Quảng Đại Cẩn: Trí thức Chăm hăng say bảo tồn tiếng Việt Print
Written by BBT Anakhan Champa   
Saturday, 10 March 2012 01:58
can 2
Quảng Đại Cẩn

Ngày 1-12-2010, chúng tôi có nhận bài viết của Quảng Ðại Cẩn với tựa đề “ Các trí thức Chăm trên diễn đàn điện tử đang bảo tồn tiếng Việt “ trong đó ông cho rằng: “Nhiều trí thức Cham đang hô hào và tranh giành nhau bảo tồn văn hóa Cham, bảo tồn ngôn ngữ Cham hoặc là “đấu tranh cho văn hóa Cham” v.v., nhưng họ đang hăng say ngày đêm miệt mài bảo tồn tiếng Việt, mà thực chất là đang vô tình giết chết tiếng Cham thân thương của họ. Chuyện cứ như đùa mà có thật đang diễn ra hằng ngày mạnh mẽ, vô tư và hoành tráng trên các điện thư giữa người Cham với người Cham”.

Khi đọc bài viết, chúng tôi có cảm giác rằng Quảng Ðại Cẩn đang làm nghề đọc lóm bài viết của vài nhà ngôn ngữ học Hoa Kỳ rồi lấy làm hứng thú quá để viết bài khảo luận nhằm đưa ra phương kế bảo tồn ngôn ngữ chữ viết Chăm, thì đúng hơn.

Tất cả trí thức Chăm gần nửa thế kỷ qua, ai cũng lo âu làm thế nào để tiếng nói và chữ viết Chăm được tồn tại trong thế kỷ thứ 21 này, chứ không phải riêng gì một mình ông Quảng Ðại Cẩn. Nhưng thế nào là giải pháp để tiếng nói và chữ viết Chăm còn tồn tại mới là vấn đần cần nêu ra chứng không phải như Quảng Ðại Cẩn viết quanh co : phải bảo tồn tiếng Chăm, phải viết tiếng mẹ đẻ, phải nói tiếng Chăm, phải học Akhar Thrah, v.v. để rồi tiếng Chăm tự sống lại. Nhân danh là phó Ts., Quảng Đại Cẩn không nên bỏ thì giờ để quảng cáo cho lý thuyết của ông Colin Baker, không liên hệ gì đến vấn đề ngôn ngữ của người Chăm.

Quảng Ðại Cẩn đừng quên rằng không có một người trí thức Chăm nào hôm nay đang bảo tồn tiếng Việt mà là sử dụng tiếng Việt để trao đổi hàng ngày. Ðó là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau mà một ông Pts. không thể bỏ qua được.

Nếu muốn bài viết có phần giá trị hơn, Quảng Ðại Cẩn nên bỏ ít thì giờ sang Nam Dương nghiên cứu lại tại sao dân tộc Jawa (hơn 43 triệu người) nắm toàn quyền trong tay từ hành chánh trung ương cho đến địa phương kể cả những nhân vật nằm trong một nội các một quốc gia quốc gia Nam Dương trên 240 triêu dân, một dân tộc có tiếng nói riêng và chữ viết riêng đó là tiếng Jawa, nhưng họ không tìm ra giải pháp để phát triển tiếng nói và chữ viết Jawa của họ đề rồi họ phải dùng tiếng Mã và chữ La Tinh như tiếng phổ thông trong quốc gia của họ. Chúng tôi chưa nói đến những dân tộc khác như dân tộc Sunda (30 triệu), dân tộc Bali (3 triệu), v.v. có ngôn ngữ và chữ viết riêng, nhưng không thể nào phát triển được để rồi họ phải dùng tiếng Mã trong việc giao tế hàng ngày.

Quảng Ðại Cẩn đừng quên rằng ông Susilo YUDHOYONO (Tổng Thống Nam Dương) Eyd BOEDIONO (Phó tổng thống), Marty NATALEGAWA (Bộ Trưởng Ngoai Giao), Purnomo YUSGANTORO (Bộ Trưởng Quốc Phòng), v.v. là dân tộc Jawa chính thống, mang cả tên gọi Jawa chính thống, có cả quyền lực trong tay, đang tìm cách làm sống lại tiếng mẹ đẻ Jawa của họ, nhưng vẫn chưa thành. Có chăng họ là người không biết ngôn ngữ dân tộc họ là gì hay là họ không tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề ngôn ngữ Jawa của họ bị lấn áp bởi một ngôn ngữ Mã phát triển quá mạnh để rồi tiếng Mã trở thành một thông lệ mà tất cả dân tộc Nam Dương phải dùng đến nhằm trao đổi với nhau.

Ngôn ngữ Chăm là trường hợp còn khó khăn hơn ngôn ngữ Jawa, Sunda, Bali, v.v. Thành vậy, đưa giải pháp cho vấn đề làm sống lại ngôn ngữ Chăm cần phải có một công trình nghiên cứu sâu đậm hơn, nghiêm túc hơn, chứ không phải như Quản Ðại Cẩn nói qua loa cho có lệ. Nhưng vấn đề ưu tiên hôm nay là Quảng Ðại Cẩn phải biết đọc Akhar Thrah Chăm cho vững vàng hơn và phải biết viết tiếng Chăm cho đúng chính tả hơn, trước khi dạy cho trí thức Chăm một bài học về ngôn ngữ Chăm.