Thi sĩ Inrasara nối gót bà Thuận Thị Trụ để bôi nhọ Fulro Print
Written by BBT Champaka   
Tuesday, 13 October 2015 08:38

 

tru 10
Inrasara-T.T. Trụ

Để trù dập Ts. Po Dharma, một thành viên Fulro đứng ra  lên tiếng phê bình Ngữ Pháp Chăm của G. Moussay mà cựu dân biểu Lưu Quang Sang đưa về Việt Nam ấn hành nhưng không xin phép bản quyền, Ysa Cosiem, Chăm Châu Đốc rất thân cận với nhóm Quảng Đại Cẩn-Inrasara  dựa vào lời tuyên truyền của bà Thuận Thị Trụ (phu nhân của Inrasara) để lên án Po Dharma là người có tội với dân tộc vì đưa đồng đội Chăm vào chổ chết, vì miếng thịt trâu trong rừng Fulro. Để tiếp tay với Ysa Cosiem, Inrasara cũng lên tiếng  bằng cách đưa tác phẩm Lịch Sử Fulro của Po Dharma ra làm chủ đề để bình luận. Mục tiêu bài viết của Ysa Cosiem và Inrasara chỉ nhằm tiếp tay với đội ngũ bút chiến của Hà Nội để trù dập Po Dharma, nhân vật nằm trong danh sách đối tượng thù địch của chế độ Việt Nam hôm nay. Sau đây là quan điểm của chúng tôi về bài viết của Inrasara đăng web. Inrasara.com.

 

 

1). Inrasara: Tay sai của chế độ hay trí thức Chăm vô văn hoá?

 

Trên web của Inrasara, tác giả viết rằng:  “Liên hệ với chuyện Po Dharma viết sử Fulro. Xin nói ngay, ở đây tôi không bàn cái đúng sai hay nhận định về cá nhân Po Dharma hay phong trào Fulro, mà là nêu LÍ THUYẾT về chuyện viết sử. PD tham gia làm Fulro, rồi sau này viết các câu chuyện về Fulro. Thời gian cách quãng từ làm đến viết cũng trên dưới 40 năm (…) Anh KỂ nó cũng theo lợi ích của anh (giấu chi tiết có hại cho anh, thêm thắt chi tiết và giải thích chúng sao có lợi cho anh). Cuối cùng anh kể nó bằng NGÔN NGỮ của anh (…) Do đó, ta chỉ nên xem “sự thật lịch sử” của Po Dharma về phong trào Fulro như là câu chuyện CỦA anh, chứ không phải là lịch sử Fulro” 

 

Là một nhà văn người Chăm nỗi tiếng, đã từng viết nhiều tác phẩm, nếu Inrasara tuyên bố như vậy thì chúng tôi có quyền xếp ông vào hai thành phần sau đây:

 

•  Tay sai của chế độ

 

Có chăng Inrasara chỉ là kẻ làm tay sai cho chế độ, không đọc lịch sử Fulro của Ts. Po Dharma, nhưng cứ hùa thèo văn phong của nhóm công an rồi đưa ra bản án dành cho Po Dharma.   Vì rằng những lý luận mà Inrasara vừa nêu ra ra hoàn toàn là những lời tuyên truyền của đội ngũ công an, hể gặp trí thức Chăm ở đâu cũng lôi sách Fulro ra bàn, cho rằng đừng tin gì vào tác phẩm Lich Sử Fulro xuất bản ở Hoa Kỳ, vì nội dung của nó hoàn toàn do Po Dharma dàn dựng, viết theo trí nhớ của mình, lược bỏ đi cái xấu và để lại cái lợi về phần mình, viết để tăng bóc và tôn vinh những công trình đấu tranh cá nhân của Po Dharma mà thôi.

 

Là trí thức Chăm, Inrasara phải sống với lý trí chân chính, không nên ngheo theo lời công an rồi lên án Po Dharma, nhưng chỉ đưa ra những bằng chứng hoàn toàn vu vơ và giả tạo để lường gạt bà con Chăm. Đối với chế độ Việt Nam, Po Dharma là nhân vật phản động. Nhưng phản động nhằm chống chính sách của nhà nước Việt Nam đối với dân tộc Chăm đâu có phải là hành động mang tội lổi đối với dân tộc Chăm? Tại sao Inrasara cứ lôi tên Po Dharma ra trù dập có ích lợi gì? Chính đó mà chúng tôi ghép Inrasara vào nhóm người Chăm làm tay sai cho chế độ.  Inrasara đừng quên rằng, quốc vương Champa là Po Phaok The làm tay sai cho triều đình Huế chống lại cuộc cách mạng của Ja Thak Wa (1834-1835), nhưng cuối cùng cũng bị vua Minh Mạng tử hình kia mà !!

