Thế nào là qui chế pháp lý về mạng Web hay điện thư Email Print
Written by BBT Harak Champaka   
Saturday, 17 March 2012 10:51

Ban biên tập có nhận một số thắc mắc của độc giả hỏi rằng thế nào là qui chế pháp lý hiện hành liên quan đến cơ quan ngôn luận được phổ biến qua mạng Web hay điện thư Email ở các nước tự do hôm nay. Ðây là bài trả lời của ban biên tập Champaka chúng tôi.

Mạng Web hay điện thư Email là phương tiện trao đổi thông tin nhanh chóng trong cuộc sống tiến bộ hôm nay. Không phải vì thế, mà bất cứ ai cũng có quyền lợi dụng diễn dàn tự do này để đưa ra những vấn đề không phù hợp với quy chế thông tin qua hệ thống Web và Email được qui định trong luật lệ của các tự do trên thế giới.

Theo qui luật hiện hành của Cộng Hòa Pháp, hay các nước Au Châu và Mỹ Châu, tất cả mạng Web hay điện thư Email phải tôn trọng triệt để một số điều lệ mà Harak Champaka chúng tôi xin tóm tắt sau đây:

1. Mạng Web hay điện thư Email không quyền đăng tải những hình ảnh dâm dục, mang nội dung thô bạo hay chứa chất một số yếu tố nhằm bôi nhọ người khác.

2. Mạng Web hay điện thư Email không có quyền mua bán và trao đổi trái phép những hình ảnh, tư liệu, phim ảnh qua cổng xuất hành của mình.

3. Mạng Web hay điện thư Email không có quyền gởi bài cho độc giả mà trong đó có các loại vi trùng điện tử nhằm phá hoại máy vi tính người khác.

4. Mạng Web hay điện thư Email không quyền đăng những bài mà tác giả chỉ cho tên bút hiệu hay tên giả mạo của họ.

Nếu là bàiồđược chọn đăng, Mạng Web hay điện thư Email phải yêu cầu tác giả cho tên thật của họ và thường kèm theo địa chỉ chính xác của họ. Nếu không, Mạng Web hay điện thư Email phải chịu trách nhiệm về nội dung của bài này.

5. Mạng Web hay điện thư Email không quyền đăng những bài mà nội dung mang tính chất thù hằn cá nhân, thù hằn tín ngưỡng và thù hằn dân tộc hay những bài có nội dung mang yếu tố bôi nhọ cá nhân, vi phạm đời tư và nhân quyền người khác.

Trên nguyên tắc, nếu độc giả nào đó không chấp nhận một số vấn đề trong bài viết của ai, thì độc giả này nên chỉ trích quan điểm của bài viết chứ không phải chỉ trích cá nhân họ.

Bôi nhọ cá nhân tức là hành động dàn dựng một cốt truyện hư ảo nhằm chống phá đối tượng của mình. Một thí dụ điển hình: lên án người khác là kẻ ăn cấp tiền bạc, lợi dụng danh nghĩa dân tộc, độc tài đảng trị, ngu xuẩn, thiếu kiến thức, nhát gan, v.v. là văn chương bôi nhọ cá nhân.

Ngược lại phê bình và phản đối nội dung sai lầm trong bài viết của một tác giả không phải là bôi nhọ cá nhân mà là công tác có pháp lý nhằm ồđem lại ánh sáng cho một vấn đề đã nêu ra.

Vi phạm đời tư và nhân quyền tức là hành động nêu ra vấn đề liên quan đến cuộc sống tâm linh, cuộc sống tình cảm và cuộc sống vật chất của người khác. Một thí dụ điển hình: lên án người khác là kẻ ngoại tình, cặp vợ chồng ly dị, theo tôn giáo ma tà, mê gái, đam mê rượu chè v.v. là hành động vi phạm đời tư và nhân quuyền người khác.

6. Mặc dù là Mạng Web hay điện thư Email, mỗi tác giả viết bài phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về quan điểm, mức độ chính xác trong nội dung của bài mình cũng như bản quyền của bất cứ hình ảnh, bản đồ hay tư liệu nào mà tác giã đó đã dùng để minh chứng trong bài viết của mình.

7. Mạng Web hay điện thư Email không có quyền đăng tải bất cứ hình ảnh, bản đồ, tư liệu hay bài viết của người khác mà không có sự đồng ý của họ.

8. Một khi mạng Web hay điện thư Email nào không tôn trọng một trong những điều mà qui chế đã đưa ra, cổng trung ương (như Aol, Hotmail, Yahoo, v.v.) có quyền xóa bỏ hợp thư Email hay mạng Web nói trên.

 

(Nguồn tư liệu: Harak Champaka 10: 23-1-2006)