Quan điểm độc giả về tác phầm: Lịch sử 33 năm cuối cùng của Champa Print
Written by BBT Champaka.info   
Saturday, 27 July 2013 02:47
10

Ngày 23-7-2013, BBT Champaka.info đưa ra bài phân tích về tác phẩm : « Vương Quốc Champa : Lịch Sử 33 Năm Cuối Cùng, 1802-1835 » do Pgs. Ts. Po Dharma thực hiện. Tác phẩm này sẽ ra mắt vào ngày 14-9-2013 tại Hoa Kỳ do Hội Đồng Phát Triển Văn Hóa-Xã Hội Champa tổ chức. Sau đây là quan điểm của một số độc giả về tác phẩm này:

 

 

 

 

Thanh Sanh Phuong

This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it

(23-7-2013)

 Lịch sử là sự thật. "Hãy biến thương đau của dân tộc Champa thành động lực của cuộc sống của Champa"... Chúng ta hãy đón nhận tài sản vô giá của dân tộc Champa sắp ra mắt tại Mỹ. Xin chân thành cảm ơn.

 

Duong Chi Mai

This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it

(24-7-2014)

chi mai 10-180x100

 Sau khi đọc bài sơ lược tác phẩm “Lịch Sử 33 năm cuối cùng của vương quốc Champa” của Po Dharma, tôi không ngủ được. Bất giác, tôi sờ vào cổ mình và nghĩ rằng, đây là một trong những cái đầu còn sống sót sau cuộc tàn sát của Minh Mệnh. Câu chuyện xưa Bà Cố tôi từng kể khi tôi còn bé xíu, nay đã được viết lên thành sách, rằng xưa người Việt đã từng chém  đầu người Chăm để gác bếp. Ba cái đầu lâu Chăm chụm lại đốt lửa cho vui! Chúng ta chỉ có thể nói ra sự thật này trên đất nước khác, chứ lúc còn ở Việt Nam, chỉ dám truyền miệng lén lút thôi.

 

Phải chăng những oan hồn mất đầu ấy đã trả báo bằng những cuộc chiến huynh đệ tương tàn, triền miên suốt hơn trăm năm qua? Cha con, anh em đấu tố nhau thời kháng chiến. Thảm sát Tết Mậu Thân. Cuộc chiến 1975 và thuyền nhân bị hãm hiếp giết hại. Có lẽ người Việt giết nhau cũng không ít hơn khi họ giết người Chăm.

 

Oan oan tương báo! Trong cuộc sống hiện tại, tôi có rất nhiều bạn Việt. Tôi yêu mến họ ngang bằng những người bạn Chăm của tôi. Và tôi không hề oán hận họ. Vì chúng ta chỉ là kẻ hậu sanh. Mọi thù hận đã lui về quá khứ. Sự thật rốt cuộc được phơi bày. Tác giả đã bỏ bao công sức để viết nên tác phẩm này. Sự thật đều cần thiết cho cả đôi bên Chăm-Việt. Chúng ta cần biết rõ chúng ta là ai. Thời cha ông chúng ta đã trải qua vấn nạn gì? Và làm thế nào để duy trì những cái đầu còn sót này? Làm thế nào để được tồn tại trên thế gian.

 

Đầu tôi cứng quá

Họ chém không đứt

Tôi mọc lại đầu

Đi sang xứ khác

Kể con cháu nghe

Nghe vẻ nghe ve

Nghe vè tàn sát

Bà con cô bác

Nhớ chuyện tích xưa

Đầu lâu chụm bếp

Oan hồn than khóc

Thấu đến trời xanh

Trời xử công bằng

Giết người bao nhiêu

Trả mạng bấy nhiêu

Mong sao hậu thế

Đừng xảy chuyện này

Chấm dứt tại đây

Xin dừng tàn sát

Xin đừng chém giết

Cùng sống an vui.