 

•  Trí thức Chăm vô văn hoá

 

Vô văn hoá là cụm từ quá đáng trong văn chương đối thoại. Nhưng chúng tôi không có từ nào để thay thế hầu diễn tả thái độ của Inrasara đối với Ts. Po Dharma nói riêng và những chiến sĩ Fulro đã nằm xuống nói chung.

 

Ai cũng biết, tác phẩm của Po Dharma không phải là tiểu thuyết Fulro và cũng không phải là nhật ký Fulro của Po Dharma. Nhưng đây là tác phẩm lịch sử của phong trào đấu tranh vũ trang mang tên là Fulro do Ts. Po Dharma thực hiện nhằm trình bày những biến cố quân sự và chính trị đã diễn ra trên địa bàn hoạt động của Fulro nhằm đòi quyền tự trị trên cao nguyên Champa.

 

Lịch sử Fulro do Po Dharma thực hiện là tác phẩm đầu tiên nhìn qua lăng kính của  3 nguồn tư liệu hoàn toàn khác biệt: Tư liệu Fulro còn lưu lại; Tư liệu sách báo tiếng Việt viết về Fulro nhìn theo lăng kính của Việt Nam Cộng Hoà; Tư liệu của những người Mỹ thường trình bày biến cố Fulro theo quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ.

 

Xin bấm vào đây để xem: Po Dharma nói gì trong tác phẩm Fulro

 

Tất cả những biến cố nằm trong tác phẩm Lich Sử Fulro hoàn toàn phát xuất từ 3 nguồn tư liệu này. Chính vì nguyên nhân đó, Ts. Po Dharma không viết một câu nào để ca tụng các nhà lãnh đạo Fulro, không viết một hàng nào để kể lại cuộc đời của ông trong phong trào Fulro và cũng không hề nhắc tên Po Dharma một lần nào trong tác phẩm này.Thế thì tại sao Inrasara lại tráo lời, gian dối và lừa gạt người Chăm một cách trắng trợn bằng cách dùng ngôn từ của cộng an Việt Nam để kết luận rằng:  “Ta chỉ nên xem “sự thật lịch sử” của Po Dharma về phong trào Fulro như là câu chuyện CỦA anh, chứ không phải là lịch sử Fulro”.

 

Chính đó mà chúng tôi cho rằng Inrasara chỉ là một trí thức Chăm “vô văn hoá” muốn bóp méo sự thật của lịch sử Fulro để trù dập, tẩy chay Ts. Po Dharma, như tập đoàn công an đang chủ trương hôm nay.

 

tru 5
Ts. Po Dharma

 

2). Người làm thơ nói chuyện Fulro theo phong cách thi sĩ

 

Trên web của Inrasara, tác giả viết rằng:  Về Fulro, anh [Po Dharma] cần cố gắng kể thật nhất có thể. Bởi rất nhiều người biết chuyện (…) Riêng về Fulro, tôi có rất nhiều tài liệu, đã hay chưa công bố: • Sách của Nguyễn Trắc Dĩ, và nhiều tài liệu khác đã in. • Nhiều tin đồn tôi nghe kể [và ghi] lúc tôi học ở Pô-Klong. • Huỳnh Ngọc Sắng là thầy dạy tôi Tiểu học (…) nhiều lần ông (…) kể rất nhiều chuyện về Fulro.

 

Đọc qua đoạn này, chúng tôi cho rằng Inrasara là “người làm thơ nói chuyện Fulro theo kiểu nhà thi sĩ” thì đúng hơn. Fulro là một tổ chức đấu tranh vũ trang đã từng làm rung động cả bàn cờ chính trị Đônng Dương thời đó, lôi kéo cả vương quốc Campuchia, Pháp, Mỹ và Liên Hiệp Quốc vào chiến cuộc để giải quyết vấn đề miền nam Việt Nam, trước sự đe doạ của quân đội miền Bắc, nhưng bên cạnh đó còn có lực lượng vũ trang Fulro nữa. Chính đó là trọng tâm của vấn đề mà Ts. Po Dharma đưa ra phân tích trong tác phẩm Lịch Sử Fulro, chứ không phải là những câu chuyện lăng nhăng bền lề của chiến cuộc do Huỳnh Ngọc Sắn hay vài người Chăm theo Fulro kể lại.

