận điệu này trong Web Chamyouth.com: "Từ rất sớm, tôi được cha “dạy” vỡ lòng mẹ đẻ (...) để không lâu sau “bị” ông ngoại “dạy” học thuộc Ariya cực kì khó hiểu này. Có chăng đây chỉ là bản tính khoe khoang của ông. Vì các trẻ em trên thế giới, dù thông minh đi nữa, với lứa 5-6 tuổi chỉ biết tập nói tiếng mẹ đẻ bập bẹ, thế thì làm sao mà ông thuộc lòng 125 câu thơ Ariya Gleng Anak mà ông cho là tác phẩm cực kì khó hiểu này ()

Hết bày tỏ thái độ trịch thượng trong tác phẩm Văn hóa-Xã hội Chăm (2003), ông vẫn tiếp tục phô trương bản tính hách dịch của ông trong bài viết đăng trên mạng web Chamyouth. com vào ngày 18 tháng 5 năm 2006 vừa qua.

Ông tự phong cho ông là người "trí thức hàng đầu của dân tộc Chăm", để rồi từ đó ông cho rằng nếu nói về uy tín văn học Chăm, thì "uy tín này anh [tức là Po Dharma] chưa từng có, vì P. Gs. Po Dharma là người không có khả năng tiếp cận các tác phẩm cổ đin có ý nghĩa cao cường".

Ông cũng cho rằng Po Dharma là nhà nghiên cứu "phê phán vội vã" các hiện tượng văn học, không làm chủ được "tri thức rất nền tảng văn học thế giới" và nhất là Po Dharma không có "sở hữu" khả năng thẩm định tác phẩm văn học Chăm, vì Inrasara cho rằng "khả năng này hoàn toàn thuộc năng khiếu bẩm sinh", có nghĩa là chỉ có ông mới có thiên tài bẩm sinh này để thẩm định văn học Chăm.

Ðọc đến đây chúng tôi có cảm giác rằng ông muốn phơi bày bản tính kiêu căng của ông thì đúng hơn. Vì rằng, từ năm 1989, Pgs. Ts. Po Dharma đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu rất chi tiết về từ ngữ, xuất xứ cho đến nội dung của nhiều tác phẩm văn học Chăm. Kết quả, Pgs. Ts. Po Dharma đã xuất bản 4 tác phẩm cơ bản trong nền văn học Chăm, đó là Akayét Inra Patra (1997, 189 trang), Akayét Dowa Mano (1998, 217 trang), Nai Mai Mang Makah (2000, 162 trang) và Akayét Um Marup (2006, đang in). Pgs. Ts. Po Dharma cũng đã giới thiệu 35 tác phẩm văn chương Chăm mang tựa đề: Truyện cổ tích, Akayét và Ariya Chăm trong một CD-Rom (2003, 1714 trang). Tất cả những công trình này viết bằng tiếng Chăm, Pháp và Mã Lai. Chắc ông chưa đọc hoặc đọc không nổi.

Pgs. Ts. Po Dharma cũng là người đã đọc hơn 446 tập sách cổ Chăm chứa đựng hơn 1976 tựa đề tổng cộng vào khoảng 32. 330 trang để làm hai cuốn thư tịch sách Chăm cổ lưu trữ tại Pháp xuất bản vào năm 1977 và 1981, chưa tính công trình giới thiệu hơn 6000 trang tài liệu hoàng gia Champa viết từ năm 1702 đến 1850 mà ông ta sẽ hoàn tất sau này.

Nhìn qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng Pgs. Ts. Po Dharma phải biết chút ít về văn học Chăm. Ngược lại, ở đây ông cho rằng Pgs. Ts. Po Dharma là nhà nghiên cứu không có "uy tín về văn học Chăm" và không có "khả năng tiếp cận các tác phẩm cổ điển có ý nghĩa cao cường". Ðây là phong cách phán xét vô ý thức của ông về Pgs. Ts. Po Dharma mà chúng tôi không bao giờ chấp nhận.

Trong mạng Web của Chamyouth, ông cũng viết rằng Po Dharma không hiểu tiếng Việt mặc dù "Sara viết rành như thế, bằng tiếng Việt hiện đại với cấu trúc ngữ pháp hiện đại", thế thì người Việt "họ nghĩ như thế nào" về khả năng tiếp cận của Pgs. Ts. Po Dharma.

