Phê bình tác phẩm : « Nghi lễ cuộc đời» của Sử Văn Ngọc Print
Written by BBT Champaka.info   
Saturday, 18 January 2014 04:53
nghi le 10
Sử Văn Ngọc

« Nghi lễ cuộc đời của người Chăm » là tác phẩm do Sử Văn Ngọc thực hiện trong chương trình của Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam, ấn hành bởi Nhà Xuất Bản Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội, 2011, 375 trang. Tác phẩm tập trung 5 chương. Chương 1 : Đặc điểm chung-cư trú. Chương 2 : Đặc điểm làng, dân số, cơ cấu dòng tộc. 

Chương 3 : Đời sống kinh tế văn hóa xã hội. Chương 4 : Lễ tục cưới hỏi, hôn nhân gia đình. Chương 5 : Các lễ tục trước sau khi sinh. Trong tác phẩm này, tác giả không những nghiên cứu về « nghi lễ cuộc đời »  của người Chăm Ninh Thuận-Bình Thuận mà cả người Chăm Châu Đốc và Chăm Hroi.

 

 

Sử Văn Ngọc là trí thức Chăm xuất thân từ trường y tá điều dưỡng dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, sau đó là thành viên nghiên cứu của Trung Tâm Văn Hóa Chăm Phan Rang sau năm 1975, có tầm hiểu biết sâu rộng về ngôn ngữ chữ viết, phong tục tập quán, nghi lễ và truyền thống xã hội của dân tộc Chăm. Chính vì thế, công trình của Sử Văn Ngọc sẽ mang lại cho độc giả nhiều bổ ích và mới lạ về phong tục tập quán của đồng bào Chăm.

 

Nhìn qua nội dung của tác phẩm, chúng tôi đưa ra nhận định rằng « Nghi lễ cuộc đời của người Chăm » không phải tác phẩm nghiên cứu khoa học trong nghĩa rộng của nó, mà là cuốn nhật ký ghi lại những bản sắc phong tục tập quán của người Chăm dựa vào kinh nghiệm cuộc sống của tác giả và những tư liệu viết bằng tiếng Chăm. Chính vì thế, tác giả không đưa ra lời phân tích hay bình luận về nguồn gốc liên quan đến « Nghi lễ cuộc đời của người Chăm », mà chỉ nêu những gì đã có trong ký ức về truyền thống của dân tộc này. Chính đó là yếu tố đã biến tác phẩm « Nghi lễ cuộc đời của người Chăm », thành công trình nghiên cứu bổ ích chứa dựng nghiều nguồn tư liệu « thô » viết bằng Akhar Thrah về phong tục tập quán của dân tộc Chăm mà các nhà nghiên cứu về Champa chưa từng biết đến.

 

Đọc qua tác phẩm, chúng tôi ghi nhận một số đặc điểm sau đây.

 

1). Chế độ mẫu hệ

 

Dựa vào quan điểm nhà thơ Inrasara, hầu hết các nhà nghiên cứu Việt Nam thường định nghĩa rằng « Mẫu Hệ = Mẫu Quyền + Mẫu Cư ». Đây là quan niệm sai lầm mà Sử Văn Ngọc đã chỉnh đốn lại trong tác phẩm bằng cách đưa ra nội dung Muk Thruh Palei (trang 171-218), còn gọi là Gia Huấn Ca nhằm chứng minh rằng chế độ mẫu hệ của người Chăm không thể định nghĩa là thể chế « Mẫu Quyền  + Mẫu Cư ». Vì rằng chế độ mẫu hệ là qui chế pháp lý về tài sản gia đình sau ngày kết hôn, tức là qui chế dành cho người đàn bà có toàn quyền trên di sản của gia đình từ con cái, của cải, tiền bạc, đất đai, chứ không phải là qui chế dành cho người đàn bà có toàn quyền đối với người chồng của mình. Nội dung Muk Thruh Palei luôn luôn kêu gọi người đàn bà phải lo cho chồng từ món ăn giấc ngủ chứ không bao giờ nói đến quyền hạn cuả người phụ nữ đối với chồng là bằng chứng cụ thể.

 

2). Lam-bir

 

Lem-bir (Sử Văn Ngọc viết lambin : sai chính tả) là thuật ngữ nằm trong câu tục ngữ : Paga siam lem-bir haraik, kamei siam thaik lem-bir likei. Sử Văn Ngọc cho rằng người Chăm có hai quan điểm khác nhau về từ « lam-bir ». Theo người Chăm Việt Nam, lam-bir có nghĩa là « bội bạc, phản bội » trong khi đó tự điển E. Aymonier cho rằng lem-bir có nghĩa là « trung thành, gắn bó ».

 

Theo chúng tôi, lam-bir ám chỉ cho ý nghĩa « trung thành, gắn bó » thì đúng hơn, vì người Chăm hôm nay đang nhầm lẫn 2 thuật ngữ có cách phát âm rất gần gủi đó là :

 

Labir   (tiếng Mã : lebur) có nghĩa là « bội bạc, điếm đàng» (E. Aymonier, trang 436)

Lam-bir (tiếng Mã : hampir) có nghĩa là « trung thành, gắn bó » (E. Aymonier, trang 428).