 

3). Nhà thơ  nói chuyện ngoại giao quốc tế theo kiểu thi sĩ

 

Chuyện Po Dharma về Việt Nam, Insrasara viết: “Ví dụ chuyện mới nhất là chuyện anh về Việt Nam mà ai cũng biết, anh viết: “tôi từ chối về Việt Nam để hợp tác với chế độ hay trở về thăm quê cha đất tổ của mình..”. (..) Từ 1992-94, theo tôi biết [vì tôi có gặp] ít nhất anh về Việt Nam 4 lần”.

 

Ts. Po Dharma là dân Pháp và làm trong phái bộ khoa học của Pháp. Po Dharma đã sang Việt Nam hơn 8 lần chứ không phải 4 lần. Nhưng sự hiện diện của Po Dharma tại Việt Nam chỉ nằm trong chương trình trao đổi khoa học giữa Cộng Hoà Pháp và Việt Nam, chứ Po Dharma không sang Việt Nam với tư cách cá nhân để thăm gia đình hay hợp tác với chế độ. Có chăng Inrasara đang lý luận theo người làm thơ chứ không phải là nhân vật có trình độ về ngoại giao quốc tế nửa. Dưới thời chống Pháp, Hồ Chí Minh cũng gởi nhiều phái đoàn Việt Minh để gặp chính quyền Pháp kia mà.

 

4). Nối gót Thuận Thị Trụ  để bôi nhọ Fulro

 

Inrasara viết: “Sau 75, tôi gặp không ít vị từ Fulro trở về kể rất chi tiết về (…) vụ “ra lệnh giết trâu và sau đó ra lệnh đi xẻ thịt trâu” khiến một số người bị giết (…) Vân vân”. Dựa vào lời kể này, Inrasara lập đi lập lại bài viết của Ysa Cosiem cho rằng Po Dharma là người có tội với dân tộc Chăm, vì đưa đẫy người đồng đội vào chổ chết.

 

tru 2
Inrasara và phu nhân Thuận Thị Trụ

 

Chuyện đụng chạm với quân Việt Công để bắn con trâu là một trong hàng ngàn cốt chuyện đã xãy ra trên chiến trường Fulro. Và câu chuyện này không có ai nhắc đến trong tài liệu Fulro ngoại trừ bà Thuận Thị Trụ, tức là phu nhân của Inrasara, sau ngày giải phóng Saigon 1975, dấn thân làm nghề tay sai của công an, đem chuyện “bắn con trâu” thêu dệt thêm để kể lại cho bà con Chăm nghe với mục tiêu là trù dập Po Dharma mà thôi. Và hôm nay Inrasara lập lại vấn đề này. Điều này đã chứng tỏ rằng Inrasara là trí thức Chăm không chân chính, chỉ tin những gì vợ mình kể lại rồi lên án Po Dharma là người có tội với dân tộc. Inrasara đừng quên rằng đây chỉ là cốt chuyện khôi hài, vì rằng là sĩ quan Fulro ra lệnh cho lính đánh giặc bị chết, không có liên hệ gì với hành động có tội với dân tộc. Võ Nguyên Giáp là nhà tướng ra lệnh cho quân lính ra chiến trường tết Mậu Thậm năm 1968, chết hàng ngàn chiến sĩ. Thế thì Võ Nguyên Giáp cũng là người có tội với dân tộc hay sao?

 

5). Thuận Thị Trụ là ai?

 

Thuận thị Trụ là phụ nữ Chăm thôn Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận), đã tham gia phong trào Fulro trước năm 1968. Trong tổ chức Fulro, cô ta chỉ là một người cán bộ cầm súng đánh giặc cũng như bao chiến sĩ khác. Sau ngày giải phóng Saigon vào năm 1975, Thuận Thị Trụ trở thành nhân vật nỗi tiếng trong chế độ cộng sản, không phải vì lòng  trung thành với cuộc đấu tranh Fulro mà là bịa ra bao cốt truyện để bôi nhọ, phỉ báng và trù dập Fulro hầu lấy lòng công an việt cộng. Dựa vào những lời khai của Thuận Thị Trụ, công an ghi thành sách ấn hành vào năm 1982 mang tựa đề là “Fulro” và tái bản năm 1983 với tên gọi “Fulro: Tập đoàn tội phạm”.