Thú thật với ông rằng, lý luận của ông ở đây mang tính chất bôi nhọ người khác thì đúng hơn. Vì Pgs. Ts. Po Dharma dẫu sao cũng là người được đào tạo từ các trường lớp Việt Nam trước 1975, có bằng Tú tài Việt trước khi ông sang Campuchea và sang Pháp. Hơn nữa luận án Tiến sĩ của Po Dharma về Le Panduranga (Campa) - 1802- 1832, chủ yếu là dùng thư tịch Chăm và thư tịch cổ Việt Nam như Ðại Việt sử kí toàn thư, Ðại Nam nhất thống chí, Tây Sơn kí sự .v.v. Chúng tôi chưa tính Pgs. Ts. Po Dharma đã đọc hàng trăm công trình tiếng Việt về người Việt Nam viết về Champa từ đầu thế kỉ 19 đến nay để làm một cuốn sách về Tổng thư mục Champa và Chăm đã xuất bản năm 1989 (Bibliographie Campa et Cam) và chưa kể nhiều nguồn tư liệu tiếng Việt khác để bổ sung cho công trình nghiên cứu của ông ta. Thế thì tại sao Pgs. Ts. Po Dharma không hiểu một cụm từ tiếng Việt "mang dáng vẻ sấm kí" mà ông đã nêu ra.

Sau cùng, ông kết luận rằng, sự phán định sai lầm về văn học Chăm của Po Dharma "dễ gây cho người đọc nghi ngờ khả năng tiếp cận văn bản thuộc thể loại khác. Rất không hay cho uy tín của anh, không phải uy tín về văn học, uy tín này anh chưa hề có, mà cả uy tín về chính ngành chuyên môn của anh nữa!." Qua cách ăn nói và lý luận khôi hài của ông, chúng tôi kết luận rằng chính ông mới là người không có uy tín gì trong giới khoa học và trí thức Chăm hôm nay.

Từ nội dung bài viết đính chính của ông về Pgs. Ts. Po Dharma và số bài viết chê bai những người khác mà chúng tôi đã trình bày trên, chúng tôi kết luận rằng văn chương của ông là lối văn chương ganh tị, háo danh và khiêu khích để chỉ trích những đối tượng không cùng quan điểm với ông hơn là văn chương đi tìm chứng cứ tư liệu và lập luận khoa học để bảo vệ cho quan điểm của ông. Do đó, chúng tôi xét thấy, từ ngày ông nhận giải thưởng CHCPI - Sorbonne (Pháp) từ năm 1995 đến nay, ông chưa có một công trình khoa học nào đáng giá để đóng góp vào sự phát triển chung trong lĩnh vực nghiên cứu Champa học như cơ quan phát giải thưởng của ông từng mong muốn mà ông chỉ lợi dung danh giá của giải thưởng CHCPI - Sorbonne (Pháp) để khoe khoang, khoác lác, tự cao, tự đại và chê bai đồng nghiệp với thói vô liêm sĩ trong những bài viết và phỏng vấn của ông trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, chúng tôi yêu cầu ông xem xét lại chính bản thân ông hiện nay có đủ tư cách để tiếp tục giữ lại giải thưởng mà CHCPI - Sorbonne (Pháp) trao cho ông vào 1995 hay không.

*

Sau cùng, chúng tôi ngỏ lời đến ông (Inrasara) rằng, ông nên giữ đúng phong cách và đạo đức của một nghệ nhân nghiên cứu để xứng đáng với danh dự là người đã được CHCPI - Sorbonne (Pháp) trao giải thưởng vào 1995. Cũng qua một số vấn đề nổi cộm của ông mấy năm nay, vừa rồi Gs. Ts. Pierre-Bernard Lafont, Pgs. Ts. Po Dharma và những thành viên xét trao giải thưởng CHCPI - Sorbonne (Pháp) đã có phiên họp đầu tiên để xét lại toàn hồ sơ của ông. Nếu từ đây ông không chấm dứt thái độ hách dịch và quá tự tôn của ông để viết những bài nghiêm túc, với lối hành văn chính xác, lịch sự và khoa học hơn để góp phần vào sự phát triển chung của Champa học thì Hội đồng xét giải thưởng giải thưởng CHCPI - Sorbonne (Pháp) sẽ ra quyết định thu hồi và tuyên bố xóa bỏ giải thưởng CHCPI - Sorbonne (Pháp) trao cho ông vào năm 1995.

 

Trân trọng kính chào ông

 

Domique Nguyen

Thay mặt Ban Biên Tập Champaka

 

(Nguồn tư liệu : Harak Champaka 17: 2-12-2006)