Po Dharma trả lời cho Cosiem về tội đưa đồng đội Fulro vào chỗ chết Print
Written by Ts. Po Dharma   
Tuesday, 29 September 2015 13:09
cosiem 10 copy
Ysa Cosiem

Kính gởi Ysa Cosiem

Ngày 26-9-2015, ông có viết trên facebook để truy nã một thành viên Fulro, vì muốn bắn một con trâu để ăn thịt, nhân vật này đã đưa đẩy “đồng đội vào chổ chết oan”. Chính vì nguyên nhân đó, ộng viết bài  với niềm hy vọng “có người biết và nêu tên” tội phạm này, vì theo ông  “nhân vật này rỏ ràng là có tội với dân tộc”.

  

Xin khẩn định với ông rằng chính tôi là nhân vật mà ông đang truy nã, vì tôi là người chỉ huy trực tiếp trong vụ bắn trâu, sau ngày chiến khu 2-Fulro ở Mundulkir bị thất thủ trước đoàn quân của Việt Công. Và sau đây là diễn tiến của những biến cố sau vụ bắn trâu, đã đưa đẩy hàng trăm đồng đội của chùng tôi phải bỏ xương máu trên chiến trường, chứ không phải vài người chết trong vụ thịt trâu như ông  nêu ra. 

 

Ngày 18-3-1970, Trung Tướng Lon Nol, lúc đó là thủ tướng Campuchia, có sự yểm trợ của thiếu tướng Les Kosem, quyết định lật đổ vua Norodom Sihanouk, vì chính sách quá thân cộng sản. Vài tháng sau, Hà Nội ra lệnh cho bộ đội Việt Cộng chiếm miền bắc Campuchia và phá vở cả chiến khu 2-Fulro nằm gần biên giới Banmethuot vào tháng 6 năm 1970.

 

Bị thất trận, Đại Tá Kasor Duot gốc Jarai, chỉ huy trưởng của chiến khu 2-Fulro ra lệnh rút quân, băng rừng về thủ đô Nam Vang vào khoảng 300 cây số. Trên đường rút lui, quá đói vì không lương thực, nhưng lại thấy đoàn trâu trong khu vực của Việt Cộng, Đại Tá Kasor Duot ra lệnh cho tôi chọn một tiểu đội đi trước để tuần thám an ninh, trong đó có người Tây Nguyên và Chăm. Khoảng một tiếng sau, chúng tôi nghe súng bắt đầu nổ vang. Đai tá Kasor Duot ra lệnh cho tôi đem quân đến nơi xem xét, gặp đoàn quân Việt Cộng, nên chúng tôi phải chống cự lại. Vì tình hình không cho phép, Đại Tá Kasor Duot ra lệnh rút quân, tiếp tục lên đường để trở về thủ đô Nam Vang. Lưu lạc và đói khác trong rừng, ngày nào chúng tôi cũng chạm súng với quân Việt Cộng, gây ra nhiều thiệt mạng cho chiến sĩ Fulro.

 

Fulro là mật trận đấu tranh vũ trang. Chỉ huy trưởng có quyền ra lệnh cho quân lính xung phong ra chiến trường, dù có chết đi nữa. Đây là qui luật quân sự chứ không phải hành động “đưa đẩy đồng đội vào chổ chết oan” như Ys Cosiem nêu ra. Vì lệnh cấp trên, tôi xung phong ra chiến trường, bị thương tích vào năm 1970 trong trận chiến chống lại bộ đôi Việt Cộng. Nhưng tôi không có quyền lên án cấp chỉ huy đưa tôi vào chổ chết.

 

Trong cuộc rút lui về thủ đô Nam Vang, chúng tôi phải đương đầu với đoàn quân của Việt Cộng hoàn toàn làm chủ tình hình ở phía bắc Campuchia. Không lương thực, đói khác và bệnh hoạn, nhưng luôn luôn kiên trì chiến đấu, không chấp nhận qui hàng trước Việt Cộng để đổi lấy mạng sống. Gần một tháng bôn ba trong rừng rậm, đoàn quân của chúng tôi bị lưu lạc vào biên giới Tây Ninh cách chiến khu 2-Fulro hơn 300 cây số. Ở đây, chúng tôi bị quân đội Hoa Kỳ bắt giữ, sau đó chở chúng tôi về Nam Vang để giao lại cho thiếu tướng Les Kosem.