 

Trong tác phẩm này, Thuận Thị Trụ với bút hiệu là Thuận Thị Trúc còn khai với công an bao chuyện tình lăng nhăng và lãng mạng  dưới thời Cộng Hoà giữa cô ta và hai người đàn ông Đàng Năng Giáo và Huỳnh Ngọc Sắng, tức là hai nhân vật tìm cách chinh phục trái tim của bà và quyến rủ bà bỏ quê hương để sang Campuchia theo tổ chức Fulro.

 

tru 6
Huỳnh Ngọc Sắng, ngồi chính giữa đeo gương

 

Khi sang Campuchia, Thuận Thị Trụ muốn làm công chúa Tây Thi, dùng nhan sắc để làm cho hai người tình đầu của mình phải điêu đứng. Vì quá ghen tuông với Huỳnh Ngọc Sắn, Đàng Năng Giáo phải đâm đầu tự tử, làm chấn động cả trung ương Fulro. Để giải quyết vấn đề, Fulro đưa Đàng Năng Giáo về thủ đô Nam Vang, Thuận Thị Trụ bị giam lõng tại một làng của Chăm ở Campuchia còn Huỳnh Ngọc Sắn trở về phục vụ tại văn phòng thường trực Fulro ở Banmethuot.  Thế là 3 người 3 nơi để êm đi khúc tình lãng mạng và bẩn thỉu làm phiền hà đến tổ chức Fulro.

 

Sau ngày thất thủ của các chiến khu Fulro ở tỉnh Mundulkiri vào năm 1970, tất cả đoàn quân của Fulro rút lui về Nam Vang. Thế là 3 nhân vật Đàng Năng Giáo, Huỳnh Ngọc Sắn và Thuận Thị Trụ đều có mặt tại thủ đô Campuchia. Kể từ đó, Đàng Năng Giáo và Huỳnh Ngọc Sắn trở lại gây chiến để chinh phục trái tim của Thuận Thị Trụ. Les Kosem yêu cầu Thuận Thi Trụ phải chọn một trong hai nhân vật này để làm chồng. Kết quả, Thuận Thị Trụ chọn Đàng Năng Giáo vào năm 1970, còn Huỳnh Ngọc Sắn phải về Việt Nam hoạt động để chấm dứt chuyện tình lăng nhăn và lôi thôi này. Một năm sau Trụ và Giáo sinh đứa con đầu lòng với Đàng Năng Giáo.

 

tru 4
Thuận Thị Trụ (bên trái) tại chiến khu Fulor

 

Năm 1971, Đàng Năng Giáo và Nguỵ Văn Nhuận sang Pháp du học dưới sự bảo trợ của Gs. P-B Lafont. Vài tháng sau, Đàng Năng Giáo lâm bệnh, vì quá nhớ người vợ, học hành cũng không được. Sau ngày cứu xét hồ sơ, Fulro chấp nhận Thuận Thị Trụ sang Pháp sống với Đàng Năng Giáo, nhưng chỉ đi một mình, vì Gs. Lafont không chấp nhận sinh viên Chăm sang Paris với con cái.

 

Là đàn bà nhan sắc: kamei siam binai malai daok dalam rup (đàn bà nhan sắc có bày quỉ nằm trong tim), Thuận Thi Trụ quyết định sang Pháp với chồng để rồi phải bỏ lại ở Campucbia một đứa con chưa đầy 2 tuổi, trong khí đó Chăm Campuchia đưa ra tin đồn rằng đàn bà Chăm Việt Nam đem con đi bán để theo chồng…. Sang Pháp, Thuận Thị Trụ có việc làm ở gần nhà Linh Mục Moussay còn Đàng Năng Giáo thì ở Paris với Nguỵ Văn Nhuận. Chưa đầy vài tháng sau, điện tín từ Paris cho biết, Đàng Năng Giáo đã chết vì uống thuốc tự tử. Tin này làm chấn động cả trung ương Fulro và gây bao vấn đề cho Gs. Lafont, vì công an Pháp cần biết quan điểm của Gs. Lafont về nguyên nhân tại sao Đàng Năng Giáo đã tự tử. Người Chăm chết lại làm phiền hà đến người Pháp. Tiếp theo đó, trung ương Fulro quyết định không cho phép Thuận Thị Trụ trở về Campuchia để hoạt hoạt động nữa. Vì lòng nhân ái, G. Moussay tìm cách đưa bà Trụ về Việt Nam vào năm 1974 để phục vụ trong Trung Tâm Văn Hoá Chăm của Linh Mục.