 

Người Chăm Campuchia có câu tục ngữ :

siam binai labir phun kraik,

siam thaik lam-bir pasang

« Dàn bà đẹp bi bc cây Kraik (ám chỉ Po Rome),

đàn bà có nết na thường gắn bó với chồng »

Nếu dựa vào tục ngữ này, thì  lam-bir  có nghĩa là « trung thành » thì đúng hơn :

 

Người Chăm Việt Nam cũng có câu :

paga siam lam-bir haraik, kamei siam thaik lam-bir likei

« Rào tốt keo sơn với dây, đàn bà nết na keo sơn với chồng ».

Nếu dựa vào tục ngữ này, thì lam-bir mang ý nghĩa « trung thành » hơn là bội bạc.

 

Sự hiểu lầm về thuật ngữ lam-bir phát xuất từ người Chăm hôm nay chưa có khái niệm rỏ ràng của hai cụm từ : siam binaisiam thaik.

 

Siam binai ám chỉ cho nhan sắc bền ngoài. Chăm Việt Nam có câu :

Siam binai kamlai daok dalam rup

« Đàn bà đẹp có ma quỉ nằm trong tim »

 

Siam thaik ám chỉ cho cái đẹp của tánh tình và nết na. Chăm Campuchia có câu :

Tok kamei siam thaik

Oh thei tok kamei siam binai

« nên cưới vợ có nết na chứ không ai cưới đàn bà đẹp »

 

3). Âm dương

 

Trong tác phẩm, tác giả có bàn về hệ thống âm dương trong văn hóa Chăm. Đây là sự sai lầm, vì âm dương là triết lý của dân tộc chịu ảnh hưởng nền văn minh Trung Quốc, như người Hoa, Việt, Nhật và Đại Hàn.

 

Dân tộc Chăm không có triết lý âm dương. Bằng chứng cụ thể ngôn ngữ Chăm không có từ để ám chỉ cho « dương » và « âm ». Ngược lại, người Chăm có triết ý tanaow binai (đực-cái), lakei kumei (nam-nữ) luôn luôn đi đôi và gắn liền với nhau. Nhưng đây chỉ là triết lý Ấn Gíao có mối liên hệ với Yoni và Linga không lien hệ gì với âm dương của Việt Nam.

 

4). Chăm Hroi

 

Trong tác phẩm, Sử Văn Ngọc có bàn đến Chăm Hroi, một cụm từ mới lạ đối với chúng tôi. Dưới thời Pháp thuộc hay Việt Nam Cộng Hòa, người ta thường nhắc đến dân tộc Hroi là bộ phận tộc người ở địa phận Phú Yên. Nhưng nói đến ngôn ngữ, người ta thường xử dụng Chăm Hroi ám chỉ cho hai dân tộc có tiếng nói rất gần gủi với nhau so với tiếng Raglai và Churu chứ không ám chỉ người Chăm Hroi trong phạm trù nhân chủng học. Hay nói một cách khác, người Hroi là một bộ tộc riêng, có tiếng nói rất gần tiếng Chăm, nhưng không lien hệ gì với người Chăm về mặt tôn giáo, phong tục tập quán kể cả hệ thống tổ chức gia đình và xã hội. Tiếc rằng sau năm 1975, cụm từ Chăm Hroi bắt đầu xuất hiện, nhưng người Hroi lớn tuổi sống trong thôn làng ở vùng sâu vùng xa chỉ gọi họ là người Hroi, chứ không phải là Chăm Hroi.

 

nghi le

 

Công tình nghiên cứu của Sử Văn Ngọc chứa dựng rất nhiều tin tức mà các nhà nghiên cứu chưa từng biết đến, nhưng cách trình bày của tác phẩm rất lượm thượm và khó hiểu. Chỉ bàn về Muk Thruh Palei, tác giả đưa ra thí dụ hàng chục trang viết bằng Akhar Thrah kèm theo Latinh, thay vì đưa phần này ở đàng sau trong phần phụ lục. Cách phân bố dàn bài cũng không dựa vào khuôn khổ khoa học nào. Chủ đề của tác giả là « Nghi lễ cuộc đời của người Chăm » gồm có 375 trang, trong khi đó tác giả dùng hơn 170 trang (gần nữa cuốn sách) để giới thiệu về đặc diểm dân số, đời sống kinh tế của người Chăm, không lien hệ gì với chủ đề của tác giả đưa ra.  

 

Đặc diểm dân số, đời sống kinh tế của người Chăm, v.v. cũng cần nói đến, nhưng chỉ giới thiệu vài trang là đủ, vì mục tiêu của là phẩm là nói về « Nghi lễ cuộc đời của người Chăm »

 

Về nội dụng, tác giả vấp phải một số sai lầm về yếu tố văn hóa và lỗi chính tả của ngôn ngữ Chăm mà chúng tôi cần điều chỉnh lại.