 

Chiến khu 2-Fulro là nơi tập trung gần 500 chiến sĩ gốc Chăm và Tây Nguyên. Sau một tháng lưu lạc để tìm đường về Nam Vang, hàng trăm chiến sĩ của chúng tôi bị tử trận trong những trận chiến với Việt Cộng;  hàng chục chiến sĩ bị chết vì bệnh hoạn và một số người khác quyết định dùng súng để bắn vào bản thân mình cho yên phận, vì thương tích không còn sức để di chuyển, v,v. Khi đến Tây Ninh, số quân của chúng tôi chỉ còn lại chưa đầy 100 người, trong đó có tôi.

 

cosiem 20-2
Ysa Cosiem

 

Những gì  mà tôi vừa nêu ra là sự thật của lịch sử, một trong những biến cố tang thương và đau buồn nhất trong tiến trình đấu tranh của phong trào Fulro. Cũng vì tiếng gọi của quê hương Champa, hàng ngàn chiến sĩ của chúng tôi phải chấp nhận hy sinh xương máu trên bãi chiến trường, bỏ thân xác trên mồ hoang không còn ai nhằc đến, nhưng chúng tôi không bao giờ than van hay oán trách ai cả. Vì đây là nghĩa vụ của chúng tôi đối với dân tộc Champa đã mất nước.

 

Cũng vì trung thành với tổ chức Fulro, tôi vẫn  tiếp tục đấu tranh để bảo vệ danh dự của dân tộc Champa với bất cứ giá nào. Xưa kia, tôi là người lính cầm súng để chiến đấu. Hôm nay, vì thời cuộc không cho phép, tôi đã bỏ súng để cầm bút đấu tranh hầu làm một chút gì cho vương quốc Champa đã đổ nát và nói lên đâu là định mệnh sống còn của dân tộc Chăm trong thế kỷ thứ 21 này.

 

Cũng vì muốn bảo vệ cho danh dự của những chiến sĩ Fulro đã nằm xuống, tôi từ chối  về Việt Nam để hợp tác với chế độ hay trở về thăm quê cha đất tổ của mình, mặc dù ông cụ đã qua đời nhưng tôi không có mặt trong đám tang và bà cụ tuổi đã hơn 99 còn sống, nhưng tôi chưa gặp mặt. Sự quyết định này không phải tôi là người thù ghét chế độ Việt Nam hay sợ quốc gia này đưa tôi vào trại giam về tội Fulro phản động, mà là ý thức hệ đấu tranh của một đứa con Champa không còn tổ quốc. Đối với tôi, thà bỏ thân xác trên xứ lạ quê người như bao chiến sĩ Fulro khác còn hơn trở về quê hương để quì lạy trước chế độ không tôn trọng quyền cơ bản của dân tộc Chăm, đó là quyền tự quyết và tự quản trên định mệnh của mình.  

 

Tôi là đứa con Champa mất nước. Vì lời kêu gọi của Fulro, tôi tự nguyện ra chiến trường để đấu tranh với những người đồng đội và chấp nhận những thương tích trên trận địa mà dấu vết vẩn còn hiện rỏ trên thân mình của tôi. Vì rằng, Fulro đã trở thành biểu tượng linh thiêng không thể tách rời ra khỏi cuộc sống của mình. Tôi sống để làm tròn nghĩa vụ đối với Fulro và tôi chết cũng vì tên gọi của Fulro này. Không có người Chăm nào hay chế độ nào có đủ quyền lực ngăn cấm tôi đấu tranh để làm một chút gí cho quê hương Champa đã đổ nát.

 

Tôi rất ngạc nhiên khi đọc bài viết của Ysa Cosiem nhằm truy nã tôi về tội phạm giết người đồng đội Fulro. Vì trong bài này, Ysa Cosiem chỉ hùa theo lời kể của công an cộng sản đã đăng tải  trong tác phẩm “Fulro: Tập Đoàn Tội Phạm” xuất bản vào năm 1983. Trong tác phẩm này, công an tung ra hàng loạt lời khai của một người Chăm theo Fulro hiện sống tại Việt Nam để phỉ báng Thiếu Tướng Les Kosem, bôi nhọ Linh Mục Moussay, lên án Huỳnh Ngọc Sắn (thôn Mỹ Nghiệp), v.v. Trong lời khai này, công an cũng không quên lên án tôi là nhân vật giết chết người đồng đội Fulro một cách oan uỗng và vô cớ, vì vài miếng thịt trâu.