 

truq 3
Trụ ẩm con bên cạnh Đàng Năng Giáo bên phải và Nguỵ Văn Nhuận (bên phải)

 

Là chiến sĩ cầm súng chứ không phải là nhận vật nằm trong ban lãnh đạo trung ương, Thuận Thị Trụ chỉ nghe người Chăm Campuchia kể lại, sau đó bà ta thêu dệt thêm và bịa ra bao cốt chuyện để kể lại cho công an Việt Nam nghe về cuộc hành trình đấu tranh của Thiếu Tướng Les Kosem vô cùng chi tiết, nào là mối liên hệ của Les Kosem với chính phủ Pháp, Indonesia, nào là tình nghĩa với vua Sihanouk, nào là nhân vật phục vụ cho CIA hay những tổ chức tình báo khác trên thế giới, qua lối hành văn vừa khinh bỉ vừa châm biếm, để rồi đi đến kết luận cho rằng Thiếu Tướng Les Kosem chỉ là kẻ tham vọng muốn làm vua Champa, không ngần ngại dâng hiến cả phu nhân của mình gốc mẹ người Việt lai Ấn độ,  cho hoàng thân Sihanouk hầu đổi chát quyền lực; kết tội Les Kosem một nhà lãnh đạo Chăm chỉ biết vơ vét tiền bạc của Fulro để làm giàu cho cá nhân.

 

Hết kết tội Les Kosem, Thuận Thị Trụ còn lên án G. Mossay là Linh Mục Pháp đam mê nhan sắc, thương yêu bà mà còn để ý thêm cô Nhung (Chăm Văn Lâm, bị việt cộng bắn chế sau năm 1975), lôi Nguỵ Văn Nhuận ra bôi bác cho rằng Nguỵ Văn Nhuận báo cáo với trung ương Fulro: Đàng Năng Giáo tự tử vì ghen với Linh Mục G. Moussay. Thuận Thị Trụ cũng không chừa nhân vật tình đầu của bà là Huỳn Ngọc Sắn mà bà ghép vào tội đa tình, lừa gạt hơn 5 phu nữ Chăm, mà bà đưa ra cả tên họ, trong khi đó những người này vẫn con sống, không nghĩ đến danh giá của người khác.

 

Những gì vừa đưa ra đã chứng minh rằng Thuận Thị Trụ là người đàn bà “mua danh bán nước”, giám lên án cả Thiếu Tường Les Kosem, Linh Mục Moussay, Nguỵ Văn Nhuận, v.v. Thế thì đâu là chuyện phải bàn tới, khi Thuận Thi Trụ đưa chuyện Po Dharma bắn trâu trong rừng ra kể lể cho Chăm nghe. Tiếc rằng, một đàn bà “mua danh bán nước” nhưng Inrasara, một nhà thơ nhà văn, lại tin vào nhân vật này mới là vấn đề đáng lạ. Có chăng Inrasara cũng là nhân vật nằm trong thể loại này, vì ông ta cũng từng chê bai Po Dharma, Abd. Karim, G. Moussay là những trí thức không có trình độ về văn học, không ngần ngại bôi xấu dân tộc Chăm chỉ là những tập thể có 10 khuyết tật tồi bại, châm biếm cả vua Chế Mân là người chơi gái rồi đổi cả đất đai, phỉ nhục phụ nữ Chăm chỉ là những người đàn bà “dâm dục”, thích làm tình ở đâu cũng được, ngay trên đống cay đi nữa…..

 

tru 8
Linh Mục G. Moussay

 

Kết luận:

Theo thông lệ, mỗi lần Champaka.info đưa ra quan điểm về Nguyễn Văn Tỷ và Lưu Quang Sang, thì có sự phản hồi ngay của tổ chức đội ngũ bút chiến của Hà Nội. Sau khi ra mắt bài viết mang tựa đề: Phê bình: Ngữ Pháp Chăm của G. Moussay xuất bản tại VN năm 2015 3 tên nặc danh (nguotute, potao và chausanh) lại ló diện. Bên cạnh đó còn có hai nhân vật nữa là Ysa Cosiem và Inrasara. Nhưng không có gì có gì ngạc nhiên cho lắm khi Inrasara nói rằng: Chỉ nên xem “sự thật lịch sử” của Po Dharma về phong trào Fulro như là câu chuyện CỦA anh, chứ không phải là lịch sử Fulro”.