 

Vinh Thanh

This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it

24-7-2013

vinh thanh copy-180x100

Đó là sự thật biến cố của lịch sử. Bài viết của chị "Duong Chi  Mai" làm lay động con tim của mọi người khi nhìn về quá khứ đầy tan thương và mất mát của lịch sử. Nghĩa rộng của bài viết không ẩn chứa lòng hận thù dù đã dám nói lên sự thật của lịch sử. Công bằng mà nói, sau khi website www.Champaka.info hình thành là lúc bắt đầu nhiều bộ phận, mọi tầng lớp và nhiều cộng đồng thế giới biết đến dân tộc Champa nhiều hơn. Đó là thành công lớn của Ban Sáng Lập Website Champaka.info và BBT Champaka.

 

Ja Wa Pale This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it

(26-7-2013)

Bài học người Chăm mất nước

Bà con Chăm

 

Tôi là người Chăm từng sống dưới thời Cộng Hòa và chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, đã từng nghe bà cụ của tôi kể lại về tội ác của ông Minh Mạng giết hại người Chăm. Khi nghe câu chuyện này, tôi rung mình khiếp sợ, nhưng thường nghi ngờ là bà cụ tôi nói thêm bớt và nói xấu người Yuen, vì bà có biết chi mà bàn chuyện lịch sử.

 

Cũng nhờ Champaka giới thiệu tác phẩm Lịch sử 33 năm cuối cùng của ông Ts. Po Dharma tôi mới biết bà cụ tôi kể lại là sự thật của lịch sử chứ không phải là chuyện đổ tội cho Yuen. Sách này làm cho tôi sáng mắt lại về người Chăm mất nước, mất vua, mất tháp, mất lãnh thổ. Nhưng sách này cũng làm cho tôi suy nghĩ lại,  tại sao người Chăm thời đó không theo ông Minh Mạng để được sống nhưng lại theo ông Văn Duyệt để mang bao tai họa ? Tại sao người Chăm thời đó không yêu thương nhau mà lại đi Huế tố cáo nhau, gây ra cái cớ cho Minh Mạng bắt vua Chăm bỏ tù rồi xóa bỏ Champa trên bản đồ ? Thật tội nghiệp cho lịch sử người Chăm, lúc nào cũng có người Chăm tham quyền tham chức theo Yuen rồi tố cáo nhau ! Hy vọng người Chăm hôm nay nên lấy đó để làm bài học.

 

Tôi chỉ có lời cảm phục nhóm Champaka đã mang lại nhiều tư liệu lịch sử cho thế hệ hôm nay. Hy vọng ngày ra mắt sách và hội luận bản địa thành công.

 

Thành Đài

(26-7-2013)

thanh dai 10-180x100

Lời của BBT:  Quan điểm của Thành Đài rất gần gủi với quan điểm của Hà Nội cho rằng Champa đã bại vong từ năm 1471, không nên đưa ra bàn luận nữa. Đây là nguyên văn của bài viết:

 

Theo lý luận và nhận định từ lăng kính ngành lịch sử học của RIÊNG một tiến sĩ sử học gốc người Chăm, rằng là vương quốc Champa bị xóa bỏ khỏi bản đồ thế giới (tức là chính thức diệt vong) vào năm 1832 (thế kỷ 19). Ám chỉ ý nói là sự kiện lịch sử quan trọng này xảy ra đâu đó vừa mới hôm qua, hôm kia, hôm kìa gì thôi.

 

Nhưng, theo lý luận và nhận định từ lăng kính ngành chính trị học của RIÊNG một tiến sĩ chính trị gốc Chăm, cũng như theo quan điểm CHUNG của hầu hết con cháu hậu duệ Champa, dân tộc Chăm ngày nay, rằng là vương quốc Champa đã bị chính thức diệt vong vào năm 1471 (thế kỷ 15), từ khi kinh thành ĐỒ BÀN (Vijaya, trung tâm chính trị và quyền lực trung ương) của vương quốc Champa bị vua Lê Thánh Tông xua quân xâm chiếm và thôn tính hoàn toàn.

 

Sự kiện lịch sử một dân tộc, khách quan chỉ có thế thôi, thế mà suốt ngày có người nói đi rồi nói lại, nói xa rồi nói gần, và cuối cùng nói điên rồi nói khùng. Nghe hoài nghe mãi thật là ngao ngán và chán chê!

 

(Bài do Thanh Hương < This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it >, phu nhân của Thành Đài, chuyển đến bà con Chăm).