 

Dựa vào lời tuyên truyền của công an, một số người Chăm trong Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm (BBSSC), cơ quan rất thân cận với chế độ, thường lôi tên  “Po Dharma và vụ ăn thịt trâu” ra bình luận và chê bai trong những đình đám của người Chăm và kết tội Fulro chỉ là tổ chức không mang ích lợi gì cho dân tộc. Nối gót BBSSCC, nhóm Damdarachampa có trụ sở ở Hawaii (Hoa Kỳ) cũng không ngừng lên án Fulro là tập đoàn phản động qua các bài viết trên email hay đăng trong web Chamyouth.com, nay không còn nữa. Nếu tôi không lầm, Ysa Cosiem chỉ là người hùa theo lời kể của công an viết trong tác phẩm “Fulro: Tập Đoàn Tội Phạm” để đưa vấn đề Fulro ra mổ xẻ trên facebook qua phong cách hành văn vừa chê bai vừa kinh bỉ tổ chức này. Có chăng Ysa Cosiem là thành viên nằm trong nhóm của BBSSCC và Damdarachampa? Thời gian sẽ trả lời cho câu hỏi này.

 

cosiem 20-1
Bài viết của Cosiem mà độc giả gởi cho BBT Champaka.info

 

Dựa vào yếu tố vừa nêu ra, tôi có quyền nghĩ rằng bài viết của Ysa Cosiem lên án tôi và tổ chức Fulro không phải là ý kiến cá nhân của Ysa Cosiem, mà là có sự chỉ đạo trực tiếp hay gián tiếm từ nhóm công an Việt Nam trong chiến dịch đâp phá Fulro, bằng cách xử dụng người Chăm chống lại tổ chức đấu tranh của người Chăm, tức là triệt hạ cho bằng được tổ chức Fulro phản động.

 

Theo tôi biết, Ysa Cosiem là trí thức Chăm Châu Đốc hiện sinh sống tại Hoa Kỳ, một quốc gia tự do và dân chủ. Dựa vào qui chế này, Ysa Cosiem có quyền thân cộng sản hay hoạt động cho chế độ cộng sản. Đây là quyền thiêng liêng của Ysa Cosiem trong một quốc gia pháp quyền. Nhưng không phải vì thế mà Ysa Cosiem lại quay lưng với quê hương Champa đổ nát để hùa theo chế độ cộng sản một cách mù quáng nhằm chê bai, bôi nhọ và triệt hạ Fulro, môt tổ chức dù sao đi nữa, cũng đã hy sinh quá nhiếu xương máu cho dân tộc.

 

Nếu tôi không lầm, Ysa Cosiem là người Chăm chính thống và biết nói tiếng Chăm. Nhân danh là người Chăm, Ysa Cosiem có quyền không đồng tình với quan điểm đấu tranh của Fulro vì lý do gì đó, nhưng Ysa Cosiem không có quyền lột bỏ màu da và xương thịt của người Chăm mình để làm theo chỉ thị của chế độ cộng sản, bằng cách chà đạp lên chiến sĩ Fulro đã nằm xuống, cũng vì tên gọi Champa đã đổ nát này.

 

Với tư cách là thành viên Fulro còn sống xót, tôi khuyên Ysa Cosiem nên có những lời nhận xét nghiêm túc và trung thực hơn về tổ chức Fulro, một phong trào đấu tranh đã gây bao tiếng vang trên bàn cờ chính trị ở Đông Dương thời đó, để rồi hôm nay Fulro trở thành đối tượng thù địch mà chế độ cộng sản không ngừng tìm cách tẩy chay và triệt hạ với bất cứ giá nào.

 

Nếu Ysa Cosiem cho phép, tôi sẳn sàng gặp Ysa Cosiem bất cứ lúc nào và nơi nào, để tôi trả lời một cách trực diện cho những câu hỏi: Fulro là ai và Fulro có phải là tập đoàn phản động như như Ysa Cosiem nêu ra hay không?

 

Trân trọng kính chào ông.

 

Paris ngày 28-9-2015

 

Po Dharma

Thành viên Fulro hiện cư ngụ tại Pháp

 

cosiem 20-3

Đại uý Po Dharma, phó tiểu đoàn

181, lữ đoàn 5BIS-Fulro