 

1). Yếu tố văn hóa

 

• Po Klaong Garai (1151-1205), Po Dam (1435-1461)

Po Klaong Garai và Po Dam là hai vị vua huyền sử, chứ không phải người phàm tục. Chính vì thế Po Klaong Garai không thể lên ngôi 1151-1205 và Po Dam, 1435-1461. Có chăng tác giả dựa vào nội dung sách của Dorohiem và Dohamide (1965) ?

 

• Ahier « khởi đầu, phía đông »

Ahier (Á Rập : Akhir) không phải là « khởi đầu » và cũng không phải là « phía đông » như tác giả nêu ra, mà là « cuối, sau cùng ». Akhier ám chỉ cho người Chăm chấp nhận Allah là thượng đế sau cùng, tức là sau triều đại Po Rome. Awal (Á Rập : trước, khởi điểm) ám chỉ cho người Chăm theo Hồi Giáo trước tiên, tức là trước thời Po Rome

 

• Ni nhân, chàm nhân

Tác gỉa cho rằng dưới thời nhà Nguyễn, người Kinh gọi Chăm Bani là « Ni nhân » và Chăm Bà La Mông là « Chàm nhân ». Không biết tác giả dưa vào đâu để đưa ra lý thuyết này ?

 

• Hadiep = vợ, sự sống

Tác giả cho rằng Hadiep có nghĩa là « vợ, sự sống » là sai lầm. Người Chăm có 2 từ rất gần gủi về cách phát âm: Hadiep, hadiup ám chỉ « vợ, phu nhân » và hadiep, hadiup ám chỉ cho « cuộc sống », nhưng hai từ này không có chung nguồn gốc về ngữ nghĩa. Trong tài liệu hoàng gia Champa, hadiâp (có takai kâk) hay hadiup là từ ám chỉ cho « người vợ ».

 

• Hao Wa = sự sống

Tác giả cho rằng Hao Wa = sự sống là sai lầm. Hao Wa phải viết dính liền là Haowa phát xuất từ Eva (Á Rập) ám chỉ cho người đàn bà đầu tiên do thượng đế sinh ra, không liên hệ gì đến sự sống.

 

• Taleh akhar aw (lễ lại mặt)

Taleh akhar aw là « lễ trả áo » sau ngày đám cưới. Dân tộc Chăm theo chế độ mẫu hệ, tức là qui chế dựa vào khái niệm những gì phát sinh, gầy dựng sau ngày đám cưới phải thuộc về mẹ, dù là con cái, ruộng đất, của cải ngay cả quần áo. Trong ngày kết hôn, người đàn ông ra đi với bộ quần phục thuộc về gia đình của mẹ. Thành vậy, khi xong đám cưới, người đàn ông phải đem áo quần trả lại cho gia đình của mẹ, gọi là lễ « taleh akhar aw », tức là lễ trả áo chứ không phải là « lễ lại mặt » như tác giả đưa ra.

 

• Dịch phỏng đáon

Trong tác phẩm, tác giả đưa ra nhiều tư liệu Akhar Thrah Chăm thường chứa đựng nhiều từ mà người Chăm không biết nghĩa như thế nào. Thay vì đi tìm ngữ nghĩa chính xác cho từng thuật ngữ trước khi chuyễn ngữ sang tiếng Việt, tác giảo có khuynh hướng phiên dịch phỏng đoán theo sự suy nghĩ riêng tư của mình. Thí dụ :

 

Di ong kai kaih lai yama tua hah

Hởi thần Kai Kaih phép ngài thiêng

 

Aparabho ginup mada

Giàu sang sung mãng

 

Đây là phiên dịch phỏng đoán, không khoa học cho lắm, vì người Chăm hôm nay kể cả tu sĩ bô lão không biết nghĩa những từ vựng nằm trong 2 câu này, ngoại trừ ginup mada « giàu sang ».

 

2). Lỗi chính tả Akhar Thrah Chăm

 

Trong tác phẩm, tác giả vấp phải nhiều lỗi chính tả của Akhar Thrah Chăm. Nhất là từ có nguồn gốc Mã, Phạn, Á Rập, tác giả thường viết tách rời ra theo phương pháp tiếng Việt. Thí dụ, Ut tarak (Phạn : utara) « phía bắc » phải viết thành uttarak, chứ không nên tách từ này ra làm hai. Sau đây là vài lỗi lầm về chính tả :

 

Patalah > Phải viết thành : pacalah (làm xa cách)

Pathar > Phải viết thành : bithar (bất cứ)

Mbeng jang > Phải viết thành : ba-mbeng jang (Malai : gebang)

Awal > Phải viết thành : war (chuồng)

Pakhin pakan > Phải viết thành : ukhin bikal (Phạn : akinna vikala) « cấm kị »

Duis sak > Phải viết thành :  duissak (Phạn : duesa) « tội lỗi »

Urang paharat > Phải viết thành :  urang parât (Phạn : para) « người ngạoi tộc »

Akan sak > Phải viết thành :  akansak (Phạn : akassa) « không gian, trời »

Ut tarak > Phải viết thành :  uttarak (Phạn : uttara) « phía bắc »

Pur bak > Phải viết thành :  purbak (Phạn : parva) «phía đông »